Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Cảnh giác với thông tin xuyên tạc trên mạng xã hội

Trong lúc tình hình dịch Covid-19 ở cả nước nói chung và TPHCM nói riêng đang diễn biến hết sức phức tạp thì người dân cùng các lực lượng vẫn nỗ lực gồng mình để chống dịch. Thế nhưng, một số đối tượng đã tung tin xuyên tạc, kích động, chia rẽ chính quyền và nhân dân vô căn cứ, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, tác động xấu đến công tác phòng chống dịch Covid-19. 

Trước đó, ngày 19-7, trên mạng xã hội lan truyền thông tin "Một người dân phẫn uất, ngay giữa đường bức bách... tự thiêu" tại đường số 2, phường Trường Thọ, TP.Thủ Đức. Đi kèm với lời bình là hình ảnh một người bị bốc cháy giữa đường. 

Thông tin trên được đăng tải chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Nhiều người bình luận với các ý kiến trái chiều về thông tin lan truyền này. Thậm chí nhiều người dân hết sức hoang mang và mong cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ sự việc. 

Ngay sau đó, UBND phường Trường Thọ, TP.Thủ Đức, TPHCM đã thông tin về vụ việc. Theo đó, lúc 14 giờ 50 ngày 19-7, UBND phường nhận được tin có vụ việc một người đàn ông dùng chất lỏng tự đốt thân thể giữa đường đối diện địa chỉ số 56 đường số 2, khu phố 8, phường Trường Thọ, TP.Thủ Đức. 

Khi đó có một đoàn xe tang đi qua đã hỗ trợ dập lửa trên thân thể của người đàn ông và dập tắt lửa dưới lòng đường. Người đàn ông trên đã được đưa đi cấp cứu ngay sau đó tại Bệnh viện Chợ Rẫy. 

Qua xác minh được biết người đàn ông tên N.M.H., sinh năm 1975, sống cùng gia đình chị gái có hộ khẩu thường trú tại đường 11, khu phố 8, phường Trường Thọ, TP.Thủ Đức. Gia đình cho biết anh N.M.H. có giấy chứng nhận khuyết tật thần kinh - tâm thần 2, thời gian qua anh N.M.H. không có mâu thuẫn với gia đình và hàng xóm. Công an cũng xác định anh N.M.H. không bị nhiễm Covid-19 như thông tin trên mạng xuyên tạc. 

Từ đầu năm 2021 đến nay, các địa phương trên toàn quốc đã tiến hành xử phạt hành chính nhiều trường hợp tung tin giả, tin sai sự thật liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Chỉ tính riêng trong tháng 7-2021, lực lượng Công an đã phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) một số địa phương xử phạt từ 5 - 12,5 triệu đồng/cá nhân tung tin đồn thất thiệt liên quan đến dịch Covid-19.

Theo gia đình, hiện tại anh N.M.H đang nằm tại Phòng hồi sức cấp cứu Khoa Bỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị vết bỏng ở đùi và ngực, bệnh lý thần kinh tái phát. UBND phường Trường Thọ tiếp tục theo dõi, liên hệ với gia đình anh N.M.H nắm tình hình để có biện pháp hỗ trợ khi cần thiết. 

Qua điều tra, công an xác định chủ tài khoản này là đối tượng Phan Hữu Điệp Anh (SN 1961, ngụ tại đường Ngô Tất Tố, phường 19, quận Bình Thạnh) nên đã triệu tập tới cơ quan công an. Qua làm việc và được sự phân tích của công an, Phan Hữu Điệp Anh đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình là đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật liên quan đến dịch Covid-19 trên tài khoản cá nhân của mình. 

"Tôi cảm thấy hết sức hối hận về hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của mình. Tôi mong nhận được sự khoan dung của pháp luật và người dân TPHCM..." Phan Hữu Điệp Anh nói. 

Anh hưởng tới công tác phòng chống dịch Covid-19 

Trong khi cả nước và TPHCM đang quyết liệt phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì một số đối tượng lại lợi dụng những thông tin, sự kiện trên mạng xã hội để xuyên tạc, bịa đặt và cố ý đăng tải các thông tin sai sự thật hòng kích động, chống phá công tác phòng chống dịch của TPHCM, chống phá Nhà nước... 

Công an TPHCM cho biết, đối với các hành vi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự của thành phố, đặc biệt là liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP thì Công an TPHCM sẽ nhanh chóng điều tra truy xét, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 

Điển hình, ngày 10-7, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin - Truyền thông) phát hiện MC V.H.P (nghệ danh Trác Thúy Miêu) có đăng bài viết trên tài khoản Facebook Phuong Vu, có dấu hiệu gây mâu thuẫn, kích động về việc các cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương triển khai nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại TPHCM. Do đó, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử chuyển vụ việc nêu trên cùng với các tài liệu liên quan tới Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM để xem xét, xử lý theo thẩm quyền. 

Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM đã ban hành quyết định xử phạt bà V.H.P (nghệ danh Trác Thúy Miêu) về việc cung cấp, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội có nội dung gây hoang mang trong nhân dân về công tác hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại TPHCM, mức phạt là 7,5 triệu đồng. 

Ngày 19-7, Theo Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam - VAFC (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông), hình ảnh lan truyền được cho là xác chết của bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM là thông tin giả mạo. Trước đó, trên mạng xã hội đang tràn lan hình ảnh xác chết của các bệnh nhân Covid-19 được cho là tại TPHCM gây hoang mang dư luận. Qua xác minh từ cơ quan chức năng TPHCM, căn cứ thông tin từ truyền thông xã hội Myanmar và Indonesia, bức ảnh trên được chụp tại bệnh viện Myawaddy, thị trấn ở đông nam Myanmar. VAFC khuyến cáo người dân và cộng đồng mạng không chia sẻ tin giả trên. Vụ việc sẽ được VAFC chuyển cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. 

Xử lý nghiêm những người đăng tải thông tin sai sự thật 

Gần đây, khi các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước ta có xu hướng gia tăng thì một số cá nhân đã lợi dụng mạng xã hội để tung tin giả về dịch Covid-19 nhằm thu hút sự chú ý, gây hoang mang dư luận. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm khắc. 

Trong những năm gần đây, vấn nạn tin giả trên các trang mạng xã hội trở nên nhức nhối và gây bức xúc cho người dân. Đặc biệt là từ khi Việt Nam có các ca mắc Covid-19 và khi cả nước đang gồng mình chống dịch, tập trung tối đa nguồn lực, sức người, sức của cho cuộc chiến với Covid-19 thì những thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 bị một số đối tượng đăng tải sai sự thật. Hầu hết những thông tin này được chia sẻ trên mạng xã hội có tác động tiêu cực vô cùng lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác phòng, chống dịch của cơ quan chức năng. 

Trong thời gian tới, các cấp chính quyền cần có những biện pháp mạnh tay hơn nữa trong việc kiểm soát vấn nạn tin giả. Cần có mức xử phạt nghiêm minh để những cá nhân, tổ chức đã và đang có ý định tung tin giả dừng ngay việc làm vi phạm pháp luật này. Bên cạnh đó, mỗi người dân hãy thể hiện là một "chiến sĩ” để giúp đỡ một phần nào đó tới các cơ quan chức năng. Người dân nên nói không với việc chia sẻ đăng tải những thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật, kích động, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, cơ quan chức năng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...