Ngày nay, với khả năng giúp con người tạo dựng những mối quan hệ vượt ra
ngoài giới hạn không gian và thời gian để giao lưu, chia sẻ, mạng xã hội đã trở
thành một thứ “quyền lực” trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, từ vai trò, mục
đích của người sử dụng, mạng xã hội phát huy được một số tính năng ưu việt và
cũng sớm bộc lộ một số hạn chế cốt tử, có thể đẩy tới hiểm họa, tác động tiêu
cực tới sự phát triển xã hội, con người.
Thống kê từ các khảo sát cho biết, hiện tổng
lượng truy cập internet (in-tơ-nét) trên toàn cầu tập trung vào khoảng 150 công
ty, chủ yếu là của Mỹ, như Facebook, Google, Yahoo, Twitter. Còn tại các quốc
gia, nhất là các quốc gia đang phát triển, mạng xã hội lại trở thành thách thức
đối với quản lý hành chính và kỹ thuật. Thực tế cho thấy, khi mạng xã hội được
sử dụng vì lợi ích chung của xã hội sẽ đem lại nhiều hiệu ứng tích cực, giúp
kết nối mọi người; cũng là một kênh ma-két-tinh, kinh doanh hiệu quả, giúp nắm
bắt thông tin, và là một kênh giải trí hữu ích. Đáng chú ý, với sự ưu việt của
các thiết bị thông tin cá nhân (như điện thoại thông minh - smartphone), mạng
xã hội có khả năng tiếp cận từng cá thể ở mọi lúc, mọi nơi, có thể tạo nên “bản
sao” của đời sống thực trên “không gian ảo”.
Trên phương diện nhất định, mạng xã hội đã làm hình thành một
lớp công dân mạng làm truyền thông qua việc tự đăng tải thông tin, chia sẻ,
bình luận, giúp nâng cao nhận thức, kỹ năng, phát triển trí tuệ… Song, từ các
nguyên nhân khác nhau mà bên cạnh mặt tích cực, mạng xã hội cũng sớm bộc lộ
nhiều bất cập, tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống.
Chỉ riêng về chính trị - xã hội, mạng xã hội đã làm phức tạp, gây tai họa cho
nhiều quốc gia. Chẳng hạn, các biến động chính trị xã hội ở Bắc Phi, Trung Đông
đều có sự tham gia, hoặc chủ động, hoặc bị động của các tổ chức, cá nhân sử
dụng mạng xã hội làm công cụ để truyền bá thông tin, liên lạc và tổ chức hoạt
động. Những người tham gia cuộc bạo động đường phố vào tháng 8-2011 ở Anh, cuộc
xuống đường “chiếm phố Wall” ở Mỹ, biểu tình ở Hồng Công (Trung Quốc) gần đây,
và hoạt động tương tự tại nhiều nước khác đều sử dụng Facebook, Twitter như “vũ
khí” lợi hại để quảng bá cái gọi là “giá trị dân chủ”, thúc đẩy “cách mạng
mầu”, tổ chức lật đổ hoặc thay đổi thể chế ở một số nước.
Với Việt Nam, gần đây, mạng xã hội như đã trở thành môi trường để một số người truyền bá luận điệu sai trái, đưa ra thông tin xấu độc, gây hại, công bố phát ngôn gây thù hận; đồng thời bị một số người lợi dụng để thể hiện hành vi phản văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục, sử dụng ngôn từ tục tĩu để thóa mạ, chửi bới người không có cùng quan điểm. Một số trường hợp, khi đến với công chúng, mạng xã hội còn làm cho thông tin chính thống bị nhiễu loạn, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Có thể nói, mạng xã hội đang giống như “mê hồn trận”, làm cho con người khó phân biệt đâu là tin thật, đâu là tin giả... Và nổi lên trong đó là việc một mặt các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội để hô hào tụ tập đông người phản đối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cố gắng kích động dư luận, biến bức xúc thành bạo động, khiến sinh hoạt xã hội trở nên phức tạp; mặt khác, họ triệt để lợi dụng mạng xã hội để hình thành cái gọi là “truyền thông độc lập”, tách khỏi sự quản lý của Nhà nước; thực hiện các thủ đoạn tuyên truyền phá hoại tư tưởng, kích động tâm lý hoài nghi với chính quyền, thổi bùng bức xúc trong nhân dân để tạo điều kiện, môi trường thực hiện “cách mạng mầu”; đồng thời cổ xúy cho các luận điệu dân chủ, nhân quyền, đòi tự do biểu tình, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do tôn giáo theo quan điểm phương Tây để phục vụ cho “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Do đó, chủ động ngăn chặn hiểm họa từ mặt trái của mạng xã hội đã trở thành yêu cầu cấp thiết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả... Cụ thể như:
Với Việt Nam, gần đây, mạng xã hội như đã trở thành môi trường để một số người truyền bá luận điệu sai trái, đưa ra thông tin xấu độc, gây hại, công bố phát ngôn gây thù hận; đồng thời bị một số người lợi dụng để thể hiện hành vi phản văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục, sử dụng ngôn từ tục tĩu để thóa mạ, chửi bới người không có cùng quan điểm. Một số trường hợp, khi đến với công chúng, mạng xã hội còn làm cho thông tin chính thống bị nhiễu loạn, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Có thể nói, mạng xã hội đang giống như “mê hồn trận”, làm cho con người khó phân biệt đâu là tin thật, đâu là tin giả... Và nổi lên trong đó là việc một mặt các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội để hô hào tụ tập đông người phản đối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cố gắng kích động dư luận, biến bức xúc thành bạo động, khiến sinh hoạt xã hội trở nên phức tạp; mặt khác, họ triệt để lợi dụng mạng xã hội để hình thành cái gọi là “truyền thông độc lập”, tách khỏi sự quản lý của Nhà nước; thực hiện các thủ đoạn tuyên truyền phá hoại tư tưởng, kích động tâm lý hoài nghi với chính quyền, thổi bùng bức xúc trong nhân dân để tạo điều kiện, môi trường thực hiện “cách mạng mầu”; đồng thời cổ xúy cho các luận điệu dân chủ, nhân quyền, đòi tự do biểu tình, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do tôn giáo theo quan điểm phương Tây để phục vụ cho “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Do đó, chủ động ngăn chặn hiểm họa từ mặt trái của mạng xã hội đã trở thành yêu cầu cấp thiết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả... Cụ thể như:
Một là, tuyên truyền, giáo
dục nâng cao trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật cho mỗi người khi sử dụng
mạng xã hội. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định, vì sự lệch lạc trong nhận
thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ dẫn đến ngộ nhận, sai lầm trong
hành vi và làm cho an ninh, trật tự có thể chứa đựng mối nguy hiểm tiềm tàng.
Do đó, cần chủ động, tích cực tuyên truyền, giáo dục, giúp mọi người nhận thức
được tác động tiêu cực từ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, không vô
tình tiếp tay cho hoạt động chống phá, và các hành vi tiêu cực, phản cảm, thiếu
văn hóa trên mạng xã hội.
Quá trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao trách nhiệm, ý thức
tuân thủ pháp luật khi sử dụng mạng xã hội cần gắn chặt với tuyên truyền, thực
hiện hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư T.Ư Đảng (khóa
X) về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức
xã hội”; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của Hội nghị Trung ương 9 (khóa
XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước”; và một nội dung quan trọng được khẳng định trong Văn
kiện Đại hội XII của Đảng là: “Chú trọng công tác quản lý các loại hình thông
tin trên internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho
thanh niên, thiếu niên”; đồng thời tăng cường giám sát và phát hiện thông tin
sai phạm; đổi mới phương thức tuyên truyền của hệ thống truyền thông; cung cấp
cập nhật, thường xuyên các văn bản pháp luật cùng quan điểm chính thức của Đảng
và Nhà nước trên các phương tiện truyền thông đại chúng giúp định hướng người
sử dụng mạng xã hội trước các vấn đề nhạy cảm; xây dựng ý thức công dân và
phong cách văn hóa khi tham gia mạng xã hội.
Hai là, hoàn thiện hệ thống
pháp luật phù hợp để quản lý internet trên cơ sở hành lang pháp lý là Luật An
ninh mạng và các luật, bộ luật liên quan. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh
chóng của internet, nhất là mạng xã hội, luôn có thể xuất hiện một (những) vấn
đề mới, dễ làm cho một số quy định pháp luật trở nên lạc hậu, bất cập hoặc
không còn phù hợp, vì vậy cần thường xuyên theo dõi, khảo sát, đánh giá, nếu
cần thiết phải kịp thời điều chỉnh, bổ sung, để hoàn thiện hệ thống pháp luật,
cơ chế, chính sách,... giúp quản lý hiệu quả, vừa phù hợp với các quy tắc điều
chỉnh hành vi văn hóa trong sinh hoạt xã hội và cộng đồng, vừa theo kịp sự phát
triển của mạng xã hội với các vấn đề mới của nó. Sự tiến bộ, hoàn chỉnh của hệ
thống pháp luật ở nước ta cần phải tạo ra khung pháp lý thể hiện qua các biện
pháp quản lý đồng bộ đối với trang điện tử, mạng xã hội; thắt chặt việc tạo tài
khoản cá nhân; có điều luật xử lý người lợi dụng internet để hoạt động chống
chính quyền, lừa đảo kinh tế, tiến công các tổ chức, cá nhân... Đáng chú ý, bên
cạnh việc biểu dương, ủng hộ người tốt, đưa thông tin tốt, cũng cần phải phê
phán, răn đe người không tốt, xử lý người đưa tin xấu, độc...
Ba là, hoạch định các
giải pháp kỹ thuật bảo đảm chủ động, kịp thời, hiệu quả trong quản lý truyền
thông mạng xã hội. Giải pháp về công nghệ đưa tới các biện pháp kỹ thuật phù
hợp, theo kịp sự phát triển của internet, khuyến khích phát triển mạng xã hội
có nền tảng công nghệ trong nước, khuyến khích các cơ quan, tổ chức xây dựng
mạng xã hội nội bộ. Giải pháp về công cụ giúp quản lý, thu thập, phòng ngừa và
cảnh báo; định lượng truy cập mạng xã hội làm căn cứ để đánh giá, xây dựng và
thực hiện các chính sách quản lý nhà nước. Giải pháp về công cụ lọc giúp phát
hiện tin giả, tin sai sự thật… từ đó chủ động ngăn chặn sự lan truyền, cảnh báo
tin giả ngay từ khi xuất hiện trên mạng xã hội. Giải pháp về cơ chế phối hợp
giữa các đơn vị quản lý và doanh nghiệp giúp vào việc ngăn chặn, gỡ bỏ các
thông tin xấu độc trên internet, trực tiếp là mạng xã hội. Do đặc điểm “không
có biên giới rõ ràng” của môi trường mạng xã hội cho nên cần có phối hợp giữa
Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước và các định chế quốc tế, các nhà cung
cấp dịch vụ mạng xã hội lớn từ nước ngoài như Facebook, Google, Twitter để kịp
thời ngăn chặn, xử lý, loại trừ những nguy cơ, hiểm họa có thể xảy ra.
Bốn là, xây dựng và nâng
cao khả năng đấu tranh của lực lượng nòng cốt chuyên sâu, bởi căn cốt của vấn
đề là vai trò của con người, và đây là lực lượng quan trọng đặc biệt, là yếu tố
quyết định hiệu quả phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên internet. Vì thế,
mỗi công dân, nhất là cán bộ, đảng viên, cần thường xuyên nâng cao bản lĩnh
chính trị, phẩm chất và năng lực toàn diện; có kiến thức chuyên môn cao khi
khai thác, sử dụng internet; có năng lực tư duy phản biện với khả năng diễn
đạt, luận chiến tốt; nhiệt huyết và dũng khí, quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế
độ, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy, cần đa dạng
hóa hình thức và phương pháp đấu tranh theo hướng: thiết lập và sử dụng các
website, blog, diễn đàn, đăng tải những bài viết sâu sắc về lý luận - thực
tiễn; chủ động cung cấp thông tin, phối hợp các cơ quan báo chí để viết bài đấu
tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên internet, trực tiếp là mạng xã
hội… Qua đó, vừa vô hiệu hóa các trang mạng “độc hại”, vừa góp phần hướng dẫn
dư luận xã hội.
Việt Nam được xem là quốc gia có tốc độ phát triển rất nhanh về
internet và tính đến nay đã có hơn 60 triệu người sử dụng Facebook, chưa kể các
mạng xã hội khác, đứng thứ 18 trên thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng internet
và là một trong 10 nước có người dùng Facebook, YouTube cao nhất thế giới. Vì
vậy, việc chủ động đẩy lùi hiểm họa từ mặt tiêu cực của mạng xã hội cần huy
động sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, với sự phối hợp chặt chẽ của các tổ
chức, trước hết là cấp ủy và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, kết hợp phát
huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng. Và khi tham
gia mạng xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên,... cần xác định trách nhiệm
giữ vai trò nòng cốt, tự giác trong đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích
cực, trực diện đấu tranh với thông tin xấu độc, tạo thành phong trào rộng khắp
cùng hướng tới một văn hóa internet, trong đó có mạng xã hội, ngày càng tích
cực, lành mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét