KIÊN QUYẾT CHỐNG THAM
NHŨNG, TIÊU CỰC – GIÁ TRỊ
KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN
Trần Trí Nam
Sáng 22/01/2018, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng đã tiến hành Phiên họp thứ 13. Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ
trì phiên họp. Kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng đến nay, hoạt động phòng, chống tham nhũng đã góp phần quan trọng khôi
phục niềm tin của nhân dân với chế độ. Tuy nhiên, lợi dụng vào vấn đề này, các
thế lực thù địch cho rằng đó chỉ là dấu hiệu của việc thanh trừng, đấu đá trong
nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng, các quan điểm
của các thế lực thù địch về việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, là hoàn
toàn phi lý, suy diễn và thiếu thiện chí. Bởi vì, hoạt động phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng trên tinh thần phòng, chống tham nhũng không có “vùng cấm”, “ngoại lệ” đang tạo ra
sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, tình cảm, trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân. Đặc biệt, với sự chỉ đạo kiên quyết, toàn diện, kịp
thời, cụ thể của đồng chí Tổng Bí thư - Trưởng ban Chỉ đạo và các đồng chí Phó
Trưởng ban chỉ đạo; sự nỗ lực cố gắng, trách nhiệm cao của các thành viên Ban
Chỉ đạo; sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của các cơ quan chức năng; sự nỗ lực
cố gắng vượt bậc của các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương. Những
năm qua, hầu hết các nội dung trong chương trình công tác của Ban Chỉ đạo đã
được thực hiện nghiêm túc, hoàn thành theo kế hoạch, tạo chuyển biến mạnh mẽ,
đồng bộ, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ" trong
công tác phòng, chống tham nhũng, được nhân dân tin tưởng, phấn khởi, đồng tình
cao, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.
Mặc dù đã tạo ra bước chuyển rất mạnh mẽ
và có sức lan tỏa trong toàn xã hội, nhưng trong phát biểu kết luận phiên họp thứ 13 của
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
hoan nghênh các thành viên Ban Chỉ đạo đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, thể
hiện sự đồng tình thống nhất cao về đánh giá kết quả công tác năm 2017; định
hướng công tác và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. Trong những thành tựu chung toàn
diện trên các lĩnh vực của đất nước, công tác phòng chống tham nhũng đã có
những bước chuyển rất mạnh mẽ. Tổng Bí thư yêu cầu Ban Chỉ đạo tiếp tục đổi
mới, nâng cao hiệu quả công tác, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, với
cách làm bài bản, nghiêm túc, trách nhiệm, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ,
không làm thay cơ quan chức năng, mà định hướng, tạo đà cho các cơ quan chức
năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, theo đồng chí Tổng Bí thư,
công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần phải ráo riết, quyết liệt với quyết tâm cao cao
hơn nữa; các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng. Và công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng phải tiếp tục trở thành phong trào, xu thế, tạo
được dấu ấn tốt, lan tỏa rộng rãi, củng cố niềm tin trong nhân dân.
Thực tiễn cho thấy, chủ trương kiên quyết phòng, chống tham nhũng
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thể chế hóa thông qua hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật, quy chế, quy định về công tác kiểm tra giám sát, phân cấp quản
lý, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ... Đây là cơ sở pháp lý để cảnh báo, răn đe,
ngăn chặn, đồng thời có căn cứ để phát hiện và xử lý các sai phạm. Nhờ đó, công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được tăng cường. Qua đó phát hiện, xử lý
nghiêm các sai phạm, kiến nghị thu hồi cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ
đồng. Dưới sự chỉ đạo và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng, nhiều vụ việc đã được kết luận và tiến hành khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử theo quy định của pháp luật, nhất là các vụ án tham nhũng, kinh tế
nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Đáng chú ý, nhiều
vụ trước đây chưa làm được thì nay đã làm được, tạo hiệu ứng tốt trong dư luận
xã hội. Thông qua sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát, thanh tra,
kiểm toán, các cơ quan tiến hành tố tụng, các bộ, ngành chức năng trong phát
hiện, làm rõ, xử lý sai phạm và tội phạm ngày càng chặt chẽ, kịp thời, hiệu
quả.
Ngoài ra, vai trò của các cơ quan báo chí được phát huy. Việc chủ
động công khai thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý các cấp ủy, tổ chức đảng,
đảng viên sai phạm; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng,
kinh tế; về những vấn đề nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm, khẳng định quyết
tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng, được nhân dân
đồng tình ủng hộ.
Như vậy,
với quyết tâm cao độ của hệ thống chính trị, và sự chỉ đạo kiên quyết, đồng bộ
của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân
với hoạt động phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, đang ngày càng hiệu quả, tạo
chuyển biến rất tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và khôi
phục niềm tin của nhân dân với chế độ. Do đó, mọi luận điệu suy diễn, áp đặt, quy
chụp thiếu thiện chí của các thế lực thù địch về hoạt động phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam đều vô căn cứ và bị chính thực tiễn ở Việt Nam phủ nhận./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét