Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

 LUẬN ĐIỂM “ĐẢNG CÓ VỮNG CÁCH MẠNG MỚI THÀNH CÔNG ” CỦA HỒ CHÍ MINH
 Anh Đồng
Trong tác phẩm Đường kách mệnh năm 1927, Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm “Đảng có vững cách mệnh mới thành công[1]. Luận điểm của Hồ Chí Minh tưởng đơn giản, một chân lý ai cũng có thể biết, song trên thực tế nó vừa là một đúc rút, kết luận mang tính khoa học, vừa là một lời nhắc nhở đối với Đảng ta ở mọi thời kỳ lịch sử, là định hướng lớn có giá trị không thể thiếu trong gian đoạn cách mạng hiện nay, khi Đảng ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, gắn với thực hiện Chỉ thi 05 của BCT về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
 Luận điểm “Đảng có vững cách mệnh mới thành công” của Hồ Chí Minh cho thấy ở mọi thời kỳ lịch sử, đứng trước bất cứ một nhiệm vụ cách mạng nào, để xây dựng Đảng “vững” về chính trị, tư tưởng, tổ chức, phải gắn với việc đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, tham nhũng, lãnh phí trong Đảng. Thực tế từ năm 1930 đến nay đã chứng minh tính cách mạng, khoa học, sự đúng đắn của luận điểm trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mọi người đều biết, Việt Nam trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX chìm trong đêm dài nô lệ, bởi sự nô dịch, đàn áp, bóc lột của chế độ thực dân - phong kiến. Khi Đảng ta ra đời, đã tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi hết sức quan trọng tạo nên lịch sử phát triển của dân tộc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là một dấu mốc lịch sử khởi đầu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta, sau đó nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1946 đến năm 1954, cuộc kháng chiến chống Mỹ, năm 1954 đến năm 1975, đó là những thắng lợi rất hiếm có trong lịch sử nhân loại. Thắng lợi trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cũng như những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của công cuộc đổi mới đất nước 31 năm qua là bằng chứng thực tế về luận điểm “Đảng có vững cách mạng mới thành công” của Hồ Chí Minh.
 Không có một cách lý giải, hay biện luận nào, có thể phủ nhận, xuyên tạc được thực tế lịch sử quá trình lãnh đạo đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác của Đảng ta với luận điểm “Đảng có vững cách mạng mới thành công”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta vận dụng luận điểm “Đảng có vững cách mạng mới thành công” còn những hạn chế nhất định, đặc biệt việc diễn ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí, sự suy thoái, tiêu cực ở một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay. Chúng ta cũng nhận thức rằng, chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí là bệnh cố hữu, có thể phát sinh ở bất cứ đảng phái nào, dù đó là chính đảng của giai cấp vô sản, hay các đảng của giai cấp tư sản, căn bệnh đó sẽ có ở bất cứ chế độ chính trị nào, ở thể chế một đảng hay nhiều đảng, chỉ là nhận thức và đấu tranh ngăn chặn nó ra sao? Tình hình chính trị của nhiều nước trên thế giới trong thời gian vừa qua, dù là nhóm các nước tư bản phát triển hay không phát triển… đã và đang chứng minh điều đó.
Đảng ta hiện nay đã và đang  nhìn thẳng vào sự thật, khẳng định quyết tâm khắc phục những hạn chế, khuyết đểm, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí, sự suy thoái, tiêu cực ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. Quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, tham nhũng, lãnh phí đã và đang thu được những kết quả bước đầu, từ đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng với công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Thực tế cho thấy, sự chống phá của các thế lực thù địch ở thời điểm lịch sử nào cũng có, khi đấu tranh giàng độc lập dân tộc và khi xây dựng đất nước, điều này cũng không làm mọi người ngạc nhiên. Gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đang thu được những thành tự quan trong trên tất cả các lĩnh vực, vì vậy sự chống phá của các thế lực thù địch diễn ra ngày càng thâm độc hơn; những vụ việc tiêu cực lớn hiện nay có liên quan đến một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong bộ máy Đảng, Nhà nước, được Đảng ta chỉ đạo xử lý nghiêm khắc, thì các thế lực thù địch rêu rao rằng các phe cánh trong Đảng đang “thanh trừng”, “hạ bệ” lẫn nhau, “đảng độc tôn lãnh đạo lên dẫn đến bệnh tham nhũng, lãng phí”, “phải đa đảng để chống tham nhũng”….. Từ cách lập luận mập mờ, thiếu cơ sở khoa học, chúng tìm cách bôi đen, phủ nhận, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ai cũng hiểu rằng, để phân tích, luận giải một vấn đề, nhất thiết phải trên cơ sở khoa học, cơ sở lý luận và thực tiễn đúng đắn, mới khách quan, trung thực, chứ không vì mục đích đen tốt, “vụ lợi” đưa ra những nội dung thiếu căn cứ./.







[1] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 267, 268.
CẢNH GIÁC VỚI XU HƯỚNG
“XÉT LẠI LỊCH SỬ”, “VIẾT LẠI LỊCH SỬ”
                                                                                              
Gần đây, ý kiến “xét lại lịch sử”, “viết lại lịch sử” được nêu lên dưới một số hình thức với một số biến tướng khác nhau, nhưng qua biểu hiện của chúng có thể sơ bộ quy lại trong ba nhóm: Một là, Viết lại lịch sử vì cho rằng thiếu chân thực (về tư liệu) và thiếu hiểu biết (về phương pháp); Hai là, Viết lại lịch sử để tô vẽ bản thân; Ba là, Viết lại lịch sử với mưu đồ chính trị”.
Không rõ do động cơ và ý đồ không trong sáng, do thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm, hay do “thói quen giật tít câu like hay comment” mà một số tờ báo, tạp chí đã góp phần làm sai lệch một số vấn đề lịch sử? với mức độ, tốc độ lan truyền thông tin như hiện nay, với sự thiếu trách nhiệm trong kiểm chứng hoặc thẩm tra độ chính xác của thông tin, thì điều này gây tác hại rất lớn. Như có tờ báo phỏng vấn “nhà cách mạng lão thành”, nhưng “nhà” này “nhớ nhầm”, nói sai, quy công lao, “tự nhận” thành tích về mình. Có sách lại viết về “nhân vật lịch sử quá cố” với bao niềm thương tiếc, trong khi chính người này lại vẫn sống khỏe mạnh. Có báo, sách công bố sai lệch nhiều tư liệu, chữa lại cả sự kiện lịch sử đã được khẳng định - mà cái “sự mới” do họ viết ra lại không dựa trên cơ sở khoa học nào… Những ấn phẩm đó mang danh viết về lịch sử nhưng lại làm “nhiễu”, sai lệch chân lý, kiến thức, gây mơ hồ và chính sự mơ hồ đó dẫn đến sai lệch trong tư duy, dẫn đến nghi vấn về sự thật.
Ðiều đáng nói là một số cơ quan, cán bộ có trách nhiệm tổ chức, quản lý công việc viết sử lại bỏ qua, giữ thái độ im lặng, “án binh bất động”, tuy họ thừa hiểu rằng làm như vậy là sai. Do đó, họ đã (vô tình hay hữu ý) im lặng trước một việc sai, có thể tiếp tay cho cái sai tiếp theo, đó là điều cần phê phán. Bên cạnh đó, việc một số cuốn sách, tờ báo thiếu cẩn trọng đưa thông tin sai sự thật tới công chúng, hoặc đưa thông tin không chính xác, thậm chí sai về lịch sử cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức chung. Việc nghiên cứu và viết sử cần ở người viết một cái tâm trong sáng, khách quan, tầm nhìn rộng hơn ngoài chuyên môn sâu của mình để phân định điều gì của lịch sử đã được khẳng định, điều gì còn là tồn nghi, điều gì bị chi phối bởi “tâm lý xã hội”.
Nhu cầu hiểu biết về quá khứ luôn là một đòi hỏi của con người. Nhà sử học Nga O Va-in-xten cho rằng: “Lịch sử là sự tập hợp những tấm gương để cho người ta bắt chước những hành vi tốt và tránh đi những hành vi xấu”. Các bài học, kinh nghiệm từ quá khứ lịch sử vẫn mang những giá trị to lớn đối với xã hội hiện tại. Để động viên nhân dân trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc năm 1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng, cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi,… yêu dân trị nước tiếng để muôn đời”; “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn…”. Sự khách quan, tính trung thực chính là điều làm cho sử học hấp dẫn, hứng thú khi đọc và học lịch sử cũng bắt nguồn từ đó. Nhưng lịch sử không cần và không chấp nhận việc “xét lại lịch sử”, “viết lại lịch sử” với tầm nhìn hẹp, hoặc từ cái tâm thiếu trong sáng.

                               Bình Nguyễn
                 


“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
Chiến thắng của nhân tố chính trị, tinh thần
Cách đây hơn bốn thập kỷ, thời gian càng lùi xa, càng cho chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về sự kiện trọng đại  – “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Đó là biểu tượng cao đẹp về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chiến thắng  “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố chính trị, tinh thần có ý nghĩa quyết định và thể hiện trước hết ở sự  lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Đảngvà Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tư duy chính trị, quân sự sắc sảo, độc đáo, Đảng tavà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra âm mưu, thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mỹ ngay từ những  năm 1960 và dự báo: “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội”. “Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.
Từ dự báo chiến lược đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Quân chủng Phòng không - Không quân và các quân khu: Phải sẵn sàng đối phó với khả năng Mỹ đưa không quân chiến lược đánh phá trở lại miền Bắc. Những dự báo cùng những chỉ thị, chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vang lên như lời hịch kêu gọi toàn dân, toàn quân ta với ý chí quyết tâm dám đánh, biết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.
Từ 18/12 đến 30/12/1972, Quân và dân Hà Nội mà nòng cốt là các lực lượng phòng không - không quân đã làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, giáng đòn quyết định vào cố gắng cuối cùng của Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử làm tiền đề để đi đến thắng lợi của sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Kỷ niệm 45 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vừa là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại chiến công hào hùng của quân và dân ta, đồng thời, thêm một lần khẳng định tầm nhìn chiến lược, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là sức mạnh của cuộc chiến tranh chính nghĩa - cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã nhận được sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của các nước XHCN anh em; sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng cách mạng, hòa bình và của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Đó còn là sự thể hiện sức sống mãnh liệt của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng.
Tự hào về Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã và đang vượt qua thử thách, vươn lên giành thắng lợi mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng, chuẩn bị toàn diện, nhằm huy động cao nhất sức mạnh tổng hợp của cả nước, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Trong các nhân tố đó, xây dựng và phát huy nhân tố chính trị, tinh thần của quân và dân vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Để xây dựng và phát huy nhân tố chính trị, tinh thần trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trước hết phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trang bị vũ khí, kỹ thuật ngày càng hiện đại cho lực lượng vũ trang trước hết cho một số lực lượng, trong đó có bộ đội phòng không - không quân. Chủ động xây dựng, phát triển, huy động tiềm lực chính trị - tinh thần sẵn có thành sức mạnh chính trị - tinh thần khi chiến tranh xảy ra nhằm, đó là sự chủ động bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới.
Gần 45 năm đã qua, trở lại với một sự kiện lịch sử mà tầm vóc, ảnh hưởng và ý nghĩa của nó không chỉ đối với Tổ quốc - dân tộc Việt Nam mà còn vang vọng khắp năm châu bốn biển. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” gợi mở nhiều vấn đề chúng ta cần phải tiếp tục tìm tòi, làm sáng tỏ thêm về sự kiện lịch sử này, đúc rút những bài học về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 
                                                                  Hùng Mạnh



NHẬN DIỆN MỘT SỐ THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
THỰC HIỆN “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong thế giới hiện đại, dân chủ, nhân quyền được xem là giá trị chung của nhân loại. Các dân tộc không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển và bản sắc văn hóa đều có đóng góp nhất định vào giá trị chung đó. Dưới chiêu bài "dân chủ, nhân quyền”, họ tự xưng mình là những người có "sứ mệnh" đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Vậy thực chất quan điểm chính trị của họ là gì? Họ thường xuyên đăng tải những thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt những vấn đề "dân chủ, nhân quyền" nhằm nói xấu chế độ ở Việt Nam nhằm mục đích gì? Sự thật các thế lực thù địch chưa bao giờ chúng từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng nước ta, mà thủ đoạn cơ bản của chúng, là thông qua hoạt động lợi dụng các vấn đề về dân chủ, về nhân quyền để từng bước vô hiệu hóa và tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển hóa toàn diện chế độ chính trị ở Việt Nam theo quỹ đạo Chủ nghĩa đế quốc và phương Tây. Trong đó đáng chú ý là những âm mưu cụ thể sau đây:
Dùng vấn đề nhân quyền làm “khẩu hiệu, ngọn cờ” để liên kết, tập hợp lực lượng nhằm hình thành các tổ chức đối lập với Đảng và nhà nước Việt Nam.
Có thể nói hình thành lực lượng đối lập ở Việt Nam là một mục tiêu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch đối với nước ta để thực hiện âm mưu chuyển hóa, lật đổ chế độ ở Việt Nam trong chiến lược “diễn biến hòa bình”. Để hình thành lực lương đối lập chúng có thể thông qua nhiều hình thức, con đường tác động, núp dưới nhiều chiêu bài khác nhau, song cơ bản nhất, thuận lợi nhất là thông qua chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền bởi nó có thể che đậy được bản chất phản động, dễ lôi kéo, lừa bịp quần chúng và dễ tranh thủ được sự ủng hộ từ bên ngoài.
Lợi dụng vấn đề nhân quyền tác động trên lĩnh vực dân tộc và tôn giáo gây mất ổn định chính trị, tạo cớ can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của ta, gây sức ép buộc Việt Nam phải chấp nhận các yêu sách về vấn đề nhân quyền của Chủ nghĩa đế quốc và phương Tây.
Tôn giáo, dân tộc là một trong những lĩnh vực chính trị xã hội phức tạp và nhạy cảm. Lợi dụng vấn đề quyền con người tác động chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo, dân tộc của các thế lực thù địch là một trong những hướng tác động nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh chính trị, sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước ta hiện nay.
Hiện nay, các lực lượng thù địch nhìn nhận tôn giáo ở Việt Nam như một lực lượng chính trị có thể “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam và đang hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối trong các tôn giáo cả về tinh thần và vật chất, phục vụ cho âm mưu sử dụng tôn giáo làm lực lượng thúc đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hoá” nhằm làm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Chính sự hậu thuẫn này là nhân tố kích động số phần tử quá khích trong tôn giáo có thái độ thách đố với chính quyền, như: Chúng có ý đồ thành lập “Uỷ ban liên tôn chống cộng”, lôi kéo tín đồ, tụ tập đông người, xúi giục biểu tình, gây rối dẫn tới bạo loạn để chờ bên ngoài can thiệp.
Dùng vấn đề nhân quyền để kích động các hoạt động chống đối Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra sự rối loạn, gây mất ổn định chính trị xã hội, khi có thời cơ và điều kiện sẽ đẩy tới hoạt động bạo loạn, lật đổ chế độ xã hội chũ nghĩa Việt Nam.
Thực hiện âm mưu này, các thể lực thù địch lợi dụng triệt để, khai thác những vấn đề tiêu cực, phức tạp trong đời sống xã hội, những yếu kém, bất cập, sơ hở thiếu sót trong việc ban hành và thực hiện các chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền con người, khai thác tâm lý, tâm trạng bất bình, bất mãn của một bộ phận quần chúng nhân dân, cán bộ đảng viên để kích động, lôi kéo quần chúng nhân dân vào các hoạt động chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt hiện nay, chúng đã và đang lợi dụng, khai thác tình trạng quan liêu, tham nhũng, tình trạng vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân của một bộ phận cán bộ công chức, lợi dụng mâu thuẫn xã hội, lợi dụng những vấn đề phức tạp trong tôn giáo, dân tộc thiểu số, lợi dụng những thiếu sót yếu kém trong việc ban hành và thực hiện các chính sách có liên quan đến các tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên và các chính sách liên quan đến tôn giáo, dân tộc, nông nghiệp, nông thôn để kích động các hoạt động chống đối dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền.
Tóm lại, dưới danh nghĩa đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền chúng sẽ tiếp tục tung ra nhiều luận điệu, thủ đoạn xảo trá để xuyên tạc, kích động gây chia rẽ, hạ uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, phá hoại đoàn kết nội bộ của chúng ta. Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ tiếp tục bị chúng đả kích, xuyên tạc và bôi nhọ. Nhiều tin đồn, luận điệu thất thiệt, giả mà như thật, bịa đặt hoàn toàn với các tình tiết mĩ miều, ly kỳ sẽ được tung ra trên các diễn đàn. Tuyệt nhiên không tin được các thông tin ngoài luồng, bịa đặt kiểu như này. Mục đích của chúng là gây rối loạn và càng rối loạn thì đám phản loạn lại càng mừng vui. Do vậy, mỗi người dân, cán bộ, đảng viên, thanh niên, cần nâng cao cảnh giác, miễn dịch với các thông tin độc hại.


                                                                  Hục Dương 

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

An Nhiên

Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội ta. Đặc biệt, trong thời gian gần đây hành động chống phá Quân đội nhân dân Việt Nam của các thế lực thù địch quyết liệt hơn, gay gắt hơn cả về thủ đoạn, nội dung, phương thức tiến hành. Vì vậy, việc nêu cao tinh thần cảnh giác và chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, hành động thâm độc đó là rất cần thiết, quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
          Về nội dung, chúng tuyên truyền, xuyên tạc chức năng của Quân đội ta. Điển hình, là chức năng “đội quân lao động sản xuất”, họ dựng lên vấn đề “Quân đội làm kinh tế” và đưa ra những “luận cứ” phiến diện rằng: “Trên thế giới không có quân đội nào làm kinh tế, chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân”, “Quân đội mà làm kinh tế sẽ dẫn đến 08 điều nguy hại”, “lợi ít, hại nhiều, phúc nhỏ, họa lớn”, v.v. Trong khi có thể họ không biết do ấu trĩ hoặc biết nhưng cố tình lờ đi sự thật là Quân đội nhân dân Việt Nam có ba chức năng cơ bản: “Đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất”. Quân đội nhân dân Việt Nam không làm kinh tế, càng không làm kinh tế một cách thuần túy, mà là thực hiện tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đây là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Đây là sự khác biệt hoàn toàn về bản chất của luận điểm “Quân đội làm kinh tế” mà những kẻ phản động nêu ở trên. Từ xuyên tạc và ngụy biện một cách trơ trẽn về “Quân đội làm kinh tế” chúng đã đi đến “phán xét” rằng, “đây là cách làm giàu của một bộ phận lợi ích nhóm trong Quân đội, tiếp tay cho tham nhũng dưới cái bóng của quyền lực”; đồng thời, kích động, tuyên truyền, tạo dư luận xấu trong xã hội, gây mất niềm tin của nhân dân vào lực lượng vũ trang nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng; kêu gọi mọi người lên tiếng “đấu tranh” phản đối chủ trương Quân đội làm kinh tế. Rồi chúng đưa ra lời “khuyên”: Quân đội “hãy rời bỏ việc làm kinh tế”. Không những thế, chúng còn đẩy mạnh xuyên tạc tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng của Quân đội ta, nhất là sau khi Bộ quốc phòng bàn giao đất để mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất; đồng thời, chúng tăng cường tán phát thông tin bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” và lãnh đạo cấp cao của Quân đội. 
          Chúng đã thực hiện mưu đồ đó với nhiều phương thức xảo quyệt, thủ đoạn thâm độc, tạo sự lan truyền theo kiểu “vết dầu loang”, làm lung lạc nhận thức, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội và trong lòng nhân dân. Về lực lượng, chung đã liên kết các phần tử cơ hội, tổ chức phản động trong và ngoài nước, lấy cớ “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” hợp sức tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Quân đội nhân dân Việt Nam. Về phương tiện, chúng tăng cường lợi dụng, phát huy tính năng của mạng in-tơ-nét, chúng tổ chức lập các trang mạng mạo danh bằng nhiều thứ tiếng khác nhau có máy chủ đặt ở nước ngoài; liên kết chặt chẽ với các trang mạng phản động như: BBC, VOA, RFA,… để chống phá. Về hình thức, chúng ngụy tạo nên những tài liệu, “Thư ngỏ”, “Đơn tố cáo”, “Tâm thư”,… lợi dụng các tài khoản fanpage của mạng xã hội facebook, lập thành các kênh thông tin xấu, độc; sử dụng Youtube, tổ chức các Group facebook, lợi dụng triệt để tính năng cộng đồng để xây dựng diễn đàn trao đổi, tán phát thông tin xuyên tạc, phản động, nhất là trước, trong và sau các sự kiện chính trị, vụ việc phức tạp diễn ra. Về thủ đoạn, chúng mở chiến dịch với nhiều mũi, nhiều hướng, tung lên mạng xã hội, blog, Youtube, các cơ quan báo chí thiếu thiện chí những tin, bài, video clip,… có nội dung xấu độc, với tần xuất dày đặc. Đồng thời, tìm nguyên cớ tạo “điểm nóng” để kích động nhân dân đấu tranh “bất bạo động” đòi “dân sinh, dân chủ”, tiến tới tổ chức tụ tập đông người gây áp lực với các cấp chính quyền,… kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, tổ chức thiếu thiện chí, phản động,… ở nước ngoài can thiệp. Nguy hiểm hơn, chúng mạo danh cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội đã nghỉ hưu, có uy tín để ngụy tạo “Đơn thư tố cáo” đối với cán bộ cấp cao hiện đang công tác, gây hiểu lầm, mâu thuẫn nội bộ được chúng triệt để sử dụng. Điển hình như việc mạo danh Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, nguyên Cục trưởng Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị gửi “thư” cho Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ mới đây, v.v. Có thể khẳng định rằng, nội dung mà chúng xuyên tạc hết sức sai trái, phản động; phương thức thực hiện rất tinh vi, không từ một thủ đoạn nào, nhằm “lập lờ đánh lận con đen”, gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự hoài nghi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam và lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng, v.v. Từ đó, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ, làm cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam xa rời chuẩn mực chính trị, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, tư tưởng, đạo đức, bản chất, truyền thống của Quân đội cách mạng; mơ hồ về chức năng, nhiệm vụ, nhầm lẫn về đối tác, đối tượng; giữa hợp tác và đấu tranh,… dẫn đến mất cảnh giác, mất phương hướng chính trị, làm tổn hại đến uy tín, vị thế và hình ảnh cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, phá vỡ mối quan hệ đoàn kết máu thịt quân - dân.
           Cảnh giác, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi thủ đoạn chống phá Quân đội của các thế lực thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách hiện nay của mọi tổ chức, lực lượng trong toàn quân và toàn dân; trước hết, là của cấp ủy đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cán bộ chuyên trách các cấp. Để làm được điều đó, chúng ta cần tập trung vào những nội dung giải pháp cơ bản sau:
          Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội và nhân dân về bản chất, chức năng, truyền thống, vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong đó cần tập trung vào nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về chức năng lao động sản xuất, tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đất nước của Quân đội. Trong đó, trọng tâm là: Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết 425-NQ/QUTW, ngày 18-5-2017 về “Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Trong quá trình thực hiện, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần thực hiện tốt Đề án đổi mới Công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thường xuyên với giáo dục theo chuyên đềphù hợp với từng đối tượng; theo từng đặc điểm, tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị trong toàn quân. Qua đó, khẳng định rõ: Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân cách mạng, của dân, do dân và vì dân, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.Tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước là một chức năng cơ bản, nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lược, lâu dài của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thực tiễn đã khẳng định, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Quân đội ta luôn thực hiện tốt chức năng “đội quân lao động sản xuất”; kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng. Trong quá trình thực hiện, luôn tuân thủ nghiêm pháp luật Nhà nước, quy định của Quân đội; tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tăng cường an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc.Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp Quân đội đã tiên phong đi đầu trong lao động sản xuất, kinh doanh, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc phòng, làm ăn có hiệu quả, tích cực đóng góp cho ngân sách Nhà nước, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh, nâng cao đời sống của cán bộ, chiến sĩ. Tiêu biểu như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel); Tổng công ty Tân cảng Sài gòn, Tổng Công ty Đông Bắc, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB); các binh đoàn: 12, 15, 16 và 18, các đoàn kinh tế - quốc phòng, v.v. Điều đó đã khẳng định: Quân đội ta vừa anh hùng trong chiến đấu và công tác, bảo vệ Tổ quốc, vừa anh hùng trong lao động sản xuất, tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
          Hai là, chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và tăng cường làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội, quy định đơn vị. Các cấp ủy Đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy và cơ quan chức năng cần chủ động nắm tình hình, làm tốt công tác rà soát, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, khắc phục những hiện tượng buông lỏng quản lý, xử lý các mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, vi phạm nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng,. Kiên quyết không để xảy ra hiện tượng bị thâm nhập, lôi kéo, móc nối, dẫn đến tiếp tay cho các hoạt động chống phá. Đồng thời, tăng cường quản lý bộ đội trong giờ nghỉ, ngày nghỉ, trong thực hiện nhiệm vụ ngoài đơn vị, thường xuyên nắm chắc các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và xã hội của từng quân nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, đề ra biện pháp giáo dục, động viên, giải quyết phù hợp, không để quân nhân có hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật, v.v. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị cần quán triệt và thực hiện tốt phương châm: gắn “xây với chống”, lấy xây là chính, chống là quan trọng; tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh, phát huy vai trò của tổ “Chiến sĩ bảo vệ”, “chiến sĩ dân vận” tích cực phòng gian, bảo mật, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ. Trước sự phát triển bùng nổ của mạng in-tơ-nét, các đơn vị cần chú trọng xây dựng, hoàn thiện quy chế, quy định sử dụng in-tơ-nét; quản lý chặt chẽ tài liệu mật; giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, kỷ luật thông tin; nắm chắc, quản lý tốt việc quân nhân tham gia hoạt động trên mạng xã hội, nhất là trên facebook, Zalo, Youtube, v.v. Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, ngăn chặn, bóc gỡ, không để các thông tin, tài liệu, hình ảnh xấu liên quan đến Quân đội, đơn vị và quân nhân,… tán phát, để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.
          Ba là, tăng cường đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động và các biểu hiện tiêu cực trong đơn vị và đặc biệt, đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên không gian mạng. 
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trên toàn cầu, không gian mạng đã trở thành “chiến địa” vô cùng rộng lớn, khốc liệt trong cuộc đấu tranh giữa cái đúng, cái đẹp, tiến bộ với cái sai, cái xấu, phản tiến bộ. Vì thế, cảnh giác, đấu tranh loại bỏ thông tin xấu độc, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên không gian mạng luôn là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách. Để cuộc đấu tranh trên không gian mạng giành thắng lợi, cần phải có những giải pháp đồng bộ về mọi mặt. Bên cạnh xây dựng thiết chế, cơ chế, lực lượng, phương tiện kỹ thuật, nội dung, hình thức đấu tranh thích hợp, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, lực lượng trong Quân đội, của hệ thống chính trị và toàn dân, trước hết là ở nơi đóng quân; kết hợp giữa thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác tình hình, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội,…gắn với đấu tranh, phản bác những thông tin xấu, độc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội. Tăng cường đầu tư phương tiện kỹ thuật hiện đại, tổ chức xây dựng các chuyên mục, website, blog, facebook; đồng thời, phát huy vai trò của mỗi quân nhân trong việc sử dụng facebook cá nhân, các blogger,… để kết bạn, chia sẻ, lan tỏa các tin, bài có nội dung tốt, đấu tranh với thông tin xấu độc. Đặc biệt, các cấp cần quan tâm xây dựng, củng cố, nâng cao khả năng đấu tranh của lực lượng 47 của từng đơn vị. Lực lượng này nhất thiết phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ lý luận tương xứng; có nhiệt huyết, dũng khí và trình độ, khả năng sử dụng phương tiện kỹ thuật, khai thác in-tơ-nét, viết bài đấu tranh trực diện với các quan điểm sai trái, thù địch. Lực lượng này phải được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp của cấp ủy, chỉ huy; hoạt động theo quy chế, quy trình, nhiệm vụ đã xác định; thường xuyên được cung cấp tài liệu, cập nhật thông tin; bồi dưỡng chuyên sâu về phương pháp, kỹ năng đấu tranh và khuyến khích, động viên tự học, tự rèn nâng cao trình độ, v.v. Cùng với đó, cần coi trọng đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại để giúp họ phát huy năng lực tác nghiệp đấu tranh trên không gian mạng.
          Bốn là, tích cực phát huy vai trò của hoạt động tuyên truyền, các cơ quan ngôn luận, hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ của đơn vị và đặc biệt là hệ thống báo chí trong Quân đội.
Thực tiễn chỉ ra rằng, khi nào người dân được tiếp cận thông tin chính thống một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác thì khi đó họ mới có nhận thức đúng và “miễn dịch”, “tự đề kháng” trước những thông tin thất thiệt, xấu độc và chủ động tham gia đấu tranh loại bỏ thông tin sai trái một cách hiệu quả. Vì thế, bên cạnh thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục về lĩnh vực quân sự, quốc phòng, xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc, thì hệ thông truyền thanh, thông tin nội bộ và báo chí Quân đội cần chủ động, nhạy bén, đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của các thế lực thù địch, góp phần định hướng tư tưởng, dư luận, duy trì pháp luật, kỷ luật, xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh. Để làm được điều đó, các đơn vị cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin trên hệ thống truyền thanh nội bộ và đặc biệt là cơ quan báo chí Quân đội cần chủ động nghiên cứu, phát hiện, dự báo những vấn đề mới trong thực tiễn xây dựng Quân đội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong và ngoài Quân đội nắm vững tình hình, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch,… từ đó xây dựng nội dung, kế hoạch tuyên truyền phù hợp, nhất là trước những vấn đề nhảy cảm, phức tạp. Tổ chức lực lượng, mở các chuyên trang, chuyên mục đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, ‘tự chuyển hóa”, đảm bảo “đánh đúng, đánh trúng” mục tiêu, đối tượng, phản bác kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch. Trong thực hiện, phải tuân thủ nghiêm túc tôn chỉ, mục đích hoạt động của báo chí, sự định hướng, chỉ đạo của trên, cũng như quy trình, quy định tác nghiệp, đảm bảo giữ vững “trận địa thông tin”, bảo vệ quyền tự do thông tin, làm trong sạch môi trường thông tin trên mạng và trong xã hội; không để bộ đội và người dân bị “đói”, thiếu thông tin và đặc biệt là bị “nhiễu” thông tin; kiên quyết đấu tranh loại bỏ thông tin xấu độc dưới mọi hình thức. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm cơ chế cung cấp thông tin đối với báo chí, truyền thông để chuyển tải thông tin nhanh, chính xác và phản bác có hiệu quả mọi thông tin thất thiệt, độc hại; chủ động định hướng tư tưởng cho bộ đội và nhân dân trước những sự kiện “nóng”, nhạy cảm trong nước và quốc tế, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và Quân đội./.


KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG LÀ NGHIÊM KHẮC
NHÂN VĂN, THẤU TÌNH, ĐẠT LÝ
Trước việc một số đảng viên là cán bộ cấp cao của Đảng có khuyết điểm bị xử lý kỷ luật, các thế lực thù địch, phản động đã triệt để lợi dụng, tìm mọi cách phủ nhận những kết quả trong công tác phòng chống tham nhũng, nói xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng thời xuyên tạc, kích động, cho đó là “cuộc thanh trừng giữa các phe nhóm trong Đảng”, gây mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Luận điệu đó của họ không thể che lấp được sự thật: Kỷ luật của Đảng vừa nghiêm khắc, nhân văn, vừa thấu tình, đạt lý, như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII).
Khen thưởng và kỷ luật là một hoạt động thường xuyên của quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chương VIII, Khoản 1, Điều 35, quy định: “Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời”. Quy định 181- QĐ/TW, ngày 30-3-2013 của Bộ Chính trị về Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm cũng xác định: “Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị, lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh”. Như vậy, mọi đảng viên đều bình đẳng, không có bất kỳ tổ chức, cá nhân ngoại lệ, đứng ngoài, đứng trên kỷ luật của Đảng. 
Thực tiễn vừa qua, Đảng ta đã thực hiện công tác kỷ luật bảo đảm nghiêm túc, đúng quy định của Điều lệ Đảng; nhờ đó, tạo được niềm tin của đảng viên, quần chúng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng tiên phong lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Để đảm bảo sự trong sạch, vững mạnh của tổ chức đảng, Đảng ta đã tiến hành thường xuyên, chặt chẽ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đã phát hiện những vi phạm Điều lệ Đảng và kịp thời xử lý kỷ luật những đảng viên có khuyết điểm, bất kể họ là đảng viên giữ hay không giữ cương vị lãnh đạo. Như vậy, công tác kỷ luật là việc làm thường xuyên của Đảng; đồng thời cũng là sự tất yếu phản ánh quy luật phát triển của đảng cầm quyền. Thế nhưng, điều bất bình thường là ở chỗ các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại lợi dụng việc này để xuyên tạc rằng: “Đây là cuộc thanh trừng trong Đảng”. Nội dung, bản chất, sự thật của vấn đề bị các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc, bóp méo, tạo hình ảnh phản cảm trên các trang mạng xã hội nhằm gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong các tầng lớp nhân dân. Khi các vụ việc đang trong quá trình điều tra thì họ đưa ra những phỏng đoán về nguyên nhân và mức độ kỷ luật sắp tới, lồng ghép các chi tiết không có thực để thổi phồng khuyết điểm, hoặc làm sai lệch bản chất với dụng ý xấu. Họ xuyên tạc một cách trắng trợn rằng: đó là do các phe cánh, bè phái “đấu đá” nhau, hạ bệ, thanh trừng nhau để tranh giành quyền lực, v.v. Sau khi đảng viên bị kỷ luật thì họ quay sang kích động, đưa ra các câu hỏi nghi vấn tại sao trước kia không xử lý các sai phạm? cấp trên liên đới có bị kỷ luật không? ai thay thế, người đó thuộc phe cánh nào? 
Các cấp, các ngành, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn và mục tiêu chống phá xuyên suốt của chúng là: xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để thực hiện mục tiêu đó, họ dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; một trong những thủ đoạn đó là triệt để lợi dụng công tác kỷ luật của Đảng để xuyên tạc, kích động, nhằm chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, chia rẽ giữa Đảng với nhân dân, gây sự hoài nghi trong xã hội. Mặt khác, cần tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân thấy rõ mục đích công tác kỷ luật của Đảng là để giáo dục, ngăn chặn cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, ngang tầm yêu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chứ không phải là sự “thanh trừng”, tranh giành quyền lực, như luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.
Đồng thời, phải thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động nhận diện và đấu tranh phản bác có hiệu quả những luận điệu tuyên truyền sai trái, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng.

                                                                                   Vũ Đảng

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

MỘT ĐẢNG LÃNH ĐẠO KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ ĐỘC QUYỀN
                                                                                Trần Trí Nam
Trong thời gian qua, với nhiều lý lẽ ngụy biện không ít người có quan điểm đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đòi Việt Nam đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập thì mới giúp cho đất nước phát triển giàu mạnh thêm, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, … Bên cạnh đó, lợi dụng một số những hạn chế trong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, một số ít người đòi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ vai trò lãnh đạo mình. Họ vin vào chủ nghĩa Mác cho rằng: mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên tuyên truyền Việt Nam muốn phát triển thì phải đa đảng, khi đó mới có sự cạnh tranh thì Việt Nam mới có thể phát triển… Vậy một đảng lãnh đạo liệu có phải là độc quyền? Theo chúng tôi, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay hoàn toàn không phải là độc quyền. Điều này, được thể hiện trên các lý do sau:
Thứ nhất, những quan điểm sai trái trên đều do các đối tượng bất mãn với chế độ; các thế lực thù địch trong và ngoài nước, nhất là các tổ chức phản động lưu vong chống phá nước ta nêu ra, đó không phải là nguyện vọng của đông đảo nhân dân Việt Nam. Họ dùng mọi biện pháp, thủ đoạn, bằng bất kỳ giá nào cũng phải lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các phương pháp, thủ đoạn như tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chế độ, chính sách của Đảng và nhà nước. Trên internet và qua các phương tiện truyền thông đại chúng tấn công vào quan điểm tư tưởng của nhân dân và nhất là tư tưởng của các nhà lãnh đạo cấp cao của nhà nước…
Thử hỏi rằng, nếu đa nguyên, đa đảng thì tất yếu sẽ làm cho Việt Nam hỗn loạn, đây cũng chính là tiền đề cơ bản của cái gọi là “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, “cách mạng da cam”, “cách mạng đường phố” và “bạo loạn lật đổ” mà các thế lực thù địch với Việt Nam đã thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Trong con đường mà các thế lực thù địch vạch ra để lật đổ chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam là phải thành lập được một tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Như vậy, những người tuyên truyền đòi đa đảng ở Việt Nam không hề muốn Việt Nam phát triển, nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc, đó chỉ là lời lẽ ngụy biện để lừa phỉnh nhân dân Việt Nam mà thôi. Thực chất là họ muốn Việt Nam lâm vào tình cảnh mất ổn định, nhân dân Việt Nam rơi vào trạng thái xung đột lẫn nhau, muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, muốn lái Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng và nhân dân Việt Nam là sự lựa chọn của lịch sử. Lịch sử cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã xuất hiện và phủ định đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như một tất yếu tự nhiên. Năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền, thiết lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên trên hết, nên trong những ngày đầu gìn giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc. Thay mặt Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự tuyên bố giải tán Đảng, và Chính phủ do Người đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sáng suốt khi không thâu tóm quyền lực mà chia đều cho các tổ chức khác để cùng chung tay chống quân thù. Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã đấu tranh, đánh tan các tổ chức phản động, loại bỏ những quan điểm đường lối đi ngược lại với lợi ích dân tộc. Sau 1954, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chủ trương tổng tuyển cử tự do, thành lập chính phủ liên hiệp, thống nhất nước nhà. Nhưng chính chính quyền Ngô Đình Diệm dưới sự hậu thuẫn của Mỹ đã bác bỏ và phủ nhận thể chế đa nguyên đó.
Mặt khác, được sự tiếp sức của đế quốc Mỹ, các tổ chức phản động ở miền Nam cũng đã từng lập nên một chính thể đa nguyên với sự tham gia của nhiều đảng phái. Nhưng mục đích chính trị của các đảng phái đó lại chống lại nền độc lập dân tộc và quyền lợi của nhân dân lao động, nên nhân dân Việt Nam đã đứng lên lật đổ thể chế chính trị đó, thiết lập nên nền chính trị nhất nguyên và lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại diện duy nhất cho quyền lợi của nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam – một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đã và đang không ngừng xây dựng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế trong nền chính trị nhất nguyên. Nền chính trị nhất nguyên ở nước ta, là do nhân dân, vì nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thứ ba, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang khẳng định là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo cách mạng và nhân dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam dưới sự chỉ đạo, dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam – đại diện cho giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, tuy chưa được sống cuộc sống đủ đầy, nhưng chúng ta có quyền tự hào vì được sống với hòa bình và nền chính trị ổn định. Đặc biệt, chúng ta đã tổ chức thành công nhiều hội nghị lớn tầm quốc tế mà luôn đảm bảo tốt về an ninh. Nhất là, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25 vừa qua tại Đà Nẵng đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều dấu ấn cả về công tác tổ chức, sự thân thiện, và sự ủng hộ, hân hoan chào đón của nhân dân Đà Nẵng nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung. Nhìn vào thành quả, Việt Nam đã có nhiều bước phát triển to lớn về chính trị, kinh tế và văn hóa, đời sống của nhân dân được cải thiện, điều đó là nhờ sự lãnh đạo và dẫn dắt của Đảng, được thể chế hóa vào điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động: Đó là độc lập, tự do cho dân tộc; là quyền tự quyết dân tộc, quyền bình đẳng với mọi quốc gia khác trong việc lựa chọn con đường phát triển đi lên của mình; là quyền tự do lập hiến và lập pháp, lựa chọn và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; là quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các thành phần kinh tế; quyền tự do làm giàu theo pháp luật, phát huy dân chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương xã hội; là sự phát triển trong đa dạng các sắc màu văn hóa dân tộc; là sự tiến bộ trong giáo dục, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu vì sự tiến bộ và phát triển toàn diện con người…
Tóm lại, những thành tựu không thể phủ nhận của nền chính trị nhất nguyên đó đã khẳng định và ngày càng củng cố vững chắc hơn vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, là Đảng duy nhất lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam, và đó hoàn toàn không phải là độc quyền như một số quan điểm sai trái đã rêu rao tuyên truyền./.


Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

PHẢI CHĂNG? “VIỆT NAM LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG
 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG”?
Long Vĩ
Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 là một cơn địa chấn chính trị lớn của thế kỷ 20. Nó có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với thế giới XHCN và độc lập dân tộc mà còn cả đối với thế giới tư bản chủ nghĩa.
Các thế lực thù địch với CNXH, các chiến lược gia và chính khách cỡ lớn của CNTB đều hoan hỷ ăn mừng rằng đây là hồi chuông báo tử, rằng chủ nghĩa xã hội (CNXH) sẽ diệt vong vào cuối thế kỷ 20. Đảng ta nhận định hoàn toàn ngược lại. Sự sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu kéo theo thoái trào của PTCS và công nhân thế giới là một tổn thất lớn, nhưng đó là tạm thời chứ không phải tất yếu, tin rằng, các nước XHCN còn lại sẽ giữ vững trận địa, đảng cộng sản và công nhân sẽ khôi phục hoạt động trong điều kiện mới, xu thế XHCN sẽ tiếp tục đi lên dưới hình thức này hay hình thức khác.
Câu trả lời bước đầu đã có vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. CNXH không hề diệt vong. Các nước XHCN còn lại không những giữ vững trận địa mà còn định hướng vững vàng cho sự phát triển tiến lên. Các phong trào XHCN kiểu Mỹ Latinh đã phát sinh, phát triển, khởi đầu từ Venezuela rồi lan ra một số nước khác... Chủ nghĩa tư bản thế giới không thể chứng minh được rằng nó là lực lượng thống trị toàn cầu và xã hội tư bản là xã hội tốt đẹp cuối cùng của loài người. Ngay giữa lúc thế giới TBCN huênh hoang về sức sống dài lâu của nó thì khủng hoảng cục bộ đã xảy ra, rồi đến khủng hoảng toàn diện hơn, kể từ năm 2008 đến nay vẫn còn chưa hoàn toàn hồi phục. Thế giới từ lưỡng cực thành đơn cực, rồi nay lại thành đa cực. Các nước thuộc các chế độ chính trị, xã hội khác nhau đều tham gia "toàn cầu hóa" và "hội nhập quốc tế", vừa cạnh tranh, vừa hợp tác dưới nhiều cung bậc khác nhau.
Điểm qua như thế để thấy rõ rằng, gần 3 thập kỷ đã trôi qua kể từ khi mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ, xung quanh vấn đề nên theo hay không theo CNXH, diễn biến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và trong xã hội ở Việt Nam cũng không thuần nhất và khá phức tạp, nhưng về cơ bản vẫn kiên định con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Quan điểm cho rằng "CNXH sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, vì thế Việt Nam không nên và không thể gắn liền mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH" không phải bây giờ mới có mà đã có từ lâu, từ sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nhưng từ đó đến nay, những kẻ chống đối không còn nói nhẹ nhàng như thế, họ thẳng thừng đòi "ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa...". Và đến thời điểm chúng ta đang tiến hành "phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", có người mang danh đảng viên, với vỏ bọc của người “thật sự yêu nước” nói rằng, trong lựa chọn đường lối, Đảng ta đã sai lầm không chỉ từ Hội nghị thành lập Đảng (năm 1930) mà là từ Đại hội Tua (năm 1920). Ý tứ đằng sau những giọng điệu ấy là gì, chắc mỗi người chúng ta đều biết.
            Với quan điểm ấy, họ đã sai lầm ít nhất là ở 2 vấn đề lớn sau đây:
Một là, về sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu
Thứ nhất: Sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình cụ thể về xây dựng CNXH, chứ không phải sự sụp đổ của CNXH nói chung, với tư cách là một nấc thang phát triển của xã hội loài người, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thứ hai: Chế độ Xô viết ngay từ lúc mới ra đời ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười (năm 1917) và sau này trên toàn Liên bang Xô viết, đã tỏ rõ tính ưu việt so với các chế độ chính trị-xã hội trước đó. Chính quyền Xô viết thực sự là chính quyền của công-nông-binh và của nhân dân lao động nói chung. Nhờ tính ưu việt đó, nó đã đánh thắng cuộc chiến tranh can thiệp của các nước đế quốc sau Cách mạng Tháng Mười, lập lại hòa bình và xây dựng chế độ mới, thực hiện công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp thành công, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức-Nhật, dẫn tới sự ra đời của hệ thống XHCN thế giới. Vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX, sự nghiệp xây dựng CNXH ở Liên Xô đạt được những thành công lớn, khiến cho Đảng và Nhà nước Xô viết ngộ nhận là CNXH đã xây dựng xong và chủ trương Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Sự thật thì cũng thời gian đó, nhiều nhược điểm và khuyết tật trong nội bộ Nhà nước Xô viết cũng bắt đầu hé lộ, nhất là khi so sánh với những bước phát triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa thời đó. Nếu vì sự sụp đổ sau này mà phủ nhận sạch trơn những gì chế độ Xô viết đã giành được là một sai lầm nghiêm trọng trong cách nhìn lịch sử.
Thứ ba: Vào những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, sau khi phát hiện sự chậm trễ của mình, Liên Xô đề ra chính sách cải tổ; các nước XHCN Đông Âu cũng đề ra cải cách. Cải tổ và cải cách nhằm mục tiêu tăng tốc về kinh tế và thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi hơn. Sai lầm của Liên Xô và các nước Đông Âu lúc đó là đã sa vào chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng đối lập, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, gây hoang mang, dao động trong đông đảo quần chúng, dẫn đến hỗn loạn xã hội, khiến cho ở Đông Âu, chính quyền bị các thế lực thù địch cướp lấy, còn Liên Xô thì chia rẽ sâu sắc trong nội bộ lãnh đạo, cuối cùng chính quyền cũng lọt vào tay nhóm chống đối trong Bộ Chính trị, những kẻ chống chính quyền Xô viết từ rất sớm. Không thấy nguyên nhân trực tiếp của sự sụp đổ là ở đây, mà coi sự sụp đổ là tất yếu của chính quyền Xô viết cũng là sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
Thứ tư: Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên, còn có một nguyên nhân trực tiếp khác nữa là âm mưu và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch với cái gọi là “chiến thắng CNXH mà không cần chiến tranh”, “xóa bỏ CNXH mà không cần súng đạn” trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc. Do đó, Liên Xô và nhiều nước khác đã sa vào cái bẫy này của chúng mà không tự giác phát hiện, khắc phục và sửa chữa.
Hai là, về sự lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở Việt Nam.
Thứ nhất: Đúng là ngay từ ngày mới thành lập, Đảng ta đã đề ra chủ trương "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản". Như cách nói ngày nay, đó là làm cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên làm cách mạng XHCN. Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với CNXH được đề ra xuất phát từ thực tế tình hình nước ta lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp, cũng xuất phát từ xu thế phát triển có tính quy luật của thời đại mới sau Cách mạng Tháng Mười Nga là tiến lên CNXH. Gần 9 thập kỷ, trải qua những chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối này, cớ sao vì sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu mà phải từ bỏ nó?
Thứ hai: Trong xây dựng CNXH, Việt Nam học tập kinh nghiệm của Liên Xô và các nước XHCN đi trước nhưng hoàn toàn không có sự sao chép. Mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam không phải là mô hình Xô viết của Liên Xô, bởi sự khác biệt cơ bản là ở chỗ, một bên là từ cơ sở của chế độ tư bản đi lên, một bên từ độc lập dân tộc đi lên. Hồ Chí Minh từng nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[1]. CNXH đối với Bác, như ngày nay chúng ta vẫn nói, là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhầm lẫn giữa mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam với mô hình Xô viết là một sự sai lầm lớn.
Thứ ba: Vào những năm Liên Xô và Đông Âu tiến hành cải tổ và cải cách, Việt Nam cũng đề ra đuờng lối đổi mới. Những nhân tố đầu tiên của đổi mới xuất hiện từ những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ 20, nhưng đổi mới toàn diện trở thành đường lối chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vào cuối năm 1986 theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng. Đổi mới của chúng ta không đi theo vết xe đổ của cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Đông Âu. Đảng ta đã nêu rõ 6 nguyên tắc của đổi mới, trong đó vấn đề giữ vững định hướng XHCN, đổi mới chứ không đổi màu là nguyên tắc đầu tiên. Chúng ta cũng bác bỏ quan điểm cho rằng “đổi mới là nửa vời, không nhất quán”. Sự thật là đổi mới của chúng ta qua hơn 30 năm đã đưa lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho Việt Nam càng vững bước đi lên trên con đường độc lập dân tộc và CNXH. Đánh đồng đổi mới của Việt Nam với cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Đông Âu là một sai lầm có dụng ý.
Thứ tư:  Suốt hơn 30 năm đổi mới cho thấy: Nhận thức của Đảng ta về CNXH và về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử"[2] .
Cương lĩnh nêu lên 8 đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng, trong đó 3 đặc trưng đầu tiên là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ phù hợp.
Thử hỏi, con đường độc lập dân tộc đi lên CNXH tươi sáng như thế tại sao chúng ta phải từ bỏ chỉ vì mô hình XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ? Vậy “họ” đòi chúng ta từ bỏ con đường XHCN, ý đồ thực sự của “họ” phía sau đòi hỏi này là gì? Phải chăng đó là ý đồ đen tối của “họ” muốn đưa nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa?



[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.187.
[2]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.70.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...