Ông Y Bome (người Ba Na, 65 tuổi) ở làng Rai, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa là một nhân chứng sống. Hoạt động cho Fulro từ trước năm 1975, sau khi Gia Lai được giải phóng, ông Y Bome đã bị bắt đưa đi cải tạo nhưng lại trốn trại và tiếp tục hoạt động Fulro cho đến năm 1999 thì nhận sự chỉ đạo từ đối tượng Ksor Kơk ở Mỹ, kêu gọi người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai tổ chức biểu tình tại Pleiku với số lượng rất đông. Sau sự kiện ngày 2/2/2001, ông bị bắt với tội danh “Phá rối an ninh”. Theo tài liệu của cơ quan chức năng, các tổ chức phản động đã dựng nhân vật này thành “Tỉnh trưởng Gia Lai” của cái gọi là “Nhà nước Degar tự trị”.
Ngày 6/3/2012, sau hơn
11 năm chấp hành án phạt, ông Y Bome trở về quê hương, quyết tâm gây dựng lại
cuộc sống. Giờ đây, khi nói về những trải nghiệm cay đắng đó, ông Y Bome vẫn hối
hận, chỉ mong sao ngày càng có nhiều người hiểu được và tránh xa những suy nghĩ
lệch lạc sai trái mà những kẻ xấu dụ dỗ để không lầm đường, lạc lối.
“Các dân tộc ở Tây
Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, nếu 54 dân tộc, ai cũng muốn xé đất nước
ra để thành lập nhà nước riêng thì làm sao có đất để ở. Tranh giành nhau đất
đai thôi cũng sẽ bất ổn, đất nước không thể phát triển. Tốt hơn hết là đừng
nghe những điều họ nói”, ông Y Bome tâm sự.
Rõ ràng, những đánh giá
tiêu cực về tự do tôn giáo ở Việt Nam trong bản phúc trình của USCIRF đã không
phản ánh đúng bản chất vấn đề cũng như tâm tư nguyện vọng của người dân Việt
Nam. Cho đến nay, Việt Nam có 25,1 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số với 55.710 chức
sắc, 145.721 chức việc. Nhà nước Việt Nam rất quan tâm trong việc thực hiện nhất
quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo
đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động (tăng 10 tôn giáo với 28 tổ
chức so với trước khi thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo).
Năm 2018 và 2019, 3 tổ
chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo: Hội thánh Tin lành Liên hiệp
truyền giáo Việt Nam, Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam, Giáo hội Các Thánh hữu
ngày sau của Chúa Giê su Ky - tô Việt Nam; 1 tổ chức được công nhận pháp nhân tôn
giáo: Giáo hội Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam.
Đối với các nhóm người
theo tôn giáo chưa được công nhận về mặt tổ chức hoặc chưa được cấp đăng ký hoạt
động, chính quyền địa phương vẫn bảo đảm tự do sinh hoạt tôn giáo cho các tín đồ
tại gia đình, điểm nhóm đăng ký với chính quyền hoặc địa điểm hợp pháp theo quy
định của Luật.
Tính đến năm 2020, khu
vực Tây Nguyên hiện có khoảng 580.000 tín đồ đạo Tin lành thuộc 33 tổ chức, hệ
phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 311 chi hội, 183 nhà thờ, hơn 1.700 điểm
nhóm được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. Tại
khu vực miền núi phía Bắc có khoảng 250.000 tín đồ đạo Tin lành đang sinh hoạt
tại 14 chi hội và hơn 1.600 điểm nhóm, trong đó chính quyền địa phương đã cấp
đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho gần 800 điểm nhóm…
Người có tín ngưỡng,
tín đồ các tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin tại gia đình, cơ sở thờ tự hoặc
điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Tổ chức tôn giáo được hoạt động theo Hiến
chương, điều lệ, được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh, sách tôn giáo; nâng
cấp, xây mới cơ sở thờ tự; mở rộng quy mô và hình thức sinh hoạt; tăng cường, mở
rộng hoạt động quốc tế…
Đặc biệt, ở Việt Nam
không có xung đột tôn giáo. Các tôn giáo chung sống hòa hợp, gắn bó đồng hành với
dân tộc. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia phong trào xã hội, từ
thiện, xóa đói giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét