THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA VIỆT NAM VỀ NHÂN QUYỀN
An
Nhiên
Ngày
10/12 hàng năm được tôn vinh là ngày nhân quyền quốc tế. Ngày này được chọn là
do vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 Liên Hợp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân
quyền. Vào ngày này bà Eleanor Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, đã đại
diện Liên Hợp Quốc tuyên đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền lịch sử tại
Paris, Pháp. Bản Tuyên ngôn này là nền tảng cho Bộ luật Nhân quyền Quốc tế, bao
gồm hai công ước cơ bản về quyền con người cùng được Liên Hiệp Quốc thông qua
vào năm 1966 là Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước
Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã nỗ lực và đạt nhiều thành tựu trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, thực hiện các khuyến nghị quốc tế về nhân quyền. Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán từ lời nói đến hành động, thống nhất tuyệt đối chủ trương tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Đầu tiên phải kể đến sự hoàn thiện về hệ thống pháp luật nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các bản Hiến pháp trước đó đã thể hiện rõ chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quan điểm này được thể hiện qua từng Điều, khoản quy định trong Hiến pháp. Đây là cơ sở quan trọng, là nguyên tắc để xây dựng các văn bản luật và các quy định khác.
Thoát khỏi sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, Việt Nam đã trở thành một quốc gia hòa bình, độc lập, được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một trong những nước tiên phong và là điểm sáng về thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh, công bằng và tiến bộ xã hội. Phát triển bền vững đi đôi với tôn chỉ bảo đảm quyền con người, luôn đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu khi đưa ra bất cứ chủ trương, chính sách nào.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã nỗ lực và đạt nhiều thành tựu trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, thực hiện các khuyến nghị quốc tế về nhân quyền. Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán từ lời nói đến hành động, thống nhất tuyệt đối chủ trương tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Đầu tiên phải kể đến sự hoàn thiện về hệ thống pháp luật nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các bản Hiến pháp trước đó đã thể hiện rõ chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quan điểm này được thể hiện qua từng Điều, khoản quy định trong Hiến pháp. Đây là cơ sở quan trọng, là nguyên tắc để xây dựng các văn bản luật và các quy định khác.
Thoát khỏi sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, Việt Nam đã trở thành một quốc gia hòa bình, độc lập, được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một trong những nước tiên phong và là điểm sáng về thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh, công bằng và tiến bộ xã hội. Phát triển bền vững đi đôi với tôn chỉ bảo đảm quyền con người, luôn đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu khi đưa ra bất cứ chủ trương, chính sách nào.
Việt
Nam cũng là một trong những quốc gia nỗ lực bảo đảm quyền tự do thông tin, tự
do ngôn luận cho người dân. Hiện nay, tất cả các ban, bộ, ngành, đoàn thể từ
trung ương đến địa phương, các giai cấp, tầng lớp, các hội nghề nghiệp, các giới,
các thành phần “nam, phụ, lão, ấu” trong xã hội đều có tờ báo, tạp chí, bản tin
của mình. Nếu mỗi công dân Việt Nam tham gia sinh hoạt, hoạt động ở tổ chức nào
thì đều có ấn phẩm báo chí của tổ chức đó bảo đảm quyền được thông tin của
mình. Internet mới vào Việt Nam từ cuối năm 1997, chỉ trong vòng 20 năm, nhờ
chính sách phát triển thông thoáng, Việt Nam hiện có hơn 60% người dân sử dụng
internet, xếp thứ 16 thế giới về số lượng người dùng mạng thông tin toàn cầu
này.
Việt
Nam là một trong các quốc gia thúc đẩy hợp tác quốc tế về bảo vệ nhân quyền.
Trong bất cứ các buổi hội thảo, hội nghị quốc tế, lãnh đạo Việt Nam luôn đưa ra
nhiều sáng kiến, nhiều phương hướng giúp bảo vệ quyền con người trên toàn thế
giới. Nhân quyền và môi trường sống luôn là hai vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm hàng đầu.
Từ
một nước nghèo vươn lên sau hậu quả của chiến tranh, Việt Nam từng bước lớn mạnh
khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, có nhiều đóng góp quan trọng
trong việc duy trì, bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới và từng được bầu
là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc. Trong những năm tiếp theo,
Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của mình trong việc bảo vệ quyền con
người, tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp chung của toàn nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét