Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

Cảnh giác trước luận điệu vu cáo “tự do báo chí”

Trong những năm qua, một số tổ chức có quan điểm, tư tưởng chống phá Việt Nam như:  Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), Tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ngôi nhà tự do (Freedom House), Đài Á châu tự do (RFA)... đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí”, vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận đã được nêu trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Thủ đoạn của luận điệu này thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, lợi dụng vào vấn đề tự do báo chí, những điểm khác nhau trong quy định của luật pháp Việt Nam và các nước để xuyên tạc. Từ đó nhằm làm mất niềm tin vào nền báo chí, những thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà báo chí chuyển tải. Thứ hai, cố tình đánh đồng hiện tượng để quy kết thành bản chất. Lấy sự việc một số đối tượng tự xưng là “nhà báo độc lập”, “nhà báo tự do”, blocger… vi phạm pháp luật Việt Nam để quy kết thành bản chất là Việt Nam không có tự do báo chí. Thứ ba, kích động, cổ súy, bảo trợ cho những đối tượng lợi dụng tự do báo chí nói trên để chống phá Việt Nam. Thứ tư, lợi dụng vấn đề tự do báo chí để công kích, lấy đó như một cái cớ để tổ chức phản động và tổ chức khác vốn có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với Việt Nam báo cáo, suy diễn, xuyên tạc, làm méo mó hình ảnh đất nước, con người, tình hình Việt Nam, từ đó gây sức ép lên nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao của Việt Nam.

Đằng sau luận điệu xuyên tạc Việt Nam không có tự do báo chí là ý đồ sâu xa cố tình phê phán thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hệ thống chính trị trong đời sống xã hội ở Việt Nam; cố tình ca ngợi, cổ súy, hướng lái, thúc đẩy cái gọi là giá trị “tự do, dân chủ, nhân quyền” phương Tây. Do đó, vấn đề “tự do báo chí” cần được hiểu đúng và nhận diện rõ âm mưu, ý đồ xấu để lên án, đấu tranh.

Chúng ta cần khẳng định rằng, tự do báo chí là quyền tự do cơ bản, thiêng liêng, biểu hiện cho sự tiến bộ, phát triển của xã hội. Mặt khác cũng cần hiểu tự do báo chí không phải là tự do chung chung, tự do vô bờ bến, tự do không có giới hạn mà bao giờ nó cũng phải gắn và nằm trong khuôn khổ pháp luật. Vấn đề có tính nguyên tắc trong tư tưởng lập pháp được mọi quốc gia thừa nhận, vận dụng, thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật là tự do luôn gắn liền với trách nhiệm, quyền lợi luôn gắn liền với nghĩa vụ. Trong khuôn khổ, quy tắc ấy, tự do báo chí được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ; báo chí sẽ thực hiện tốt vai trò của mình, tạo môi trường thông tin lành mạnh, là phương tiện hữu hiệu thúc đẩy phát triển xã hội, phục vụ mục tiêu tốt đẹp cho con người.

Thực tế, tự do báo chí ở phương Tây mà một số đối tượng ca ngợi, cổ súy có phải là thứ tự do không giới hạn, nằm ngoài khuôn khổ pháp luật? Theo Hiến pháp Hoa Kỳ (năm 1791) thì Quốc hội Mỹ không được phép ban hành bất cứ văn bản nào hạn chế tự do ngôn luận và báo chí. Nhưng theo nhiều văn bản pháp luật khác, ví dụ đạo luật năm 1798 thì sẽ là tội phạm nếu viết, in, phát biểu và phổ biến những văn bản sai sự thật, cố ý xúc phạm hay chống lại chính quyền. Hay như ở Ðức, các quy định cụ thể về tự do báo chí thuộc thẩm quyền của các tiểu bang. Ví như, Luật Báo chí ở tiểu bang Bavaria ghi rõ: “Chống lại các loại văn chương bẩn thỉu và độc hại là nhiệm vụ của Nhà nước và các cơ quan địa phương. Sự hưởng thụ tự do cho mỗi người đều phụ thuộc vào việc tất cả mọi người thực hiện nghĩa vụ trung thành với nhân dân, Hiến pháp, Nhà nước và luật pháp”. Ðức còn có lực lượng của các cơ quan nhà nước theo dõi sách báo, tin tức do các cá nhân và tổ chức phát tán trên mạng để thu thập tin tức và bằng chứng, khi cần thiết sẽ phục vụ cho các thủ tục xét xử hình sự… Như vậy, tự do báo chí ở phương Tây hay bất cứ quốc gia nào cũng không nằm ngoài khuôn khổ pháp luật. Hiểu tự do ngôn luận, tự do báo chí như vậy sẽ giúp nhìn nhận, đánh giá khách quan về tự do báo chí ở Việt Nam.

Thực tiễn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao là tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung, tự do ngôn luận, báo chí nói riêng đã liên tục phát triển. Tuy nhiên, bất chấp thực tế đó, các thế lực thù địch, phản động vẫn coi đây là một chiêu bài để chống phá Việt Nam. Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên hãy nêu cao cảnh giác trước luận điệu vu cáo “Tự do báo chí” của các thế lực thù địch, phản động đối với Đảng, nhà nước ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...