Thứ Ba, 12 tháng 12, 2023

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

 Sáng 13-12, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp đồng chí thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh chung trước khi bước vào hội kiến. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Trước đó, chiều 12-12, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Quang cảnh cuộc hội kiến. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Trong cuộc Hội đàm cấp cao giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra ngay sau đó, hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, quan hệ hai Đảng, hai nước, những vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc. Ảnh: TRỌNG HẢI 

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Hai bên nhất trí không ngừng củng cố tin cậy chính trị, tăng cường giao lưu giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thông qua các hình thức đa dạng, linh hoạt, phát huy vai trò định hướng chiến lược của quan hệ kênh Đảng đối với tổng thể quan hệ song phương; tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh thực chất hơn, trở thành một trong những trụ cột của quan hệ song phương; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bền vững và sâu sắc hơn; tăng cường giáo dục về quan hệ truyền thống giữa hai Đảng, hai nước, thúc đẩy xây dựng nền tảng xã hội vững chắc hơn cho quan hệ hai Đảng, hai nước; tăng cường phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, vì lợi ích của hai nước và đóng góp tích cực vào lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Báo Quân đội nhân dân Điện tử sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

VŨ HÙNG-VĂN DUYÊN

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

 Sáng 13-12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp đồng chí Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến 13-12.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc hội kiến. Ảnh: TRỌNG HẢI

Đây là lần thứ ba Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Quang cảnh cuộc hội kiến. Ảnh: TRỌNG HẢI

Các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là dịp để các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai nước cùng nhau ôn lại chặng đường 73 năm của mối quan hệ láng giềng hữu nghị, từ đó đề ra những biện pháp nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, đưa quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển mới vững chắc, ổn định và bền vững hơn.

Báo Quân đội nhân dân Điện tử sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

VŨ HÙNG-VĂN DUYÊN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

 Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến 13-12 của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sáng 13-12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có cuộc hội kiến với đồng chí Tập Cận Bình tại Phủ Chủ tịch.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc hội kiến. Ảnh: TRỌNG HẢI

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 15 năm triển khai khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (2008-2023) với những bước phát triển tích cực và điểm sáng trên nhiều lĩnh vực. Những năm gần đây, Việt Nam và Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu trong đổi mới, cải cách mở cửa và đóng góp hiệu quả vào các vấn đề quốc tế, góp phần duy trì hòa bình, an ninh ở khu vực.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc tại cuộc hội kiến. Ảnh: TRỌNG HẢI
<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại cuộc hội kiến. Ảnh: TRỌNG HẢI

Cũng trong sáng 13-12, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có các cuộc hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Trước đó, ngày 12-12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân đã chủ trì lễ đón trọng thể Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Phủ Chủ tịch. Hai nhà lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng cũng có cuộc hội đàm cấp cao tại trụ sở Trung ương Đảng.

Báo Quân đội nhân dân Điện tử sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

VŨ HÙNG-VĂN DUYÊN

Việt Nam: Đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số là thước đo của sự tiến bộ

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định, đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số là thước đo của sự tiến bộ và phát triển xã hội, coi đó là một nội dung quan trọng luôn được ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Hôm nay, ngày 29/11, đoàn đại biểu Việt nam lên đường đến Thụy Sỹ nhằm bảo vệ Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) lần thứ 5 tại Kỳ họp thứ 111 của Ủy ban Công ước ở Geneve. Công ước CERD ra đời năm 1965, là một trong 9 Công ước quốc tế cơ bản nhằm bảo đảm quyền con người, quy định các thành viên phải bảo đảm quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với mọi thành viên bao gồm cả sự khác biệt về chủng tộc. Hiện đã có 181 quốc gia trên thế giới là thành viên của Công ước này.

Bà Trần Chi Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc cho biết, Báo cáo công ước CERD lần thứ 5 của Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng, Chính phủ Việt Nam về các dân tộc thiểu số như đã được ghi rõ trong Điều 5, Hiến pháp năm 2013 hoàn toàn phù hợp với định nghĩa về chống phân biệt chủng tại Điều 1 Công ước CERD; Chia sẻ những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công tác dân tộc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2023; Khẳng định cam kết của Việt Nam trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước qua những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế và bảo vệ giá trị phổ quát về quyền con người nói chung, và những nỗ lực của Việt Nam trong việc góp phần xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử nói riêng.

Năm 1982, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước CERD, từ đó đến nay đã có 4 lần bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi Công ước CERD vào các năm 1983, 1993, 2000 và 2012 và nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của các quốc gia thành viên. Việt Nam cũng nghiêm túc ghi nhận các khuyến nghị phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế và lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Trên cơ sở này, Việt Nam đã nội luật hóa, bổ sung nhiều quy định pháp luật cụ thể, xây dựng, hoạch định chính sách tạo ra một hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh nhằm bảo đảm quyền dân sự chính trị; quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của người dân tộc thiểu số.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số là thước đo của sự tiến bộ và phát triển xã hội, coi đó là một nội dung quan trọng luôn được ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đóng góp vào thành tựu chung của đất nước.

Trong những năm qua, ấn tượng nhất trong những thành tựu đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam là thành tựu bao phủ bảo hiểm y tế với gần 100% và đây là một chính sách tốt đẹp, chỉ ở Việt Nam mới có. Bên cạnh đó là các chính sách trong đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số; quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển 5 trường dự bị đại học về Uỷ ban Dân tộc quản lý nhằm tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất cho các trường này để thu hút học sinh dân tộc thiểu số theo học. Việt Nam có hệ thống gần 400 trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, mở ra cơ hội phát triển giáo dục đào tạo cho con em đồng bào dân tộc thiểu số…

Ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết: "Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV hiện nay có 89/499 đại biểu của 32 dân tộc thiểu số, đạt 17,8 % cao nhất so với các khóa Quốc hội và cao hơn tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong tổng số dân (14,6%). Đến nay đã có tổng số 52/54 dân tộc có đại diện tham gia Quốc hội qua các khóa. Đáng chú ý, Quốc hội khóa XIV ghi nhận lần đầu tiên có đại diện dân tộc Mảng (dân số dưới 5.000 người) và khóa XV ghi nhận lần đầu tiên có đại diện của dân tộc Brâu (dân số dưới 1.000 người) và dân tộc Lự (dân số 6.000 người).

Ở Việt Nam không có khái niệm dân tộc bản địa

Việt Nam là quốc gia thống nhất với 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14,1 triệu người, sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao. Khác với nhiều quốc gia đa dân tộc, các dân tộc thiểu số Việt Nam không có khu vực lãnh thổ riêng, sống xen kẽ với nhau. Trình độ phát triển về KT - XH của các dân tộc thiểu số thường thấp hơn, khó khăn hơn so với dân tộc Kinh. Đây là một vấn đề do địa bàn cư trú và lịch sử để lại. Mục tiêu của Việt Nam là bảo đảm quyền của các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Duyên hải miền Trung.

Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc hoặc kích động thù hằn dân tộc. Những hành vi phân biệt chủng tộc hoặc hỗ trợ các hoạt động gây chia rẽ, kỳ thị và phân biệt chủng tộc đều bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm, trừng trị nghiêm khắc (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật công chức, Luật viên chức, Luật Lao động, NĐ88/2015/ND-CP,…)

Ông Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh văn phòng thường trực về nhân quyền của Chính phủ cho biết, ở Việt Nam không có khái niệm dân tộc bản địa mà chỉ có có các khái niệm phổ biến là dân tộc thiểu số, dân tộc thiểu số rất ít người. Những nội dung này đã được thể hiện rất rõ trong Điều 5, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013; và tại các văn bản luật: Luật Bầu cử Quốc hội, Luật Quốc tịch, Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng Hình sự; Bộ luật Dân sự…

“Thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia lớn, dành ưu tiên cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được triển khai và đã đem lại thành quả to lớn, hiệu quả thiết thực như: Chương trình 134 hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở; Chương trình 135 phát triển KT - XH cho các xã đặc biệt khó khăn, cho đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa; Chương trình KT - XH thực hiện Nghị quyết 30a thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững cho 62 huyện nghèo trong toàn quốc…  Nhờ những chính sách và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được cải thiện rõ rệt”- ông Nguyễn Văn Kỷ cho hay.

Có thể nói, việc tham gia Công ước CERD là cơ hội để Việt Nam trao đổi, hợp tác với các quốc gia, tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ hướng đến mục tiêu tất cả dân tộc đều được thụ hưởng các quyền cơ bản của con người gồm các quyền dân sự-chính trị và quyền kinh tế-xã hội-văn hóa.

Bên cạnh đó, lợi ích của Việt Nam khi tham gia công ước CERD là được Ủy ban Công ước hỗ trợ giám sát. Thông qua “kết luận quan sát”, Nhà nước Việt Nam có thể tham khảo, áp dụng các trí thức, luật pháp quốc tế, kinh nghiệm, thực tiễn của các quốc gia thành viên trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam, tăng cường hiểu biết giữa các quốc gia và nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

Báo: VOV

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển vững chắc, ổn định, bền vững lâu dài và hiệu quả hơn

 Chiều 12-12, tại trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng và nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc sang thăm cấp Nhà nước Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (2008-2023), thể hiện tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đối với truyền thống hữu nghị, tầm vóc quan hệ song phương hiện nay cũng như triển vọng tốt đẹp trong thời gian tới của quan hệ hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng chuyến thăm là một dấu mốc lịch sử mới, đưa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước lên tầm cao mới, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

Trong bầu không khí thân tình, hữu nghị, chân thành và thẳng thắn, hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, quan hệ hai Đảng, hai nước và những vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển vững chắc, ổn định, bền vững lâu dài và hiệu quả hơn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chụp ảnh chung trước khi bước vào hội đàm. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa chúc mừng và đánh giá cao ý nghĩa lịch sử, dấu mốc quan trọng của Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc với việc xác lập vị trí “hạt nhân” của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và vai trò chỉ đạo của tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới; chúc mừng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã giành được nhiều thành tựu to lớn mới từ sau Đại hội XX đến nay; tin tưởng Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc sẽ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XX đề ra, thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ hai, xây dựng Trung Quốc thành cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.

Chia sẻ về tình hình Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay; nhấn mạnh qua nửa nhiệm kỳ của Đại hội XIII, trong bối cảnh khó khăn, thách thức đặt ra gay gắt, phức tạp hơn so với dự báo, Việt Nam đã phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ về mục tiêu, định hướng phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ này, cùng với các mục tiêu phát triển cụ thể cho các năm 2025, 2030 và 2045 được đề ra tại Đại hội XIII.

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển vững chắc, ổn định, bền vững lâu dài và hiệu quả hơn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại hội đàm. Ảnh: TRỌNG HẢI  

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại cũng như đường lối quốc phòng “4 không”; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược; ủng hộ nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa phát triển lớn mạnh, đóng góp ngày càng quan trọng hơn vào sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ trân trọng sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước của Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ vui mừng thăm lại Việt Nam, xúc động được gặp lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình, chu đáo của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc.

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển vững chắc, ổn định, bền vững lâu dài và hiệu quả hơn

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc tại hội đàm. Ảnh: TRỌNG HẢI  

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhiệt liệt chúc mừng, đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong gần 40 năm đổi mới, đặc biệt là những thành quả quan trọng, toàn diện trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, thúc đẩy sức mạnh tổng hợp và không ngừng nâng cao ảnh hưởng, vị thế quốc tế; tin tưởng dưới sự lãnh đạo kiên cường của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ lớn mà Đại hội XIII đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi hai mục tiêu 100 năm mà Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng; khẳng định Trung Quốc kiên định ủng hộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, ủng hộ Việt Nam phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhắc lại và nhấn mạnh sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Cửa khẩu Hữu nghị và trồng cây hữu nghị vừa qua chính là gửi gắm thông điệp về niềm tin và sự phát triển trong quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển vững chắc, ổn định, bền vững lâu dài và hiệu quả hơn

Quang cảnh cuộc hội đàm tại trụ sở Trung ương Đảng. Ảnh: TRỌNG HẢI  

Hai nhà lãnh đạo đã cùng nhìn lại quá trình phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước, nhất trí cho rằng tình hữu nghị truyền thống vừa là đồng chí, vừa là anh em do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cần không ngừng kế thừa và phát huy. Hai nhà lãnh đạo nhất trí đánh giá 15 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vào năm 2008 đến nay và với phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, hợp tác trên các lĩnh vực đã đạt được nhiều tiến triển tích cực, toàn diện; quan hệ hai Đảng, hai nước không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu.

Từ việc coi trọng cao độ quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, với những thành tựu của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện trong 15 năm qua và trước những yêu cầu mới, hai bên nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình.

Theo các định hướng, nguyên tắc nêu trên, hai bên nhất trí không ngừng củng cố tin cậy chính trị, tăng cường giao lưu giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thông qua các hình thức đa dạng, linh hoạt, phát huy vai trò định hướng chiến lược của quan hệ kênh Đảng đối với tổng thể quan hệ song phương. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn, trở thành một trong những trụ cột của quan hệ song phương; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bền vững và sâu sắc hơn; tăng cường giáo dục về quan hệ truyền thống giữa hai Đảng, hai nước, thúc đẩy xây dựng nền tảng xã hội vững chắc hơn cho quan hệ hai Đảng, hai nước; tăng cường phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, vì lợi ích của hai nước và đóng góp tích cực vào lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Về vấn đề trên biển, hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên cùng thực hiện tốt những nhận thức chung cấp cao, tôn trọng các lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau, không làm phức tạp thêm tình hình, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS 1982), thực hiện DOC, thúc đẩy COC phù hợp với UNCLOS 1982.

Tại hội đàm, hai Tổng Bí thư đã đi sâu trao đổi nhiều vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, điều quan trọng là các nước cùng thực hiện chính sách hòa bình, hợp tác và phát triển, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng sự bình đẳng, lợi ích chính đáng của nhau, giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, không đe dọa và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; hợp tác cùng phát triển, phối hợp ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhất trí với ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc hai bên cùng chỉ đạo, quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của hai nước tinh thần cao hơn, quyết tâm lớn hơn để thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển vững chắc, ổn định, bền vững lâu dài và hiệu quả hơn nữa trên tầm cao mới của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển vững chắc, ổn định, bền vững lâu dài và hiệu quả hơn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cùng đại biểu cấp cao hai nước xem và nghe giới thiệu về các văn kiện đã ký kết giữa hai nước. Ảnh: TRỌNG HẢI  

Sau Hội đàm cấp cao, hai đồng chí Tổng Bí thư đã cùng xem và nghe giới thiệu về 36 văn bản thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực được ký kết giữa các ban, bộ ngành, địa phương hai nước, thể hiện thành quả phong phú, toàn diện mà hai bên đạt được trong chuyến thăm lần này.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trân trọng mời và cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình dự tiệc trà. Trong không khí vui vẻ, thân tình, hữu nghị, hai Tổng Bí thư ôn lại kỷ niệm của các lần gặp gỡ, trao đổi trước đó. Hai Tổng Bí thư cùng nghe giới thiệu về các sản phẩm trà nổi tiếng của Việt Nam và nghi thức thưởng trà độc đáo của người Việt, đồng thời cũng thể hiện nét tương đồng về văn hóa giữa hai dân tộc.

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển vững chắc, ổn định, bền vững lâu dài và hiệu quả hơn
Chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. 

*Tối cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đã tổ chức chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

VŨ HÙNG - VĂN DUYÊN

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2023

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

 Trưa 12-12, chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến 13-12 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân.

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự coi trọng, ưu tiên hàng đầu của cả hai nước đối với nỗ lực đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển vững chắc, ổn định, bền vững. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên tại sân bay Nội Bài. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Cùng đi với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam có: Giáo sư Bành Lệ Viên, Phu nhân đồng chí Tập Cận Bình; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị; Bí thư Ban Bí thư, Ủy viên Quốc vụ, Phó bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an Vương Tiểu Hồng; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu; Chủ nhiệm Văn phòng Nghiên cứu chính sách Trung ương Giang Kim Quyền; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trịnh San Khiết; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Vương Văn Đào; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây Lưu Ninh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba; Cục trưởng Cục Hợp tác phát triển quốc tế La Chiếu Huy; Thiếu tướng Lý Bân, Chủ nhiệm Văn phòng Hợp tác Quân sự quốc tế, Quân ủy Trung ương; Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nông Dung.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính ra sân bay Nội Bài đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc. Cùng đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu Trung Quốc tại sân bay có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sĩ Thanh; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội; Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba.
Đại diện các tầng lớp nhân dân Việt Nam và người Trung Quốc tại Việt Nam; cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Phu nhân và Đoàn đại biểu Trung Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
 

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài. Ảnh: TRỌNG HẢI 

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Đông đảo người dân đến sân bay Nội Bài đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Theo kế hoạch, chiều nay, Lễ đón cấp Nhà nước Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Thủ đô Hà Nội. Ngay sau Lễ đón, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Báo Quân đội nhân dân Điện tử sẽ tiếp tục thông tin về chuyến thăm.

VŨ HÙNG - VĂN DUYÊN

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...