Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN THÀNH QUẢ DÂN CHỦ VÀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆT NAM



 Trong thời gian qua, trước những khó khăn về kinh tế-xã hội chưa được giải quyết và những diễn biến phức tạp trong khu vực… lợi dụng tình hình này, những kẻ cơ hội chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã xuyên tạc tình hình, hòng bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội Việt Nam…

Họ viết và tán phát trên mạng rằng: "Đàn áp về nhân quyền ở Việt Nam ngày càng gia tăng"; "các quyền của người dân, trong đó có dân chủ, quyền lập hội, biểu tình… không được thực hiện, trái lại ngày càng bị bóp nghẹt...". Vậy dân chủ và quyền con người là gì? Những quyền này đã và đang được bảo đảm ở Việt Nam như thế nào?
Theo quan niệm chung, dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình bầu ra... Đó là các cơ quan quyền lực và chính quyền các cấp.
Về hình thức, hoặc mô hình dân chủ gồm có các dạng-dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp. Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của chế độ dân chủ là thiết lập và duy trì nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số”, đồng thời thừa nhận quyền tự do về chính trị và quyền bình đẳng về giới tính, về dân tộc, về vị thế chính trị-xã hội của mọi công dân. Trong đó gồm cả quyền được bảo lưu của cá nhân.
Có thể nói, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản mở đầu từ thế kỷ 16, với các cuộc cách mạng điển hình như: Hà Lan năm 1581 (mở đầu); Anh năm 1689; Mỹ năm 1766; Pháp năm 1789 đã mở ra một nền dân chủ tư sản, trong đó bao gồm đầy đủ các nhân tố của dân chủ. Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một chế độ dân chủ mới. Đó là dân chủ XHCN, nền dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo hướng đến lợi ích và sự bình đẳng cho mọi người. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, do tác động của chủ nghĩa xã hội, phong trào giải phóng dân tộc ra đời, trong đó có Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam. Chế độ dân chủ sau Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là chế độ dân chủ nhân dân hướng theo con đường xây dựng xã hội XHCN. Có thể xem các nền dân chủ: Dân chủ tư sản, dân chủ XHCN, dân chủ nhân dân là 3 chế độ-3mô hình dân chủ trên thế giới. Mỗi một chế độ dân chủ nói trên đều có những thiết chế khác nhau, nhưng tựu trung đều có những yếu tố sau: 1) Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân (bao gồm tất cả các thành viên xã hội); 2) Bầu cử tự do và theo nhiệm kỳ bầu ra các cơ quan, người lãnh đạo nhà nước; 3) Quyền lực của nhà nước được chia ra làm 3 nhánh: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi cơ quan trên có một chức năng riêng; 4) Hiến pháp và pháp luật được xem là tối thượng; 5) Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được tôn trọng và bảo đảm.
Thực tế cho thấy, chế độ dân chủ trên thế giới có nhiều mô hình. Chế độ dân chủ ở Hoa Kỳ có đặc trưng là luôn có hai đảng chính trị thay nhau lãnh đạo cầm quyền; công dân, trong các cuộc bầu cử bị chia thành hai loại “đại cử tri” và cử tri thường. Đặc trưng nền dân chủ của Việt Nam là tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; chế độ dân chủ của Việt Nam dựa trên hệ thống chính trị các cấp-đó là chế độ sinh hoạt của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; là tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc và của các đoàn thể xã hội luôn luôn được tôn trọng. Ở đây tiếng nói, nguyện vọng của người dân được bảo đảm thông qua các đại diện của mình.
Một trong những đặc trưng của nền dân chủ ở Việt Nam là chế độ dân chủ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và cầm quyền. Tuy nhiên, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc: “1. Đảng Cộng sản Việt Nam-đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". (Điều 4, Hiến pháp 2013).
Ngay từ khi cách mạng thành công (tháng 8-1945) cho đến thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến dân chủ ở cấp cơ sở. Còn nhớ, sau sự kiện nông dân ở tỉnh Thái Bình tụ tập đông người đi khiếu kiện gây ách tắc giao thông (năm 1997); một số nơi, nông dân còn tấn công, đập phá trụ sở cơ quan công quyền. Sau khi khảo sát, nghiên cứu, khi ấy, Tổng Bí thư Đỗ Mười cho rằng: Tình trạng gây mất trật tự nói trên bắt nguồn từ sự vi phạm quyền dân chủ của người dân. Theo đó. Tổng Bí thư Đỗ Mười chỉ đạo ban hành Chỉ thị số 30 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở gồm: Bảo đảm để mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước…; có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ... của chính quyền, cơ quan, đơn vị;  có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn; cơ chế để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp và thông qua, gồm: Mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan,…
Sau Chỉ thị 30, Chính phủ đã luật hóa bằng nghị định của Chính phủ. Dựa trên chỉ thị và nghị định về dân chủ, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hàng trăm văn bản nhằm bảo đảm quyền dân chủ của người dân ở cơ sở, bao gồm cả quyền dân chủ của cán bộ, công chức, của cán bộ, nhân viên ở các doanh nghiệp… Cho đến nay, chế độ dân chủ ở Việt Nam đã và đang được thực hiện nghiêm túc ở các cấp, từ cơ sở xã phường, cơ quan, cho đến Quốc hội. Tất cả những vấn đề từ đời sống thường nhật cho đến vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ đều được người dân quan tâm và có quyền tham gia. Chẳng hạn, hiện nay vấn đề nguồn nước sạch, thực phẩm an toàn, bảo vệ quyền trẻ em... từng là những chủ đề “nóng” trên diễn đàn Quốc hội. Gần đây, vấn đề Biển Đông là chủ đề được Quốc hội Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Ngày nay, nói đến chế độ dân chủ và quyền con người (QCN) thì không thể không nói đến quyền sử dụng internet và mạng xã hội. Việt Nam chính thức nối mạng internet từ năm 1997. Từ năm 2010, đường truyền internet ở Việt Nam được chuyển từ dây cáp đồng sang cáp quang. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay, Việt Nam đã có 858 cơ quan báo chí in; 105 cơ quan báo điện tử; 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 66 đài phát thanh, truyền hình. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn báo chí lớn. Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong đó có các kênh nổi tiếng, như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg... Hiện có tới 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận thông tin từ các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,...
Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đều có chương trình tiếp xúc cử tri. Những cuộc tiếp xúc cử tri được các đài phát thanh, truyền hình đăng tải rộng rãi. Nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri ngày nay không chỉ là những vấn đề sinh kế, điều kiện sinh hoạt của người dân, tham gia vào các dự thảo luật, mà cử tri còn đặc biệt quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước, các chủ trương trong chính sách đối ngoại... 
QCN là các nhu cầu về vật chất và tinh thần-từ nhu cầu về dân sự, chính trị, đến kinh tế-xã hội và văn hóa được luật hóa và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ. Xét về lịch sử, QCN chỉ đến với dân tộc Việt Nam khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Các Hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 2013 đã quy định về QCN. Nội dung những quy định này hoàn toàn tương thích với luật quốc tế về QCN. Hiến pháp 2013 đã dành cả một chương để quy định về QCN. Trong đó, Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các QCN, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; QCN, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Kiểm soát quyền lực của nhân dân không chỉ là nguyên tắc của chế độ ở Việt Nam mà còn là động lực của sự phát triển. Trong xã hội ở Việt Nam ngày nay, nguyên thủ cũng có trách nhiệm trả lời những vấn đề người dân quan tâm. Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hà Nội sáng 15-10, trả lời ý kiến của cử tri quan tâm về vấn đề chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Chúng ta phải giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nhưng không nhân nhượng vấn đề lãnh thổ, độc lập, chủ quyền”.
Những ý kiến xuyên tạc, phủ nhận thành tựu về dân chủ và QCN có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nhận thức không đầy đủ về dân chủ và QCN… Ở nhiều quốc gia phương Tây, dân chủ thường gắn với các hoạt động chống chính phủ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs)… Đó là các cuộc tụ tập đông người, phá hủy các công trình công cộng, xúc phạm cá nhân, quan chức từ cấp thấp cho đến tổng thống. Quyền tự do báo chí cũng có nội dung tương tự… Trách nhiệm của người đưa tin, của cơ quan quản lý báo chí thường rất nhẹ. Vì vậy dùng tiêu chí dân chủ, nhân quyền của phương Tây để xem xét, đánh giá chế độ dân chủ và QCN của Việt Nam là một sai lầm về chính trị và thiếu sót về phương pháp luận.
Không phủ nhận rằng trong quá trình quản lý xã hội, Việt Nam còn có những khiếm khuyết, trong đó có việc bảo đảm quyền dân chủ của người dân. Ở địa phương này, địa phương khác vẫn còn có hiện tượng lợi ích của người dân chưa được tôn trọng, bảo đảm, nhất là trong vấn đề đất đai. Đây là vấn đề lớn mà các cấp ủy và chính quyền cần đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, cần nhận thức đúng, về mặt nguyên tắc, nền dân chủ của Việt Nam là một nền dân chủ có kỷ cương, có tổ chức, có hệ thống. Trong xã hội Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ, nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật và giữ vững sự ổn định xã hội. Bảo đảm dân chủ và QCN vừa là quyền, vừa là mục tiêu hướng đến của chế độ… vì vậy mỗi chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền dân chủ và QCN theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Theo TS CAO ĐỨC THÁI (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)


KHÔNG NÊN CỔ SÚY CHO TRÀO LƯU SAI TRÁI



Giữ vững nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ là mục đích tối cao, xuyên suốt trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Để hoàn thành mục đích đó, có rất nhiều chiến lược, sách lược, song bất kể trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ được thực hiện liên minh với nước này để chống nước kia như các thế lực phản động, thù địch đã và đang ra sức kêu gào, cổ súy.

Liên minh quân sự với Mỹ hay Trung Quốc đều không phải là thượng sách trong một thế giới đầy biến động như hiện nay. Bởi hiện nay, với sự nổi lên mạnh mẽ của trào lưu dân túy, các nước đều đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc mình lên trên hết, lên trước hết. Winston Churchill (cựu Thủ tướng Anh) từng tuyên bố: “Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn”. Câu nói đó thật chính xác trong hoàn cảnh hiện nay.
Dựa vào Mỹ để chống lại Trung Quốc hay ngả theo Trung Quốc để đối địch với Mỹ đều là sai lầm rất tai hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bởi, một khi chiến tranh xảy ra thì đều để lại những di chứng không thể khắc phục một sớm một chiều đối với cả kẻ thắng lẫn người thua. Đó là sự hy sinh, mất mát về con người, thiệt hại to lớn về kinh tế và bất ổn xã hội. Về điều này, Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết. Mặt khác, ngày nay khi chiến tranh xảy ra, không có bất kỳ quốc gia nào lại liều lĩnh, dại dột ra mặt giúp nước này chống lại nước kia. Thực tế của Philippines là bài học xương máu, cảnh tỉnh cho chúng ta. Philippines là đồng minh thân cận, lâu năm của Hoa Kỳ, song Hoa Kỳ đã “ngoảnh mặt làm ngơ” khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm bãi cạn Scarborough vào năm 2012. Chính Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ngày 6-7-2019 đã phát biểu: “Các người (Mỹ) hãy mang chiến đấu cơ, chiến hạm đến biển Đông. Nổ phát súng đầu tiên và chúng tôi sẽ theo sau. Cứ làm đi, hãy chiến đấu cùng nhau... Chúng ta có hiệp ước phòng thủ chung kia mà. Vì thế, hãy sử dụng nó đi. Các người muốn rắc rối à? Được thôi, hãy chiến đấu cùng nhau”, đồng thời chỉ trích Mỹ về điều mà ông gọi là “lúc nào cũng thúc đẩy Philippines... biến tôi thành mồi nhử”. Vì vậy, chỉ có dựa vào chính mình mới là thượng sách giữ nước đúng đắn nhất hiện nay.
Chính sách đối ngoại của chúng ta hiện nay là đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt, đã và đang phát huy hiệu quả trong thực tế. Đảng, Nhà nước ta luôn luôn thực hiện quan điểm, đường lối đối ngoại: Không để xảy ra xung đột, đụng độ; không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào; không đi với nước này để chống nước kia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, xã hội đất nước là mục đích tối cao. Chính sách đó đã nhận được sự ủng hộ của các quốc gia và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay chúng ta lại có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và đối tác chiến lược với cả 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Cũng không phải là sự ngẫu nhiên mà chúng ta vẫn giữ vững được nền hòa bình, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ trong khi nhiều quốc gia khác đã và đang bị xâm phạm, trở thành thuộc địa thế hệ mới như Iraq, Afghanistan hay Lybia... Chỉ có thể kết luận rằng, chúng ta có được những thành quả to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay chính là nhờ thực thi chính sách đối ngoại khôn khéo, không dựa vào nước này để chống lại nước kia.
Việt Nam là quốc gia đất không rộng, người không đông, quy mô nền kinh tế nhỏ. Thử tưởng tượng nếu chúng ta liên minh với “những gã khổng lồ” là Mỹ (GDP năm 2018 xấp xỉ 19.000 tỷ USD) hay Trung Quốc (GDP năm 2018 gần 15.000 tỷ USD) thì chúng ta có đủ lực về kinh tế để có thể chơi một cách sòng phẳng với họ hay không? Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn luôn đòi hỏi các đồng minh phải có trách nhiệm, làm tròn nghĩa vụ tài chính trong các hoạt động chung với Mỹ. Nếu không sòng phẳng được, thì sớm hay muộn cũng bị họ coi thường hoặc phải chấp nhận để họ tài trợ, mở hầu bao, lúc đó không còn là đồng minh nữa, mà trở thành 1 chư hầu không hơn không kém. Vậy thì, độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ có giữ được không? Đã là đồng minh thì phải cho họ đặt căn cứ quân sự, cho họ bố trí binh lính, vũ khí trang bị trên lãnh thổ của mình. Tức là, mọi hoạt động của chúng ta luôn luôn bị giám sát 24/24 giờ. Điều này cũng tương tự như trong nhà của chúng ta đang chứa chấp tên giang hồ bặm trợn mà trong tay lúc nào cũng lăm lăm đao, kiếm, súng ống, không biết họ sẽ giết mình lúc nào.
Những hoạt động gần đây của Mỹ trên biển Đông như cử tàu quân sự tuần tra trong hải phận quốc tế, hay lên án, chỉ trích Trung Quốc âm mưu độc chiếm biển Đông... lại chính là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy Trung Quốc có cớ để quân sự hóa biển Đông. Chúng ta không phản đối những hành động phù hợp luật pháp quốc tế của Mỹ trên biển Đông, song không vì thế mà tỏ thái độ tung hô quá mức Mỹ. Làm như vậy chỉ có hại chứ không có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định lâu dài trên biển Đông.
Tóm lại, trong một thế giới đầy biến động, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường hiện nay, để giữ vững nền độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc thì phải thực hiện đúng và đầy đủ “3 không”: không liên minh quân sự với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, không liên minh với nước này để chống nước khác. Chỉ có dựa vào chính mình, phân biệt rõ đối tượng, đối tác mới là cách tốt nhất, hiệu quả nhất mà thôi.

LUẬN THUYẾT MỊ DÂN



Hiện nay, phụ họa cho trào lưu đòi xét lại lịch sử vô cùng nguy hiểm của các thế lực phản động, thù địch, đã và đang xuất hiện nhiều luận thuyết nhằm giải thích, bào chữa cho cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược Việt Nam trước đây của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong đó đáng chú ý hơn cả là nhận định “Việt Nam đánh Pháp, đuổi Mỹ thực chất là đánh đuổi các nền văn minh nhân loại”.

Luận điệu này xuất phát từ những tên phản động đội lốt “nhà báo, nhà trí thức cấp tiến, tiến bộ”, những kẻ cơ hội lưu manh chính trị như Trương Huy San, Dương Hoài Linh và được bọn “ba que xỏ lá”, cùng các thế lực thù địch trong, ngoài nước và các nhà “ngụy sử” sử dụng để mị dân. Hơn nữa, chúng coi đó như một tấm bùa hộ mệnh, lời bào chữa để bảo vệ, thanh minh cho những hành động hèn nhát, bán nước hại dân của chế độ phong kiến thối nát cuối đời nhà Nguyễn, chính quyền bù nhìn Sài Gòn trước đây. Đó là luận điệu của những kẻ vong ơn bội nghĩa, “ăn cây táo, rào cây sung”, một kiểu tư duy nô lệ.
Văn minh nhân loại là thành quả lao động sáng tạo chung của loài người, chứ không phải riêng có của chủ nghĩa tư bản, không phải được hình thành trong thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa. Tư bản xuất hiện là theo quy luật phát triển tất yếu khách quan của lịch sử, là chất xúc tác, là điểm mốc để đánh dấu một bước phát triển của hình thái kinh tế, xã hội và đó hoàn toàn không phải thành tựu tự thân của tư bản. Trước khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện hàng ngàn năm, dưới chế độ cộng sản nguyên thủy hay thời kỳ phong kiến, thế giới đã chứng kiến sự phát triển rực rỡ của các nền văn minh như văn minh sông Hằng, văn minh sông Hồng (châu Á), hay văn minh Maya (châu Mỹ).
Vì vậy, có thể nói Việt Nam từ xa xưa cũng đã là một nền văn minh của nhân loại. Việc chúng ta đánh đuổi thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ, thực chất là đánh đuổi sự dã man, tàn bạo và tư tưởng áp bức, bóc lột, muốn nô lệ dân tộc khác mà thôi. Đó là hành động chính nghĩa để giành độc lập cho Tổ quốc và ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân...Do đó, nói Việt Nam đánh Pháp, đuổi Mỹ thực chất là đánh đuổi nền văn minh nhân loại là cách nói “tát bùn sang ao”, “cả vú lấp miệng em” hòng đánh lừa một bộ phận nhân dân nhẹ dạ cả tin và thiếu hiểu biết.
Với xu thế “lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết” thì sẽ chẳng ai lại dại dột từ chối, bỏ đi những mối lợi mà người khác đem lại cho mình, đó là bản chất của con người và nhân dân Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhưng, thực chất thì tất cả những gì thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ trước đây đem đến cho chúng ta có hoàn toàn là những giá trị văn minh không? Thực chất hành động đó có phải đi khai sáng văn minh cho dân tộc ta như những gì chúng từng rêu rao không? Câu trả lời chắc chắn là không!
Trước hết, hãy nói về hành động đem quân xâm lược, nô dịch một đất nước có chủ quyền của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như vậy đã là văn minh chưa, có xứng đáng là những nền văn minh của nhân loại? Rồi khi những “nền văn minh nhân loại” đó vào Việt Nam, sự thực như thế nào thì không chỉ người Việt Nam, mà cả bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều thuộc nằm lòng, rằng: Từ năm 1858 đến trước khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân ta lúc đó đã được hưởng những thành tựu văn minh gì, ngoài làm một kiếp ngựa trâu không hơn không kém, là trên 90% nhân dân mù chữ, tài nguyên thiên nhiên của đất nước bị vơ vét để làm giàu cho nước Pháp. Thậm chí, bọn chúng còn đang tâm bắt nhân dân ta phải nhổ lúa trồng đay để lấy nguyên liệu may quần áo phục vụ chiến tranh phát xít, bỏ mặc hơn 2 triệu đồng bào phải phơi xác nơi đầu đường, xó chợ vì đói, rét. Và hình tượng cùng cực đến mức không thể khổ hơn của các nhân vật chị Dậu, Chí Phèo, lão Hạc mà các nhà văn đương thời đã nói lên tất cả giá trị “văn minh” đó.
Rồi thì bom đạn, chất độc da cam, bom napal, những “khu trù mật”, “ấp chiến lược”, những đợt bố ráp, hành quân càn quét “tìm, diệt” của bọn Mỹ, ngụy tay sai; là lối sống thực dụng, hưởng thụ, rượu chè, bài bạc, đĩ điếm, hút chích; là vợ mất chồng, con mất cha, gia đình ly tán do chiến tranh, bom rơi đạn lạc. Những giá trị “văn minh” đó to lớn đến nỗi, đất nước đã được giải phóng gần 45 năm rồi, song cả dân tộc vẫn chưa khắc phục hết những mất mát, đau thương đó. Những công trình cầu cống, đường sắt, nhà ga xe lửa, công trình xây dựng mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dựng lên ở Việt Nam trước đây cũng không phải vì mục đích tốt đẹp “khai sáng văn minh” cho chúng ta, mà chính là để phục vụ việc tận thu tư bản được thuận tiện, nhanh chóng, là để phục vụ các cuộc chơi thâu đêm suốt sáng của bọn tướng tá, binh lính sau những ngày đánh trận mà thôi.
Thực tế, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sau những thất bại liên tiếp, không thể cứu vãn tại Việt Nam đã phải cút khỏi nước ta một cách nhục nhã, mất danh dự. Nhưng, với truyền thống yêu chuộng hòa bình, “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”, nhân dân Việt Nam sẵn sàng khép lại quá khứ, vượt qua bất đồng, hướng tới tương lai để hợp tác với Pháp và Mỹ, vì lợi ích của chính nhân dân mỗi nước. Song, chúng ta không bao giờ quên được tội ác tày trời mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã gây ra cho chúng ta trước đây. Đó là những bài học lịch sử được viết bằng máu, là lời cảnh tỉnh để chúng ta không một phút giây nào được lơ là, xao nhãng, mất cảnh giác mà quên đi lời dạy của Lênin “còn chủ nghĩa đế quốc là còn nguy cơ chiến tranh”. Thanh minh, bào chữa cho những tội ác của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã gây ra với đồng bào ta trước đây chính là hành động ngậm máu phun người, vong ân bội nghĩa, đánh đồng sự hy sinh xương máu của bao anh hùng liệt sĩ với hành động xâm lược phi nghĩa, vô nhân đạo của bọn cướp nước và tay sai bán nước hèn nhát. Lên án Việt Nam đánh đuổi những “nền văn minh nhân loại” chính là đang rêu rao, tuyên truyền, cổ xúy cho trào lưu phụ thuộc, bán mình cho ngoại bang mà thôi.
Nếu đã là những “nền văn minh nhân loại”, vậy tại sao bọn thù địch, phản động, hại nước hại dân không qua những xứ đó để dệt ước mơ, để thỏa chí tang bồng mà lại luôn quanh quẩn ở Việt Nam chống phá, chửi bới? Đất nước này, dân tộc này không bao giờ chấp nhận những kẻ phản phúc, vô ơn như thế!

NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?



Quá trình chuẩn bị thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng công tác huấn luyện, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin cho lớp thanh niên ưu tú và tuyên truyền vào Việt Nam. Người nhấn mạnh muốn cách mệnh thành công thì phải có Đảng cách mệnh, Đảng muốn cách mệnh thành công thì Đảng phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, nếu Đảng không có chủ nghĩa làm nòng cốt thì cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Năm 1930, chủ nghĩa Mác - Lênin được Đảng xác định là cốt, là gốc của Đảng. Từ năm 1951 đến năm 1990 (Đại hội II đến Đại hội VI), trong các văn kiện đại hội đều khẳng định nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đến năm 1991 (Đại hội VII), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã bổ sung nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Từ Đại hội Đảng lần thứ VII đến nay, nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, phải đến 10 năm sau (2001 - Đại hội IX), lần đầu tiên Đảng mới đưa ra khái niệm đầy đủ về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam (gồm 9 hệ thống), đồng thời nêu 3 nguồn gốc hình thành và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đến năm 2011, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển), khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được nêu lại, về cơ bản nội hàm giống như khái niệm được nêu trong Văn kiện Đại hội IX, có điểm khác là không liệt kê 9 hệ thống và phần giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh được nhấn mạnh hơn khi thêm các trợ (bổ) từ “vô cùng” trước từ “to lớn”, thêm “và quý giá”, thêm “mãi mãi” vào trước “soi đường”. Cụ thể, định nghĩa được nêu trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển (2011) là “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.
Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, bài học thứ nhất trong 5 bài học được rút ra sau 30 năm đổi mới (1986-2016) nêu: Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tranh thủ từng giây, từng phút để bắn phá vào nền tảng tư tưởng của Đảng, chỉ vì nền tảng đó chỉ rõ chế độ của ta là chế độ xã hội chủ nghĩa, nhân dân làm chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì thế, để làm thất bại âm mưu của chúng, mỗi cán bộ, đảng viên và cả người dân cần nắm chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

CẦN NẮM VỮNG NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG



Điều 4 Hiến pháp năm 2013 xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, điều này ai cũng biết, nhưng để hiểu sâu vì sao Đảng lại lấy đó làm nền tảng và vì sao chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ra sức bắn phá vào nền tảng tư tưởng của Đảng thì không phải ai cũng tường tận.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là thành tựu trí tuệ của loài người, là một học thuyết khoa học và cách mạng, gồm 3 bộ phận hợp thành là Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết cách mạng bởi chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ giải thích thế giới, chỉ ra bản chất áp bức, bóc lột, bất công của xã hội tư bản chủ nghĩa, chỉ ra con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, là con đường đấu tranh cách mạng vô sản, trong cuộc cách mạng vô sản đó, giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là giai cấp lãnh đạo thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản; mà quan trọng hơn cả, đó còn là học thuyết giải phóng loài người.
Trên con đường tìm đường cứu nước, năm 1920, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Người nói: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Lý do để Người nói vậy là vì “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực thì trong nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức”. Ngược lại, ở cách mạng Nga, Người viết “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc Pháp khoe khoang bên An Nam...”. Hiểu một cách đơn giản, chỉ có cách mạng vô sản mới đem lại dân chủ, tự do hạnh phúc cho số đông là nhân dân lao động, còn cách mạng tư sản chỉ đem lại dân chủ, tự do cho số ít trong giai tầng xã hội (giai cấp tư sản).
Đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã lãnh đạo con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua hết thác ghềnh này đến thác ghềnh khác, thực hiện thành công cách mạng giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc và đang lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.


ĐẤU TRANH, NGĂN NGỪA CỔ SÚY QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỰC ĐOAN



           Những ngày gần đây, khi mà toàn Đảng đang tích cực chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, trên một số diễn đàn mạng xã hội (MXH) liên tục xuất hiện những bài viết chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam của những kẻ cuồng tín, tôn thờ dân chủ, thể chế “tam quyền phân lập” phương Tây, bất đồng chính kiến với Nhà nước Việt Nam. Trong đó bài “Vài suy nghĩ trước thềm Đại hội XIII” và một số bài bình luận về các sự kiện chính trị trong nước như kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên facebook cá nhân của N.Đ.C, cư trú ở quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội là một ví dụ điển hình.

      Điều lo ngại ở đây là, những bài viết với nội dung không có gì mới theo kiểu này đã nhận được hàng chục lượt chia sẻ, hàng trăm bình luận của người theo dõi với những từ ngữ cực đoan, phản động, thể hiện nhận thức lệch lạc, méo mó, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm, giống như thứ vi-rút độc hại lan truyền trong xã hội, ngấm vào tâm can con người, dẫn tới những hệ lụy khó lường, thúc đẩy “tự diễn biến", “tự chuyển hóa”, ảnh hưởng đến sự ổn định của đất nước. 

              Khi xem những bài viết này, trước hết cần khẳng định rằng, những nội dung trong đó chẳng có gì mới so với sự đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta từng ngày. Tuy nhiên, điều lo ngại ở đây là, trong số những kẻ tự khoác áo dân chủ cực đoan ấy lại có cả các trí thức, nhà khoa học có thâm niên cống hiến đã về nghỉ hưu, những người từng được dân chở che, được Đảng nuôi dưỡng học hành để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Vì là những người có ít nhiều ảnh hưởng đến xã hội nên không lạ khi những bài viết của họ được nhiều người đọc, chia sẻ và bình luận. Và biết đâu trong đó những tài khoản chia sẻ, bình luận ấy có cả cán bộ, đảng viên, công chức đang công tác trong các cơ quan, đơn vị, chính quyền các địa phương, những người từng biết, từng kết bạn với những nhà “tư tưởng dỏm”. Bởi có một thực tế là rất khó có thể xác định được danh tính những lời bình luận trong “ngôi nhà ảo” trên in-tơ-nét. 

