Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến của đại biểu Quốc hội,
thực tiễn cho thấy khái niệm “người có tài năng” là rất rộng; tương ứng với mỗi
ngành, lĩnh vực thì các tiêu chí và yêu cầu đối với người có tài năng là không
giống nhau. Do đó, việc xây dựng một khái niệm chung về người có tài năng là
khó khả thi nên đã bỏ quy định này trong Luật.
Chiều 25-11, với 426/454 đại biểu có mặt tán thành,
Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán
bộ, công chức và Luật Viên chức.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vừa được Quốc hội thông qua đã không
còn định nghĩa về người có tài năng cũng như người có tài năng trong hoạt động
công vụ. Đồng thời, bổ sung, chỉnh lý quy định tại khoản 2 Điều 1 của dự thảo
Luật để thể hiện chính sách của Nhà nước trong phát hiện, thu hút, trọng dụng,
đãi ngộ người có tài năng; giao Chính phủ quy định khung chính sách trọng dụng,
đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ. Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc,
Tổng thư ký Quốc hội thì trong các phiên thảo luận tại nhóm và tổ, một số ý
kiến tán thành trong phạm vi của Luật Cán bộ, công chức chỉ nên quy định khái
niệm, khung chế độ, chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công
vụ.
Một số ý kiến đề nghị quy định trong Luật khái
niệm “người có tài năng”, chế độ, chính sách đối với người có tài năng, bao gồm
cả chính sách của Nhà nước trong phát hiện, thu hút người có tài năng; quy định
người có tài năng là người phải “vừa có đức, vừa có tài”. Một số ý kiến đề nghị
không định nghĩa về người có tài năng trong Luật vì rất khó có một khái niệm
chung, hoàn hảo về “người có tài năng”, “người có tài năng trong hoạt động công
vụ”. Có ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định khung chính sách chung về trọng
dụng, đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ để làm cơ sở cho địa
phương quy định, tránh việc áp dụng Luật một cách tùy tiện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến
của đại biểu Quốc hội, thực tiễn cho thấy khái niệm “người có tài năng” là rất
rộng; tương ứng với mỗi ngành, lĩnh vực thì các tiêu chí và yêu cầu đối với
người có tài năng là không giống nhau. Do đó, việc xây dựng một khái niệm chung
về người có tài năng là khó khả thi nên đã bỏ quy định này trong Luật. Đồng
thời, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên
chức cũng quy định phương thức tuyển dụng công chức, quy định việc tuyển dụng
công chức thông qua thi tuyển là cần thiết. Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã sửa
đổi, bổ sung làm rõ các trường hợp thuộc diện xét tuyển công chức, trường hợp
được tiếp nhận vào làm công chức không qua thi tuyển. Quá trình tổ chức thực
hiện đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra,
kiểm tra kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu bị xử
lý kỷ cũng được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Quy định cụ thể về hình thức xử lý kỷ
luật, trong đó hình thức “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” là để bảo đảm thống
nhất với hình thức kỷ luật theo quy định của Đảng. Cụ thể, quy định xử lý kỷ
luật đối với tất cả cán bộ, công chức đã nghỉ việc nghỉ hưu nhằm bảo đảm sự
công bằng, nghiêm minh của pháp luật, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, trong đó có cán bộ, công chức giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét