Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA TƯ TƯỞNG DÂN TỘC HẸP HÒI, TÔN GIÁO CỰC ĐOAN

CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA TƯ TƯỞNG DÂN TỘC HẸP HÒI, TÔN GIÁO CỰC ĐOAN
                                                                   An Nhiên
Một trong những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII chỉ ra là: “Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước”. Đây là những biểu hiện hết sức nguy hiểm mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc và gây mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ, cùng với đó chúng tăng cường xây dựng, phát triển những phần tử phản động ở trong nước để chống phá cách mạng từ bên trong là chủ yếu, thay cho ý đồ trước đây là sử dụng lực lượng chống phá từ bên ngoài. Một trong những chiêu trò mà các thế lực thù địch, cùng các phần tử cơ hội chính trị đang thực hiện là kích động để phát triển mạnh “Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan tôn giáo” hòng tạo ra cuộc chiến ngay trong nội bộ, với cảnh “nồi da nấu thịt” như đã diễn ra ở một số nước.
Thực chất của “Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi”: là tư tưởng khép kín, biệt lập, bảo thủ, bài ngoại, ngờ vực dân tộc khác… Tư tưởng này thường hay nhấn mạnh đặc điểm riêng biệt của dân tộc, không thấy rõ lợi ích của quốc gia và tương lai của đất nước mình. Họ không muốn tiếp thu sự giúp đỡ và những kinh nghiệm hay những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác. Nếu kích động thành công “Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi”, cũng có nghĩa dung dưỡng cho quan điểm đề cao lợi ích cục bộ của mỗi dân tộc, chia rẽ tình đoàn kết thống nhất và từ bỏ những lợi ích chung của dân tộc Việt Nam để kích động đồng bào dân tộc ít người đấu tranh đòi thành lập “Nhà nước riêng”, có vua riêng như đang kích động đối với đồng bào Mông, Khơ-me… hiện nay. Mục đích của “Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi” là chia cắt đất nước ta thành nhiều vùng miền, khu vực tự trị của đồng bào dân tộc thiểu số và không phụ thuộc vào Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thay vào đó sẽ là lực lượng chính trị phản động nắm giữ…
Thực chất tư tưởng tôn giáo cực đoan: là tuyệt đối hóa tính biệt lập, đặc thù của mỗi tôn giáo, đề cao tôn giáo mình, phủ nhận hoặc xem thường với thái độ miệt thị các tôn giáo khác và những người không theo tôn giáo; chỉ thấy quyền lợi của tôn giáo mình, chà đạp lên quyền lợi của tôn giáo khác và nuôi dưỡng ngày càng sâu mối hận thù với các dân tộc, tôn giáo khác… Tư tưởng cực đoan tôn giáo thường xuất hiện ở những chức sắc, những tín đồ có những biểu hiện cực đoan, đối lập với chính quyền cơ sở hoặc những nhà hoạt động xã hội nhân danh là vì dân, cùng với sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch từ bên ngoài nhằm xây dựng những “cốt cán” trong tôn giáo như những vị cha sứ Nguyễn Đình Thục; Nguyễn Hữu Nam đã đi ngược lại với đạo lý và giáo lý… Bản chất sâu kín bên trong của “Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và cực đoan tôn giáo” là công cụ mềm để thực hiện ý đồ cứng nhằm xây dựng những “cốt cán” trong nước, từng bước nắm giữ, khống chế đồng bào các dân tộc, các giáo dân để hình thành lực lượng đối trọng với chính quyền, cao hơn nữa là gây mâu thuẫn, xung đột dân tộc và đẩy tới ly khai, tự trị ở các vùng dân tộc thiểu số, lãnh địa độc lập của các tôn giáo.
Mục đích kích động “Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và cực đoan tôn giáo” của các thế lực thù địch: là nhằm gieo rắc, phát triển ở các vùng, miền của đất nước, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo… tạo dựng được những lực lượng phản động bên trong đối lập với Đảng, Nhà nước và chính quyền cơ sở. Tập trung tạo dựng các ngọn cờ là những kẻ có tư tưởng cực đoan trong dân tộc với cực đoan trong tôn giáo, dựa vào hình tượng, quyền uy của bề trên tối cao là “vua, chúa” để dụ dỗ và lôi kéo dân lành theo kịch bản đã định trước của chúng. Khi lôi kéo, tụ tập được đám đông quần chúng “nhẹ dạ cả tin” thì chúng sẽ đưa ra những lời lẽ xúi giục, kích động mọi người tham gia biểu tình, gây rối, vi phạm pháp luật… Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam đã chứng minh, các nước đế quốc có âm mưu thôn tính nước ta đã tính toán đến âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tạo dựng tay chân từ bên trong để chống phá cách mạng. Khi đã xâm lược đất nước ta thì kẻ thù tìm cách mua chuộc, lôi kéo những người có uy tín như già làng, trưởng bản trong các dân tộc thiểu số; giáo sĩ, tín đồ các tôn giáo để thực hiện mục đích cai trị. Thời kỳ chúng ta bước vào công cuộc đổi mới, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ để thực hiện “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang còn vững mạnh, không thể chuyển hóa ngay được nội bộ nên phải thực hiện từng bước. Con đường, biện pháp hữu hiệu để làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam suy yếu vẫn là dùng chiêu bài gieo rắc tư tưởng “dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan” vào trong nội bộ ta, nhất là cán bộ, đảng viên, công chức… hòng tạo ra những “chiến binh” phá hoại an ninh, gây mất trật tự, mất ổn định xã hội cùng với sự hỗ trợ từ bên ngoài sẽ từng bước làm cho Việt Nam “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và tự sụp đổ.
Chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan, làm thất bại âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Để công việc ấy tiến hành có hiệu quả, trước hết cần tuyên truyền cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào tôn giáo có nhận thức sâu sắc về “Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan tôn giáo”, sự nguy hại của nó để chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh. Đồng thời qua tuyên truyền, làm cho nhân dân thấy rõ ý đồ đen tối của các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài kích động “Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan tôn giáo” nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chú trọng tuyên truyền về truyền thống quý báu trong lịch sử dân tộc Việt Nam; mỗi dân tộc, mỗi loại hình tín ngưỡng, tôn giáo có nguồn gốc, đặc điểm và thời điểm hình thành, sự phát triển khác nhau, nhưng đều có điểm chung đó là tinh thần bao dung, đoàn kết giữa các thành phần dân tộc, đoàn kết lương giáo trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Trong các giai đoạn của cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc, các tín đồ ở mỗi tôn giáo đã không tiếc sức người, sức của góp phần to lớn làm nên thắng lợi hào hùng trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, nhiều chức sắc tôn giáo, tăng ni, phật tử đã hướng dẫn tín đồ chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa yêu nước” được vinh danh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...