           Từ lâu, những nội dung chất chứa trong các bài viết chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực phản động, thù địch và cả của những nhà “tư tưởng dỏm” ở trong nước đã không còn quá lạ lẫm với xã hội Việt Nam. Điều mới mẻ dễ thấy là mỗi khi có một vụ việc tiêu cực nào đó được đưa ra ánh sáng là chúng chộp lấy, khoét sâu rồi quy chụp đó là bản chất, là lỗi hệ thống. Ví dụ như việc ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bị truy tố là họ vồ lấy, quy kết ngay rằng, nguyên nhân chính là do Đảng dung nạp và sử dụng toàn những cán bộ, đảng viên vụ lợi, thiếu đức, thiếu tài...  

            Một trong những chiêu thức vô cùng nguy hiểm mà các nhà “dân chủ dỏm” hướng tới là kêu gào thúc đẩy hình thành “xã hội dân sự” theo mô thức phương Tây. Núp dưới chiêu bài “dân chủ hóa”, họ câu kết để hình thành “kênh phản biện” và cho ra đời các tổ chức đối trọng với các cơ quan, tổ chức trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, đòi giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Họ lợi dụng các diễn đàn tư tưởng, thông qua hoạt động hợp tác, nghiên cứu khoa học... để tuyên truyền về “xã hội dân sự”, đề cao dân chủ tư sản, nhằm chuyển hóa lập trường, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.

         Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã xác định đó là những biểu hiện có nguy cơ dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhanh nhất. Tuy nhiên, có một thực tế là việc đấu tranh với những bài viết có tư tưởng lệch lạc và phản động ấy ở ta lại chưa hiệu quả và cá biệt có một số cán bộ, đảng viên thờ ơ với việc đấu tranh này. 

            Như đã biết, không chỉ ở Việt Nam mà ở bất cứ xã hội nào cũng tồn tại những kẻ “bơi ngược”, chống đối với nhiều cách thức, chiêu bài, trong đó có hiện tượng đấu tranh dân chủ cực đoan. Đó là những đối tượng luôn ảo tưởng, khẳng định những nhận định của họ là đúng và theo đuổi mục tiêu đến cùng. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà họ nuôi trong mình những tư tưởng trái ngược với nền tảng tư tưởng của Đảng, thể chế nhà nước cũng như nhận thức chung của toàn xã hội. Ở Việt Nam, họ tìm đến nhau để có “tiếng nói chung”, kết bè, kết bạn, thảo luận những vấn đề to lớn liên quan tới vận mệnh quốc gia mà chẳng có gì để bảo đảm ngoài vỏ bọc “yêu nước, thương dân”, “dân chủ, nhân quyền” giả hiệu. Theo các nhà khoa học, tư tưởng cực đoan có thể lây lan nhanh trong xã hội nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời. 

           Thực tế cho thấy, vào thời kỳ trước khi Liên Xô và các nước XHCN Ðông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch, thiếu thiện chí với chính quyền đã tìm mọi thủ đoạn phát tán các tài liệu xuyên tạc, chống đối vào cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân và được gọi bằng tiếng Anh là “samizdat” (xuất bản lậu những sách bị cấm). Còn ở Việt Nam hiện nay, ngoài các ấn phẩm thù địch, cắt ghép, họ tận dụng tối đa lợi thế của truyền thông và MXH, phát tán tư tưởng phản động, hòng từ đó len lỏi, thấm dần vào suy nghĩ, nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân.

Thế nên, để không bị nhiễm độc bởi những tư tưởng lệch lạc, để không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và đặc biệt là để luôn có được động cơ làm việc đúng đắn, hướng tới sống tốt, cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì rất cần có những giải pháp căn cơ, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở mỗi cơ quan, đơn vị và địa phương.

           Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là quán triệt phương châm chỉ đạo trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là: Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách. Và, để “chống” có hiệu quả. Nghị quyết chỉ rõ: “Chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị”. Cần chủ động hơn nữa trong công tác tuyên truyền để thu hút mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân cùng tham gia đấu tranh trên cơ sở hiểu rõ bản chất của những kẻ dân chủ cực đoan, đặc biệt là về âm mưu, thủ đoạn và các biện pháp tiến hành. Các cấp ủy đảng cần quán triệt tình hình, thông báo, dự báo sát mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, có đối sách thích hợp để vạch trần, chứng minh, bác bỏ những luận điệu vu khống, bịa đặt. Nội dung tuyên truyền cần dễ hiểu, dễ nhớ, làm rõ bản chất vấn đề, giúp mọi người trong xã hội luôn nêu cao cảnh giác. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên có hành vi tiếp tay, chia sẻ, bình luận các bài viết phản động, làm tổn hại lợi ích của xã hội, lợi ích của nhân dân.

          Cơ quan chức năng cần kiểm tra, duy trì và thực hiện tốt Luật An ninh mạng đã ban hành, trong đó kiên quyết xử lý các MXH cố tình dung túng, chứa chấp các nội dung bịa đặt, phản động. Trong khi Đảng, Nhà nước và toàn dân ta hết sức đồng tình với đường lối xây dựng nhà nước XHCN độc lập, tự chủ, đất nước dân chủ, công bằng và giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân, thì những kẻ “chọc gậy bánh xe” ở trong và ngoài nước tăng cường tuyên truyền, đặt điều, nói xấu và vu khống, xuyên tạc đường lối đổi mới và cả những chủ trương, chính sách đúng đắn. Nêu cao cảnh giác, giữ vững trận địa tư tưởng, tham gia MXH một cách thông minh, xây dựng đoàn kết nội bộ và đoàn kết toàn dân tộc chính là phương cách tốt nhất để đấu tranh với các thủ đoạn tuyên truyền của những nhà “dân chủ dỏm”. Tham gia thế giới ảo có bản lĩnh và chừng mực chính là cách tốt nhất để không vô tình trở thành phương tiện, tay chân cho những mưu đồ phản động, bán nước, hại dân. 

https://moha.gov.vn/nghi-quyet-tw4/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/dau-tranh-ngan-ngua-co-suy-quan-diem-tu-tuong-41239.html



BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI



           Năm 2019 là tròn 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của Đảng ta, dân tộc ta, đi vào cõi vĩnh hằng và tròn 50 năm chúng ta thực hiện Di chúc của Người. Bảo vệ và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, không gì cụ thể, thiết thực hơn việc cần thấm nhuần sâu sắc những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bản Di chúc. 
           Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tự mình lặng lẽ chuẩn bị rất công phu và chu đáo để hoàn thành bản Di chúc trong vòng 4 năm (từ 1965 đến 1969), giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta đang diễn ra rất ác liệt, đầy gian khổ, hy sinh. Chỉ với hơn 1.000 từ, vô cùng ngắn gọn, Di chúc của Người đã truyền cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ý chí và quyết tâm sắt đá, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, sức mạnh của chính nghĩa và chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
                "Di chúc của Người tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại, thấm đậm văn hóa và nhân văn Hồ Chí Minh, mãi mãi là ngọn cờ quy tụ sức mạnh toàn dân tộc, đã, đang và sẽ tiếp thêm sức mạnh, nguồn năng lượng to lớn cho Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam muôn vàn yêu quý của chúng ta"- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, khẳng định, Di chúc của Bác là sản phẩm của một trí tuệ lỗi lạc, một trái tim nhiệt huyết, giàu lòng yêu thương, kết tinh tình cảm cao đẹp của một nhà yêu nước và đồng thời là người chiến sĩ cộng sản kiệt xuất vĩ đại. Đó là văn kiện lịch sử ở tầm cương lĩnh với tầm nhìn vượt thời gian, mang tinh thần cách mạng cao cả và nhân văn sâu sắc, chứa đựng các giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, mang niềm tin sắt son không gì lay chuyển được vào tương lai thắng lợi tất yếu của cách mạng. Bản Di chúc sau khi được công bố đã gây xúc động mạnh mẽ, như một lời hiệu triệu, được truyền đi, lan tỏa, trở thành ý chí, quyết tâm và sức mạnh to lớn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, tiến lên “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. “Trước lúc đi xa, điều dặn dò trước hết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nói về Đảng, vì hơn ai hết, Người hiểu rõ trọng trách, sứ mệnh lịch sử lớn lao mà dân tộc ta, nhân dân ta đã trao trọn cho Đảng. Với bốn chữ “thật” được nhắc đi nhắc lại trong Di chúc, Bác thiết tha mong muốn: Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, cho rằng, kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác là dịp nghiên cứu và nhận thức sâu sắc hơn về giá trị lịch sử và ý nghĩa lý luận, vai trò cương lĩnh, định hướng của bản Di chúc mà Người để lại cho Đảng và nhân dân ta; đồng thời nhìn nhận, đánh giá về những kết quả đã đạt được, những thành tựu nổi bật và cả những hạn chế, khuyết điểm cần phải khắc phục, sửa chữa qua chặng đường 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với quyết tâm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thường xuyên thiếu lương thực, thực phẩm, phải xin viện trợ và nhập khẩu, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước phát triển và đứng hàng đầu trong xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trên thế giới…
             Theo đồng chí Phạm Minh Chính, dù đã đạt được nhiều thành tích to lớn, nhưng cần phải nhận thấy rằng, nước ta hiện vẫn ở nhóm thu nhập trung bình thấp, kinh tế phát triển chưa bền vững, nguy cơ tụt hậu về năng suất lao động, chênh lệch giàu nghèo vẫn còn lớn, nhiều vấn đề xã hội còn gây bức xúc, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta cố gắng, nỗ lực lao động, sáng tạo, tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất, tạo nền tảng để tiếp tục xây dựng đất nước Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn. Chúng ta “còn nợ” nhiều điều với Bác Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định rõ: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Vì vậy, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, đem lại những kết quả thiết thực, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát triển nhanh và bền vững đất nước, xây dựng văn hóa con người Việt Nam, tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. GS-TS Mạch Quang Thắng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cán bộ, đảng viên còn phải tiếp tục thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tu dưỡng, rèn luyện nhiều hơn mới xứng đáng là thành viên của một Đảng cách mạng chân chính do Người sáng lập, rèn luyện. “Thật sự là đội ngũ cán bộ, đảng viên còn “nợ” nhiều điều trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chưa thực hiện được cho thật tốt. 50 năm chỉ là một chặng đầu của quá trình thực hiện ấy. Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn ở phía trước...”, GS-TS Mạch Quang Thắng chia sẻ.
          Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, khẳng định, noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là để chúng ta học, thực hành làm gương hay nêu gương một cách xứng đáng và danh dự với tư cách là cán bộ, đảng viên của Đảng cầm quyền, trước nhân dân và xã hội. Cán bộ, đảng viên cần phải noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách thành tâm và hiệu quả nhất, thật sự xứng đáng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, để công việc của chúng ta thấm đẫm đạo lý cao cả và tính nhân văn thiêng liêng. Nhìn rộng hơn, điều cần khắc sâu là: làm gương hay nêu gương và noi gương là một trong những phương diện quan trọng, để Đảng không chỉ tiếp tục đổi mới phương thức cầm quyền của mình, mà còn thiết thực xây dựng Đảng về đạo đức. Đây là phương diện thứ tư mà Đại hội XII của Đảng chỉ rõ về việc xây dựng mỗi cán bộ, đảng viên thật sự xứng đáng vừa là đạo đức, văn minh, vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc của Người”, nhà báo Nhị Lê dẫn giải.
            Mới đây, trong diễn văn tại lễ kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 50 năm ngày mất của Người, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, chúng ta tự hào với tất cả những thành quả đã đạt được, song cũng không khỏi trăn trở, day dứt trước những gì chúng ta chưa làm được hoặc làm chưa trọn vẹn. Không ít những khuyết điểm, yếu kém và khó khăn, thách thức đang cản trở tiến trình đổi mới, xây dựng đất nước, nếu không kiên quyết, kiên trì ngăn chặn, đẩy lùi sẽ đe dọa tới vận mệnh của Tổ quốc, sự sống còn của chế độ và vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phấn đấu, ra sức phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, yếu kém, tuyệt đối không chủ quan, tự mãn, không say sưa với thắng lợi, hay bi quan dao động trước thử thách, khó khăn. “Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nguyện kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục thực hiện lý tưởng cao cả của Người... Chúng ta nguyện giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng “như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, làm hạt nhân cho khối đại đoàn kết toàn dân; tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định.

NGĂN CHẶN HIỆN TƯỢNG BÈ PHÁI, LŨNG ĐOẠN CÔNG TÁC CÁN BỘ



Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta rút ra kết luận: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên thời gian qua, ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương, hiện tượng “cánh hẩu”, kéo bè cánh lũng đoạn công tác cán bộ dẫn tới lũng đoạn các hoạt động khác đã xảy ra ở mức độ nghiêm trọng. Hiện tượng này cần được khắc phục, ngăn chặn kịp thời nhằm xây dựng Đảng ta “là đạo đức, là văn minh”.
1. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần lên án “bệnh” kéo bè, kéo cánh và gọi đây là căn bệnh “cánh hẩu” trong Đảng. Người đúc kết: Bè cánh được lôi kéo từ những người có họ hàng, là bà con, cháu, chắt, thân tín, thậm chí mở rộng ra là người cùng xóm, cùng quê; rồi “chén chú, chén anh”, tung hô nhau, ủng hộ nhau, dùng số đông, lợi dụng và bóp méo nguyên tắc tập trung dân chủ, dồn những người tốt, có tài nhưng không cùng “cánh” xuống để “tiêu diệt”, để cát cứ, thao túng…Tuy nhiên, thực trạng này vẫn tồn tại nhức nhối. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) ngày 30-10-2016 “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” đã chỉ ra các hiện tượng: Cục bộ, bè phái; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích…; và coi đây là những biểu hiện cần kiên quyết ngăn chặn.
Trên thực tế, ở nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị, thói cục bộ, bè phái dễ có cơ hội xuất hiện vào những thời điểm nhạy cảm, như: Quyết định về công tác nhân sự (lấy phiếu quy hoạch, lấy phiếu tín nhiệm…), bầu cử trong đại hội hay trong hội nghị biểu quyết đầu tư các dự án quan trọng. Khi những người nắm giữ trọng trách trong các cơ quan, đơn vị không vì lợi ích chung sẽ rất dễ để cho các “nhóm lợi ích” lèo lái, thậm chí tranh giành, “xâu xé” lẫn nhau khiến nội bộ mất đoàn kết. Đây là “mảnh đất màu mỡ” cho chủ nghĩa cá nhân phát triển, chủ nghĩa cơ hội lộng hành. Ngoài ra, tình trạng bè phái cũng không kích thích, khuyến khích được sự tận tâm cống hiến của những cá nhân có thực tài; tạo kẽ hở để những kẻ cơ hội tìm mọi thủ đoạn, kể cả việc "mua quan, bán chức" luồn lách vào hệ thống các cơ quan nhà nước.
Thời gian qua, hiện tượng bổ nhiệm người nhà, người thân diễn ra ở nhiều địa phương, đơn vị. Điển hình như năm 2015, Bộ Giao thông - Vận tải đã vào cuộc xác minh mối quan hệ gia đình của 30 người đang làm việc tại Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam và các đơn vị thành viên với tổng giám đốc đơn vị này. Kết quả cho thấy, có 15/30 người có quan hệ gia đình với tổng giám đốc, trong đó 12 người giữ chức vụ quản lý và một người trong số này là phó tổng giám đốc... Năm 2016, Bộ Nội vụ đã chỉ ra 9 địa phương, đơn vị có hiện tượng “cả nhà làm quan”. Đáng chú ý là nhiều trường hợp bổ nhiệm người nhà, người thân không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn, như ở các tỉnh: Quảng Nam, Gia Lai, Bình Định...Tuy nhiên, ở nhiệm kỳ Đại hội khóa XII, Đảng ta đã đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó có việc xử lý nghiêm sai phạm của cán bộ cấp cao do liên quan đến bổ nhiệm người nhà, người thân không đúng quy định. Nổi bật trong số này là việc Ban Bí thư kỷ luật ông Lê Phước Thanh bằng hình thức cách chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhiệm kỳ 2010-2015 do bổ nhiệm “thần tốc” con trai là Lê Phước Hoài Bảo.
Hoặc ông Vũ Huy Hoàng (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương) đã bị cấp có thẩm quyền xóa tư cách nguyên Bộ trưởng, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 vì nhiều sai phạm, trong đó có việc tiếp nhận, bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải sai quy định…  Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng như các tỉnh ủy, thành ủy đã đề ra nhiều giải pháp mới hướng tới khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ, trong đó coi việc ngăn chặn tình trạng bè phái, lũng đoạn công tác cán bộ là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Có thể nói, chưa bao giờ một hệ thống kiểm soát, quy trình về công tác cán bộ lại đầy đủ, công khai, minh bạch như hiện nay. Rõ nhất là gần đây, việc Bộ Chính trị (khóa XII) ban hành Quy định số 205-QĐ/TƯ ngày 23-9-2019 “Về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền” đã nhận được sự đồng tình rất cao của dư luận.
Những nội dung rất cụ thể trong Quy định số 205-QĐ/TƯ cùng với nhiều văn bản được Bộ Chính trị (khóa XII) ban hành trong 2 năm qua, như: Quy định 105-QĐ/TƯ ngày 19-12-2017 về “Phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử”; Quy định số 132-QĐ/TƯ ngày 8-3-2018 về “Việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị”…, sẽ góp phần hữu hiệu để phòng ngừa, kiểm soát và ngăn chặn tình trạng bè phái, lũng đoạn công tác cán bộ.
Điểm nổi bật trong các văn bản mới là quy rõ trách nhiệm cá nhân đến từng vấn đề, từng khâu trong quy trình của công tác cán bộ, tránh tình trạng “công cá nhân, tội tập thể”, “hòa cả làng” như trước đây… Như vậy, vấn đề mấu chốt là những tổ chức, cá nhân được giao trọng trách về công tác cán bộ cần phải thực hiện nghiêm hệ thống các văn bản đã có, không được “đi ngang”, “đi tắt”, phá bỏ quy trình và nếu vi phạm phải xử lý nghiêm. Đặc biệt, phải tiếp tục nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tổ chức, tránh tình trạng né trách nhiệm hay lợi dụng thông tin để tư lợi. Tăng cường sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đối với công tác cán bộ. Cùng với đó là người đứng đầu, cá nhân thành viên cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo tổ chức, cơ quan, đơn vị cần đề cao trách nhiệm cá nhân; coi việc thực hiện nhiệm vụ khách quan, công tâm là lương tâm, nhân phẩm, lòng tự trọng của người có thẩm quyền trong công tác cán bộ. Ngoài ra, cần nhân rộng việc thực hiện chế độ thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý theo khung năng lực vị trí việc làm, có đề án tranh cử rõ ràng và ràng buộc trách nhiệm, nhằm lựa chọn được người có phẩm chất và năng lực tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị. 
Trước mắt, thực hiện Quy định số 205-QĐ/TƯ và các văn bản khác liên quan cần được triển khai đồng thời với Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, nhất là trong công tác chuẩn bị nhân sự bộ máy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Trong đó, cần thực hiện tốt công tác luân chuyển, điều động, bố trí, sắp xếp cán bộ chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 gắn với việc bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương…
Mục tiêu cụ thể là phải thực hiện cho bằng được chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong phiên bế mạc Hội nghị lần thứ mười một Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: “Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ vi phạm, thoái hóa, biến chất! Bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm minh, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố niềm tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân”. Việc sớm ngăn chặn cho được tình trạng “cánh hẩu”, bè phái, lũng đoạn công tác cán bộ, tiến tới lũng đoạn cơ quan, đơn vị, địa phương cũng đồng nghĩa với việc góp phần đưa Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) vào cuộc sống.


Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG THƯ NGỎ, GÓP Ý ĐẠI HỘI XIII ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC


                                                                                          [1]

Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiến hành các bước chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII. Lợi dụng thời điểm diễn ra sự kiện quan trọng này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, chống phá dưới nhiều hình thức, như “gửi thư”, “trao đổi”, “góp ý cho Đại hội XIII”…
Họ cho rằng, Đại hội XIII là thời cơ để đổi mới chính trị theo hình thức đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xây dựng nhà nước dựa trên nền tảng “xã hội dân sự”. Thực chất, ẩn khuất đằng sau những góp ý này là ý đồ xóa bỏ, lật đổ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hình thức “gửi thư”, “trao đổi”, “góp ý cho Đại hội XIII” như trên đã trở thành hoạt động mang tính “truyền thống” mỗi kỳ Đại hội Đảng. Nếu thiếu nhận thức chính trị, chỉ nhìn qua những bản góp ý, trao đổi được chuẩn bị khá dày dặn này (có bản dài đến 50 trang) có thể sẽ khiến nhầm lẫn đó là “sự góp ý tâm huyết”. Song kỳ thực, vấn đề đã trở nên cũ rích từ nhiều kỳ đại hội trước được diễn đạt lại với giọng điệu mới tinh vi, được che đậy bởi nghệ thuật sử dụng ngôn từ trau chuốt mà “hoa ngôn xảo ngữ”.
Họ trình bày nhiều vấn đề, nhất là những vụ việc gây rối mang màu sắc chính trị nơi này, nơi khác, một số người mệnh danh là “dân chủ” được thể bới lại và tung hô lên “vấn đề đa đảng” hòng đánh lừa hoặc lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin theo ý đồ chính trị của họ.
Điển hình trên các trang mạng, blog hải ngoại, mạng xã hội đăng tải bản “Góp ý cho Đại hội XIII”, tác giả sau trình bày những nội dung như “Đánh giá về tình hình mới”, quy kết Đảng “giác ngộ yếu kém yếu tố dân tộc, dân chủ đã tạo ra nỗi đau về hòa hợp dân tộc”, dẫn đến “Sự thất bại nghiêm trọng 43 năm xây dựng CNXH của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát huy sức mạnh quốc gia”… đã giả bộ “khẩn thiết kiến nghị” rằng: Chừng nào ở Việt Nam chỉ có độc tài, độc nhất một đảng lãnh đạo thì chừng đó không thể nói tới một nền dân chủ chân chính được; ở Việt Nam muốn phát triển, muốn có dân chủ thực sự thì phải hội nhập vào xu thế đa đảng, “xã hội dân sự” như nước ngoài.
Nhiều phần tử cơ hội chính trị “theo đóm ăn tàn”, “tát nước theo mưa” bôi nhọ Đảng, phủ nhận vị trí, vai trò cầm quyền qua cái gọi là “góp ý”, “trao đổi”. Hay trong bài “Trao đổi về Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam”, có vị giáo sư già phản Đảng xuyên tạc rằng “Chủ nghĩa Mác - Lênin như một cái mành che mắt, vì sự kiên trì Mác - Lênin như một cái chụp lên đầu, trong chế độ độc đảng toàn trị Việt Nam thì làm gì có dân chủ, do đó không cần đảng lãnh đạo”...
Các luận điệu dưới mác góp ý trên, kỳ thực là mưu toan xóa bỏ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định trong Điều 4, Hiến pháp 2013.
Nói cho cùng, bản chất của đảng chính trị chính là bản chất giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, thậm chí nhiều giai cấp, sự xuất hiện của một đảng hay nhiều đảng chính trị cũng là lẽ bình thường. Dù dưới màu sắc chính trị hay xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo, tên gọi có khác nhau, nhưng đảng thực chất là đảng chính trị, đảng nào cũng đều hướng tới việc cầm quyền, trong việc giành, giữ, thực thi quyền lực nhà nước.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tương quan lực lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một giai cấp, mỗi nước có thể có một đảng hoặc nhiều đảng. Trong thực tiễn, có thể là một đảng lãnh đạo, hoặc nhiều đảng tranh giành quyền lãnh đạo xã hội theo chế độ nghị trường. Không có một đảng lãnh đạo hoặc không lập được liên minh lãnh đạo giữa các đảng thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào tình trạng vô chính phủ và hỗn loạn.      
Dân chủ, dưới sự lãnh đạo của đảng chính trị là dành cho số đông hoặc dành cho thiểu số. Lịch sử các hình thái dân chủ không nằm ngoài điều đó. Dưới chủ nghĩa tư bản, dân chủ nằm trong tay giai cấp tư sản, được tổ chức thành nhà nước tư sản và nhà nước đó bảo đảm quyền dân chủ cho một số ít người là giai cấp tư sản nhằm chống lại đông đảo những người lao động. Ở đó, dân chủ chân chính là thứ bị giai cấp tư sản lợi dụng, bị biến thành thứ dân chủ nửa vời, không triệt để ở mọi cấp độ và tính chất, chỉ trong tay bộ phận thiểu số là giai cấp tư sản chứ không phải quảng đại quần chúng nhân dân lao động.
Họ nói, dân chủ là phải đa đảng. Nhưng thực tế lại không như vậy. Chẳng hạn, ở một số nước tư bản như Hoa Kỳ - được mệnh danh là “thiên đường tự do”, trong suốt hàng trăm năm qua kể từ khi ra đời, trong bối cảnh nhiều đảng, nhưng thực chất chỉ có hai đảng lớn nhất của giai cấp tư sản thay nhau cầm quyền. Tuy là hai đảng nhưng khó ai có thể tìm thấy sự khác nhau về bản chất, về lập trường giai cấp và hệ tư tưởng giữa hai đảng đó, và nếu có khác nhau thì chỉ ở tên gọi và một số chính sách nhất định mà thôi.
Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản với lịch sử hơn 100 năm, người đại diện và đấu tranh không mệt mỏi vì quyền lợi của hàng triệu công nhân và những lý tưởng cao đẹp, có thời kỳ bị loại ra ngoài vòng pháp luật, các đảng viên của đảng luôn bị đe dọa, bị khủng bố; luật pháp “khoanh tròn” hoạt động của Đảng Cộng sản trong không gian chính trị nhỏ bé và ngột ngạt nên chẳng có cơ may phát triển, còn nói gì đến cái gọi là dân chủ trong việc đấu tranh giành vị trí cầm quyền?
Trong XHCN, dân chủ là quyền làm chủ đất nước, xã hội và làm chủ bản thân mình một cách toàn vẹn. Nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra một cách dân chủ, công khai và vì lợi ích của nhân dân. Quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân lao động và được quyết định bởi chính nhân dân. Nói cách khác, Nhà nước pháp quyền XHCN là công cụ trong tay nhân dân, để nhân dân thực hiện quyền làm chủ một cách toàn diện và tự do, nhằm bảo vệ quyền làm chủ của chính mình và độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền của dân tộc khác.
Mặt khác, thể chế chính trị, Nhà nước pháp quyền đó cũng chống lại tất cả những gì xâm phạm tới và làm tổn hại tới quyền dân chủ của nhân dân lao động. Do đó, dân chủ XHCN vừa là mục tiêu cao cả, vừa là động lực căn bản và mạnh mẽ của sự phát triển xã hội và tiến bộ toàn diện không ngừng của nhân dân, đất nước với phẩm giá con người được thừa nhận một cách đầy đủ, tôn trọng và bảo vệ.
Lấy hiện trạng ngày nay xã hội còn những tồn tại, những hạn chế, nhiều vấn đề mất dân chủ, điển hình là những vụ án mà cá nhân lãnh đạo vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ để quy đó là lỗi cơ chế, là lỗi hệ thống? Đó là sự quy kết hoàn toàn sai lệch. Không có bất cứ xã hội nào tránh được những hạn chế khi thực hiện. Với Việt Nam, việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN tất còn nhiều tồn tại chưa dễ gì gỡ bỏ, và việc xảy ra những vấn đề mất dân chủ ở một số bộ phận, nơi này nơi khác là biểu hiện của tồn tại xã hội mà chúng ta đang đấu tranh, ngăn ngừa, đó không phải là bản chất của xã hội XHCN.
Như vậy, có thể thấy bằng giọng điệu tinh vi để vu khống chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sẽ không có dân chủ, họ cổ súy tư tưởng bài xích Đảng, từ đó thúc đẩy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi thực hiện nhà nước “tam quyền phân lập”. Phương thức, thủ đoạn rất nguy hiểm mà phần tử cơ hội chính trị, phản động sử dụng trong các “kiến nghị”, “góp ý”, “trao đổi” là đề và gửi đến cơ quan cao nhất của Đảng, đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sau đó phát tán trên các trang mạng hải ngoại, blog phản động, mạng xã hội. Người đọc cần phải tỉnh táo nhận diện, tránh bị cuốn vào trận địa xảo trá của họ, dẫn tới tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin với Đảng.



[1] Bài viết của Lê Thế Cương đăng trên Báo Công an Nhân dân điện tử, ngày 02/09/2019

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...