PHÊ
PHÁN QUAN ĐIỂM CHO RẰNG KHÔNG CÓ
TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở VIỆT NAM
Đại
Nguyễn
Trong thời gian qua có nhiều quan điểm
chống phá cho rằng không có tư tưởng Hồ Chí Minh, phải chăng có tư tưởng Hồ Chí
Minh thì cũng chỉ là sự giả dối, ngụy tạo, thậm chí đó là ý muốn chủ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam muốn xây dựng nên một hình tượng, một học thuyết, tư
tưởng kiểu mẫu mà thôi. Từ đó, họ lập luận và đưa ra một số luận cứ trái ngược
nhằm chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, cũng như bản chất, tính khoa học,
cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Xung quanh vấn đề này có rất nhiều quan
điểm đòi xét lại và nghi ngờ về giá trị cũng như tầm vóc vĩ đại tư tưởng của
Người. Dưới đây là một trong số đó:
1. Một số quan điểm chống phá đòi xét lại
tư tưởng Hồ Chí Minh
Có quan điểm cho rằng: Chủ nghĩa Mác -
Lênin muốn áp dụng đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản để xoá bỏ các giai
cấp bóc lột; còn tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh thì chấp nhận sự tồn tại của các giai cấp, tầng lớp khác
nhau và khuyến khích việc làm giàu chân chính. Có quan điểm cho rằng: Hồ Chí
Minh là người đạo văn thông quan việc Người thường trích dẫn ca dao, tục ngữ,
thường nhắc lại những câu nói của người xưa, nhưng Người không trích dẫn, cho
rằng đó là của mình sáng tạo ra. Họ còn thẳng thắn dẫn chứng: Quản Trọng bên
Trung Quốc thì viết: Vì lợi ích một năm trồng lúa - Vì lợi ích mười năm trồng
cây - Vì lợi ích trăm năm trồng Người. Thậm chí họ còn cho rằng, khẩu hiệu: “Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc” cũng không phải là tư tưởng của Hồ Chí Minh mà trích
từ trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự
do, dân sinh hạnh phúc”. Hay chuẩn mực: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
là những tiêu chuẩn đạo đức hết sức cơ bản của Nho giáo đã đưa ra cách đây hàng
ngàn năm, chứ không phải của Hồ Chí Minh. Tất cả những lập luận đó, những dẫn
chứng đó đều là áp đặt và vô căn cứ, không có cơ sở khoa học, không đủ sức
thuyết phục. Mục đích của họ là nhằm hạ bệ thần tượng, bôi nhọ thanh danh, danh
dự, uy tín, phẩm giá, nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh, tiến tới xóa bỏ tư
tưởng của Người, xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, cũng như mục tiêu, con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Theo họ, trên thế giới, các triết gia và
người trí thức thường chỉ đề cập đến Mác - Angghen, Lênin, Stalin, Mao Trạch
Đông nhưng chưa ai nghe đến tư tưởng Hồ Chí Minh bao giờ. Họ cho rằng: Hồ Chí
Minh là một con người hành động chứ không phải là một lý thuyết gia, một nhà tư
tưởng như Đảng Cộng sản rêu rao, tuyên truyền, giáo dục. Theo họ, một hệ tư
tưởng phải nằm trong một hệ thống triết học đồ sộ như Mác, Ăngghen…hoặc có một
hệ thống tư duy, công trình đồ sộ, xác lập thành một hệ thống. Còn đối với Hồ
Chí Minh thì không đưa ra được một hệ thống mới nào; còn nội dung tư tưởng Hồ
Chí Minh ở đây theo họ như là như một tảng băng trôi, nó giống một thứ môn tâm
lý học chứ không phải môn khoa học thực sự có tính chất định hướng tư tưởng.
Hơn nữa, họ còn cho rằng chính Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: Tôi không có tư
tưởng nào ngoài tư tưởng Mác - Lênin. Vì vậy, xét trên nhiều phương diện, những
quan điểm của Hồ Chí Minh là hoàn toàn trái ngược với Mác - Lênin, cho nên,
càng áp dụng nó thì đất nước càng thất bại. Rõ ràng với cách lập luận như vậy
là hoàn toàn sai trái, không đúng với bản chất, sự thật và thực tiễn những gì
diễn ra, không đúng với những đóng góp to lớn của Người đối với sự nghiệp cách
mạng Việt Nam và thế giới; làm ảnh hưởng to lớn đến tên tuổi, sự nghiệp cách
mạng của Hồ Chí Minh cũng như của Đảng ta.
2. Nhận thức đúng cơ sở khoa học của tư
tưởng Hồ Chí Minh
Thứ nhất,
về nhận thức chúng ta khẳng định rằng rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa
học, dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành ngọn đuốc
soi đường cho cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã
hội là nội dung cốt lõi, xuyên suốt tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Người.
Nội dung đó được thể hiện không chỉ ở tư tưởng của Người về dân tộc, về quan hệ
dân tộc – giai cấp và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội; về đại đoàn kết dân tộc; về sự kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về Đảng Cộng sản và xây dựng Nhà nước của
dân, do dân, vì dân mà còn ở tư tưởng đạo đức và văn hoá Hồ Chí Minh. Điều này
đã minh chứng rằng: Hồ Chí Minh có tiếp thu những giá trị cốt lõi, bản chất
cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin để vận dụng vào thực tiễn Việt Nam,
trên cơ sở đó có sự phát triển sáng tạo lớn làm phong phú và có bước phát triển
mới; chứ không phải là sự bê nguyên, sự cộng lại của chủ nghĩa Mác – Lênin là
thành.
Hơn nữa, tư tưởng của Người còn được
toàn Đảng, toàn thể dân tộc ghi nhận, thừa nhận, bảo vệ và phát triển. Tại Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 - 1991) Đảng Cộng sản Việt Nam cũng
đã trịnh trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động”[1].
