NHÌN
NHẬN LỊCH SỬ MỘT CÁCH KHÁCH QUAN
HÃY LÀ ĐỘC GIẢ THÔNG THÁI
HÃY LÀ ĐỘC GIẢ THÔNG THÁI
Mạnh Trần
Độc lập, tự do là khát vọng ngàn đời của dân tộc ta,
nhân dân ta. Nó bắt nguồn từ truyền thống yêu nước truyền thống Việt Nam, lấy đại
nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo. Khát vọng độc lập, tự do của
dân tộc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc rút trong câu nói nổi tiếng: “Không có
gì quý hơn độc lập, tự do”. Chính vì lẽ đó, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên
đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Nhật, đế quốc Mỹ, giành lại độc lập cho dân tộc,
tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Tuy vậy, các thế lực thù địch không ngừng
xuyên tạc, phủ nhận thành quả cách mạng mà cha ông ta đã đổ bao xương máu để giành
lấy. Chúng xuyên tạc rằng: miền Bắc xâm lược miền Nam, nếu không cuộc sống nhân
dân miền Nam sẽ được như Hàn Quốc bây giờ. Đáng buồn thay, nhiều bạn trẻ không
hiểu sâu về lịch sử đã bị những luận điểm đó mê hoặc.
Thực ra không khó để nhìn rõ ra mưu đồ của chúng nếu
chúng ta nhìn lại quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam
và đặc thù của hai miền Triều Tiên.
Trước hết, ta hãy nói về sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc của nhân dân ta: Ngày 01/9/1858, tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), liên
quân Pháp - Tây Ban Nha, nổ súng mở đầu
cuộc xâm lược nước ta và đến 1896, thực dân Pháp cơ bản đặt xong bộ máy cai trị
ở nước ta. Nhân dân ta kiên quyết chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp cũng
như phản đối việc đầu hàng nhục nhã của triều đình phong kiến.
Thực dân Pháp dùng chính sách “chia để trị”, “dùng người
Việt trị người Việt”… tạo nên mâu thuẫn tôn giáo, chia rẽ dân tộc, chia rẽ vùng
miền. Với chính sách đó, chúng đã làm suy yếu sức mạnh của dân tộc ta, đàn áp
dã man các phong trào yêu nước. Bên cạnh đó, chúng bồi dưỡng bè lũ tay sai làm
“chó săn” cho chúng và khống chế chặt chẽ triều đình Huế.
Như vậy, thực tế đã khẳng định: thực dân Pháp xâm lược
Việt Nam. Nhưng buồn cười thay một số bạn trẻ cho rằng Pháp không sang thì Việt
Nam không có ô tô để đi, tàu hỏa để chạy…, như thế ta phải cảm ơn Pháp – bộ phận
này cho rằng Pháp khai phá văn minh cho Việt Nam?
Còn đế quốc Nhật có xâm lược Việt Nam không? Chúng vơ
vét tài nguyên ở Việt Nam, cùng với thực dân Pháp là thủ phạm cướp đi hơn 2 triệu
sinh mạng nhân dân ta trong nạn đói Ất Dậu (1945).
Cách mạng Tháng Tám là một chiến thắng vĩ đại của dân
tộc ta chống lại các thế lực ngoại xâm. Ta phải nhận thức đúng đắn về ý nghĩa lịch
sử của nó, tránh bị các thế lực thù địch xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận thành quả
cách mạng của nhân dân ta. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, một nước có
chủ quyền (chúng đã 2 lần bán nước ta cho quân Nhật). Chúng lập ra chính quyền
bù nhìn và tay sai. Để rồi khi chúng thất bại lần thứ hai, phải rút quân về nước
thì đế quốc Mỹ đã lợi dụng bọn tay sai đó để can thiệp vào Việt Nam.
Bây giờ, ta sẽ nêu sự khác nhau giữa Việt Nam và hai
nước trên bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên và Việt Nam hoàn toàn khác nhau.
1. Năm 1945, Triều Tiên chưa độc lập khi quân đồng
minh vào, không có chính phủ hợp pháp, nên bị chia làm 2 miền theo thỏa thuận của
các nước Đồng Minh. Do vậy “danh không chính” nên “ngôn không thuận”.
2. Uy tín của Kim Nhật Thành (Kim Il-Sung) không cao ở
Nam Triều Tiên, nhân dân Nam Triều Tiên nhiều người còn không biết tới Kim Nhật
Thành.
3. Chính phủ Nam Triều Tiên do những người kháng Nhật lập
nên, nên được nhân dân Nam Triều Tiên ủng hộ (Chính phủ tự lập của Diệm - Nhu
là tay sai của thực dân Pháp, có tội ác với nhân dân).
4. Chính quyền Nam Triều Tiên đề nghị tổng tuyển cử thống
nhất 2 miền, nhưng Bắc Triều Tiên không đồng ý. Ngược lại, Chính quyền dân bầu
do Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện đề nghị thống nhất 2 miền bằng Tổng tuyển cử (theo
Hiệp định Genève) thì chính phủ tự lập miền Nam không đồng ý.
5. Chính quyền VNDCCH do nhân dân cả nước bầu ra, khác
hoàn toàn với chính phủ Nam, Bắc Triều Tiên.
Do vậy, Bắc Triều Tiên thống nhất 2 miền bằng vũ lực,
nên không được nhân dân miền Nam ủng hộ.
Còn Việt Nam thì khác: Năm 1956 theo hiệp định
Giơnever thì thống nhất 2 miền Nam – Bắc bằng Tổng tuyển cử, nhưng Mỹ - Diệm phủ
nhận và đàn áp đòi thực hiện hiệp định Genève. Chúng ta đấu tranh bằng chính trị
nhưng không có hiệu quả, bị chính quyền Mỹ - Diệm đàn áp dã man, nhân dân miền
Nam phải tiến hành "Đồng khởi", sau đó, chúng ta mới chuyển hướng
sang đấu tranh quân sự kết hợp chính trị và ngoại giao để thống nhất 2 miền.
6. Chính quyền 2 miền Nam, Bắc Triều Tiên đều công nhận
nhau với tư cách là quốc gia, và đều mong muốn thống nhất 2 miền. Chính quyền Mỹ
- Diệm (chính quyền Sài Gòn nói chung) đều nằm dưới sự điều khiển của quan thầy
Mỹ, chia rẽ lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.
Chính vì vậy, điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam và Triều
tiên hoàn toàn khác nhau về bản chất. Những luận điểm so sánh giữa Việt Nam và
Triều Tiên là thiếu cơ sở và mang đậm mục tiêu chính trị đen tối. Chúng ta cần
nhận thức đúng đắn và trả lại sự thật cho lịch sử cũng như ghi nhớ công ơn mà
các thế hệ tiền bối đã đổ xương máu giành và giữ nền độc lập cho dân tộc Việt
Nam. Các bạn hãy là độc giả thông thái, đừng vô tình biến mình thành công cụ để
kẻ xấu lợi dụng vào những mưu đồ mờ ám, bất lợi cho quốc gia, dân tộc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét