Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

Đấu tranh bác bỏ quan điểm cho rằng “chủ nghĩa Mác - Lênin hiện nay không còn phù hợp với Việt Nam”

Sau khi CNXH hiện thực ở Liên Xô và các quốc gia Đông Âu bị sụp đổ cho đến nay. Các thế lực thù địch đã và đang điên cuồng chống phá các nước XHCN còn lại mà trực tiếp là chúng chống phá vào Học thuyết Mác-Lênin, chúng cho rằng: "Học thuyết Mác là sản phẩm của giữa thế kỷ XIX, do vậy đem đặt nó trong bối cảnh thế kỷ XXI nếu không lạc hậu, thì cũng chẳng thể là khoa học"; “Chủ nghĩa Mác-Lênin là ngoại lai, bắt nguồn từ phương Tây nên không còn phù họp với Việt Nam”...

Nhưng, sự thật có phải như các thế lực thù địch chống chủ nghĩa Mác-Lênin tuyên truyền?

Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin là những nhà khoa học - những nhà cách mạng. Lý tưởng mà các ông theo đuổi là khát vọng của nhân loại tiến bộ - con người được giải phóng hoàn toàn khỏi mọi ách áp bức bóc lột, được ấm no, tự do, hạnh phúc. Lý luận của các ông chỉ giúp loài người lựa chọn điều cần và phải đi con đường dẫn tới xã hội không còn người bóc lột người, với những lực lượng tiên quyết, những điều kiện có tính chất cần và đủ, khi đứng ở ngã ba lịch sử của sự lựa chọn và phải quyết định.

Sự cần thiết, sự phù hợp, vai trò cơ sở, nền tảng tư tưởng lý luận, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với lịch sử phát triển của cách mạng thế giới và Việt Nam.

V.I.Lênin chỉ rõ: "Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác." ,"...nó kết hợp tính chất khoa học chặt chẽ và cao độ  với tinh thần cách mạng...". Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chủ nghĩa Lê-nin... không những là cái "cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản".

CNXH ở Liên Xô và Đông Âu (trước đây) sụp đổ không phải vì tư tưởng khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin không còn tính thời đại, mà là sự phá sản của một đường lối sai lầm, chẳng những sa vào quan liêu hóa, giáo điều, chủ quan, duy ý chí bắt đầu từ sai lầm trong xây dựng đường lối lãnh đạo của Đảng cầm quyền ở đó, do đi chệch khỏi chủ nghĩa Mác - Lênin chân chính, mà còn là sự xét lại và phản bội chủ nghĩa xã hội khoa học; đồng thời không thể không kể đến những âm mưu thâm độc trong chiến lược "diễn biến hòa bình" mà chính chủ nghĩa đế quốc quốc tế sử dụng. Kẻ thù của các đảng cộng sản đã lợi dụng triệt để những sai lầm trong đường lối, những khiếm khuyết không được khắc phục kịp thời trong lãnh đạo và điều hành đất nước của các đảng ở các nước đó... để mua chuộc, kích động và cổ vũ những phần tử cơ hội bên trong, khuyến khích những hành động phản cách mạng bên ngoài. Nhưng các thế lực thù địch lại đổ tội tất cả điều đó chủ nghĩa Mác-Lênin.

V.I.Lênin đã khẳng định: “Không có lý luận cách mạng, thì không thể có phong trào cách mạng”; “chỉ đảng nào được một lý luận tiên phong soi đường thì mới làm tròn vai trò chiến sỹ tiên phong”.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Phát huy truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, các tầng lớp Nhân dân Việt Nam đã đứng lên chống quân xâm lược hơn nửa thế kỷ, nhưng đã không thành công. Đầu thế kỷ XX phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản cũng lần lượt thất bại. Đất nước như không có đường ra.

Năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, với tên anh Ba ra đi tìm đường cứu nước. Sau 10 năm (1911-1920) bôn ba khắp các châu lục vừa nghiên cứu lý luận, vừa nghiên cứu thực tiễn cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến kết luận: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức”. Tiếp đến Người phải qua 10 năm chuẩn bị trên cả ba phương diện: tư tưởng lý luận, đường lối chính trị, tổ chức cán bộ để đưa tói sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930). Nói về vai trò của Đảng Cộng sản và lý luận, trong tác phẩm Đường Kách mệnh xuất bản năm 1927, Nguyễn Ái Quốc trích câu nói nổi tiếng của Lênin trong tác phẩm “Làm gì?” và Người đặt câu hỏi: "Cách mệnh, trước hết phải có cái gì?”. Và Người trả lời rõ ràng: “Trước hết cần có Đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành công... Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu; ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.

Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.

Trong bài nói chuyện với lớp bồi dưỡng đảng viên mới do Thành ủy Hà Nội tổ chức năm 1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng. Vì vậy, các cô, các chú phải chịu khó học tập lý luận Mác-Lênin, học tập đường lối, chính sách của Đảng; đồng thòi phải học tập văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ”.

Thắng lợi của Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc, cả nước cùng quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua giai đoạn phát triển CNTB, là bằng chứng thực tế đầy thuyết phục chứng tỏ rằng, học thuyết của V.I. Lênin về cách mạng XHCN trong thời đại đế quốc chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn, có cơ sở lý luận khoa học, cơ sở thực tiễn, phản ánh chính xác những nét cơ bản của thực tiễn lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX và cả hiện nay.

Những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, mang tính bước ngoặt, đặc biệt là những thành tựu của gần 30 năm đổi mới mà Việt Nam đã đạt được, một phần rất quan trọng là do Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo những tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó có Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I.Lênin trong thới kỳ quá độ lên CNXH.

Như vậy, với NEP, V.I.Lênin đã khẳng định rằng, đi lên CNXH không phải là xóa bỏ kinh tế thị trường, mà phải sử dụng kinh tế thị trường; nhưng không phải là thị trường tự do cạnh tranh TBCN, mà có sự điều tiết của nhà nước; không phải là nền kinh tế của một thành phần kinh tế độc tôn, mà là nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu V.V..

Sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, cụ thể là NEP của Lênin vào hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam được thể hiện đặc biệt rõ nét trong quan điểm, chủ trương của Đảng ta về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế: chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình., độc lập dân tộc, phát triển bình đẳng, tiến bộ của các quốc gia dân tộc, nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Xét về bản chất đó chính là sự vận dụng sáng tạo của Đảng, Nhà nước ta quan điểm của V.I. Lênin về “cùng tồn tại hòa bình” giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, vào bối cảnh trong nước và quốc tế mới hiện nay.

Như vậy, với những phân tích trên đây làm sao có thế nói rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin là “xa lạ”, là “không phù hợp” với Việt Nam được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...