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 - 2001), một lần nữa, điều
đó lại được Đảng ta khẳng định. Sự khẳng định này đã thể hiện bước phát triển
mới trong nhận thức và tư duy lý luận, tư duy chính trị của Đảng ta. Chúng ta
có thể coi đó là một quyết định có tầm lịch sử quan trọng, đáp ứng được những
nhiệm vụ của thực tiễn đổi mới đất nước đang đặt ra, cũng như tình cảm, nguyện
vọng của toàn Đảng, toàn dân. Và trên thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở
thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của xã hội ta, trở
thành một bộ môn khoa học được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức, trước
hết là trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Vì thế,
việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách một khoa học, có hệ thống
để vận dụng và phát triển sáng tạo vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là
rất cần thiết và cấp bách đối với Đảng và Nhà nước ta.
Thứ
hai, chúng ta có thể khẳng định rằng, cơ sở thế giới quan và
phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh chính là xuất phát từ chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng Hồ Chí
Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin mà hạt nhân lý luận là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nhờ có thế giới quan và phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chuyển hoá được
những nhân tố tích cực, tiến bộ của truyền thống dân tộc và của nhân loại để
tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. Không có chủ nghĩa Mác - Lênin thì cũng
không có tư tưởng Hồ Chí Minh sánh ngang tầm thời đại và có khả năng giải quyết
được những nhiệm vụ thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Do đó, không thể nói,
càng không thể đánh đồng quan điểm: Chủ nghĩa Mác – Lênin chính là tư tưởng Hồ
Chí Minh ở Việt Nam, từ đó đi đến kết luận là không có tư tưởng Hồ Chí Minh là
hoàn toàn sai trái và không đúng sự thật.
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đến với chủ
nghĩa Mác – Lênin từ chủ nghĩa yêu nước được hình thành với một vốn học vấn
uyên thâm, một năng lực trí tuệ sắc sảo nhờ phân tích, tổng kết các phong trào
yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX; với khả năng tư duy
độc lập, tự chủ và sáng tạo mà nhờ đó, trong suốt thời gian bôn ba tìm tòi,
khảo nghiệm, Người đã hoàn thiện trí tuệ của mình bằng vốn hiểu biết văn hoá,
chính trị và thực tiễn cuộc sống phong phú của nhân loại. Khác với các trí thức
tư sản phương Tây khác đến với chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu như đến với một
học thuyết nhằm giải quyết những vấn đề về tư duy hơn là hành động, Người đến
với chủ nghĩa Mác - Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải
phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Từ chủ nghĩa
yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã tìm thấy con đường giải phóng
dân tộc mình và giải phóng tất cả các dân tộc khác. Người tiếp thu chủ nghĩa
Mác – Lênin theo phương pháp nhận thức mácxít và theo lối “đắc ý vong ngôn” của
phương Đông, nghĩa là cốt nắm lấy cái tinh thần, cái cốt yếu, cái bản chất.
Người vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin
để tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp cho cách mạng Việt Nam
nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đòi hỏi.
Thứ
ba, tư tưởng Hồ Chí Minh là
sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống
của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hóa của phương Đông và phương Tây với chủ
nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua
sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh. Thêm vào đó Hồ Chí Minh là một con
người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất
cách mạng cao đẹp tạo nên tư tưởng, nhân cách cao đẹp của Người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của việc
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong suốt cuộc đời, đặc biệt trong quá
trình bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm tòi, học hỏi và
tiếp thu có chọn lọc, có phê phán quan điểm của các trường phái triết học, quan
điểm tư tưởng cổ kim, đông, tây; tinh thần cách mạng, tinh thần độc lập, tự do
của các dân tộc; kinh nghiệm của các cuộc cách mạng... để vận dụng vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam, biến các giá trị tư tưởng nhân loại trở thành tư tưởng
của mình một cách sáng tạo, hợp qui luật và mang giá trị thực tiễn to lớn. Đặc
biệt, Người đã kế thừa, phát triển các giá trị tích cực của Nho giáo, Phật
giáo, Thiên chúa giáo, chủ nghĩa Tam dân và văn hóa tư sản...
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta. Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp
thu bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết này. Từ đó, trong suốt quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin để giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, đưa
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Thứ
tư, tư tưởng Hồ Chí Minh được xác lập, hình thành qua các
giai đoạn đoạn cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải tự nhiên mà có, đó
chính là quá trình gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí
Minh. Đặc biệt, đó không phải là sự lắp ghép hay bê nguyên của các học thuyết
trước đó, cũng như không phải đã hình thành ngay một lúc, mà trải qua một quá
trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện gắn với quá trình hoạt động
cách mạng phong phú của Người, gồm 5 giai đoạn: Giai đoạn hình thành tư tưởng
yêu nước và chí hướng cách mạng (từ năm 1890 - 1911); Giai đoạn tìm tòi, khảo
nghiệm (1911 - 1920); Giai đoạn hình thành cơ bản về con đường cách mạng Việt
Nam (1921 – 1930); Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định
của cách mạng Việt Nam (1930 - 1941); Giai đoạn phát triển và hiện thực hoá tư
tưởng Hồ Chí Minh (1941 - 1969). Đây chính là nội dung, cơ sở quan trọng khẳng
định giá trị, nguồn gốc tư tưởng của Người trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam, phù hợp với lí
luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Chính vì vậy, chúng ta phải khẳng
định một điều chắc chắn rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho cách
mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng ta đã khẳng định lấy
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động là hoàn toàn đúng đắn và hợp với qui luật phát triển./.
[1]
Đảng
Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.127.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét