Thứ Hai, 26 tháng 8, 2024

Nhận diện thủ đoạn bôi lem công tác đối ngoại nhân quyền của Việt Nam

Xuyên tạc, chống phá vấn đề nhân quyền là một trong những âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Trong thời gian qua, lợi dụng các hoạt động đối ngoại nhân quyền của Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc.

Mới đây, ngày 7/5/2024, tại trụ sở Liên hợp quốc (Geneva, Thụy Sỹ), đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Trước sự kiện này, các đối tượng xấu lại tung ra những trò lố, hướng lái xuyên tạc trên mạng xã hội. Thông qua các bài viết, hình ảnh, video hay livestream, các tổ chức Việt Tân, Hội anh em dân chủ… xuyên tạc rằng “Việt Nam nhận được nhiều khuyến nghị cho thấy mức độ tồi tệ nhân quyền”, từ đó giở lại chiêu bài “Việt Nam cần chấm dứt đàn áp nhân quyền”! Trang mạng xã hội của Việt Tân livestream, rêu rao “Biểu tình trước Geneva Thụy Sỹ: Người Việt Nam đòi nhân quyền cho Việt Nam”. Trước đó, tổ chức này đăng nhiều thông tin kêu gọi tụ tập buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024 trước trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva “nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam”!

Trò hề này được số này “nhai đi nhai lại”. Ngày 3/10/2023, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vu cáo, kêu gọi “Việt Nam cần khẩn cấp cải tổ quyền con người trước chu kỳ rà soát định kỳ phổ quát (UPR)”. Điều đáng nói là những kêu gọi trên của HRW hoàn toàn không có cơ sở và lý lẽ xác thực, tổ chức này phớt lờ về tình hình quyền con người ở Việt Nam, dựa vào những thông tin sai trái, cóp nhặt từ những cá nhân, tổ chức bất mãn, chống đối trong nước cung cấp. Đến ngày 11/1/2024, HRW lại công bố báo cáo thường niên về thực hành nhân quyền tại hơn 100 quốc gia năm 2023, trong đó có Việt Nam. Báo cáo này tiếp tục đưa ra các nhận định về nhân quyền tại Việt Nam một cách phiến diện, quy chụp.

Có thể thấy, mỗi khi Việt Nam ứng cử, trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hay trước các phiên đối thoại về báo cáo các quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR), khi Hội đồng Nhân quyền thông qua kết quả rà soát… thì những chiêu trò vu khống, chống phá Việt Nam lại diễn ra quyết liệt. Âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của một số hội nhóm phản động, tổ chức đội lốt nhân quyền là thường đưa ra các bản khuyến nghị, thư ngỏ, báo cáo, nêu yêu sách để xuyên tạc ở nước ta không có tự do ngôn luận, tự do tôn giáo; các quyền về dân sự, chính trị bị hạn chế, bị “chà đạp”. Thậm chí họ bịa đặt rằng, những người bất đồng chính kiến bị bắt giam một cách vô cớ, bị ngược đãi; vu cáo chính quyền bắt bớ tùy tiện, đàn áp công dân, xâm phạm quyền con người; đòi thả tự do cho những đối tượng phạm tội bị tạm giam hay bị kết án, nhất là số đối tượng có các hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Bên cạnh đó, họ bịa đặt Việt Nam thực hiện không đúng cam kết quốc tế, không có đóng góp gì cho hoạt động nhân quyền quốc tế, kêu gọi các quốc gia không bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền. Trong quá trình bầu cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc và trong các phiên đối thoại nhân quyền thường niên, lực lượng thù địch tổ chức các cuộc biểu tình ở hải ngoại để phản đối phái đoàn của Việt Nam, gây sức ép tới các quốc gia khi lựa chọn lá phiếu bầu cử.


Những chiêu trò này diễn đi, diễn lại nhiều lần, từ năm này qua năm khác, nội dung được biến tấu theo bối cảnh sự kiện nhưng ý đồ thì không thay đổi. Mục đích là làm lu mờ những nỗ lực, thành tựu trong công tác đối ngoại nhân quyền của Việt Nam; làm cho cộng đồng quốc tế hiểu sai, hiểu không đầy đủ về tình hình nhân quyền và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nhân quyền; hạ thấp, phớt lờ những thành tựu đã được công nhận trong bảo đảm, thúc đẩy quyền công dân, quyền con người; hạ bệ vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tìm cách cô lập Việt Nam với thế giới…

Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến nay, việc bảo đảm, thúc đẩy quyền con người luôn được Đảng, Nhà nước ta chú trọng và không ngừng bổ sung, phát triển qua các thời kỳ. Không chỉ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, dành nhiều nguồn lực, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, Đảng, Nhà nước ta còn chú trọng đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân quyền. Với sự cố gắng không ngừng, Việt Nam có quyền tự hào khi đạt được nhiều thành tựu quan trọng về công tác đối ngoại nhân quyền.

 Trong quá trình đổi mới đất nước, Việt Nam thường xuyên hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu trên thực tế. Các quyền dân sự, chính trị, y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí, Internet, bình đẳng giới đều đạt những tiến bộ rõ rệt. Việt Nam đã vươn lên từ một nước nghèo để trở thành một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, hội nhập quốc tế sâu rộng. Các chỉ số về phát triển con người (HDI), bình đẳng giới (GEI) của Việt Nam do các cơ quan Liên hợp quốc xếp hạng liên tục được cải thiện.  Năm 1977, nước ta gia nhập Liên hợp quốc, đây là dấu mốc quan trọng trong công tác đối ngoại nhân quyền, một mặt Việt Nam tranh thủ các nguồn lực có giá trị đối với công tác nhân quyền trong nước, mặt khác là cơ sở để Việt Nam đóng góp nhiều hơn cho công tác nhân quyền thế giới. Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại diện cho ASEAN đã trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với số phiếu cao, đây là lần thứ 2 chúng ta trở thành thành viên của tổ chức này. Thực tế cho thấy, quốc gia trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền là điều không hề dễ dàng bởi bên cạnh việc quốc gia đó phải đạt những tiến bộ vượt bậc về bảo vệ quyền con người trong nước còn phải có đóng góp tích cực, hiệu quả thúc đẩy nhân quyền trên toàn cầu.

Việc Việt Nam đã hai lần trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là minh chứng rõ nhất về thành tựu liên quan quyền con người ở nước ta. Đồng thời cho thấy vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, không chỉ những thành tựu nhân quyền trong nước mà những đóng góp của nước ta đối với công tác nhân quyền của Liên hợp quốc. Đây là minh chứng rõ nét nhất phản bác lại những luận điệu sai trái, thù địch. Vào ngày 3/4/2023, tại Geneva (Thụy Sỹ), Việt Nam soạn thảo và đề xuất với Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA). Nghị quyết do Việt Nam khởi xướng đã tập hợp được 98 nước tham gia đồng bảo trợ.  Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người. Đồng thời, chúng ta phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Việt Nam luôn chủ động trong công tác đối thoại nhân quyền. Tháng 6/2023, tại Maroc, đoàn đại biểu Quốc hội do ông Đôn Tuấn Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị viện về đối thoại tôn giáo do Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) tổ chức, quy tụ 163 quốc gia. Tham vấn tại hội nghị, đoàn đại biểu Việt Nam đã thông tin cho bạn bè quốc tế biết về những nỗ lực, thành tựu trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; ghi nhận những đóng góp của các tổ chức tôn giáo trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Ngày 27/7/2023, đoàn Việt Nam đã thăm chính thức Tòa thánh Vatican theo lời mời của Giáo hoàng Francis. Trong chuyến thăm này, Chính phủ Việt Nam và Tòa thánh Vatican đã thông qua “Thỏa thuận Quy chế hoạt động của đại diện thường trú và Văn phòng đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam”. Đây là hình mẫu của sự tin tưởng lẫn nhau và là cơ sở để thúc đẩy, mở rộng quan hệ hơn nữa giữa Việt Nam và các tổ chức, nhà nước tôn giáo. Đối với Hoa Kỳ, EU, Việt Nam luôn chủ động trong đối thoại nhân quyền, đưa công tác này ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất. Hằng năm, nước ta đều chủ động cử các phái đoàn trao đổi, thảo luận về vấn đề nhân quyền để đi đến tháo gỡ những vướng mắc, thống nhất nhận thức chung, tôn trọng tính đặc thù về nhân quyền của các bên, thúc đẩy sự phát triển.

Việt Nam cũng tích cực tham gia duy trì hòa bình, cứu trợ nhân đạo. Từ năm 2014 đến nay, hằng năm Việt Nam đều cử hàng trăm lượt cán bộ, nhân viên thuộc lực lượng vũ tranh nhân dân Việt Nam đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Đặc biệt, ngày 9/2/2023, 100 cán bộ, chiến sĩ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đã sang Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia công tác cứu nạn vụ động đất, được Chính phủ và nhân dân nước bạn, cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Trở lại với phiên đối thoại ngày 7/5 vừa qua, Việt Nam tái khẳng định chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, luôn xác định con người là trung tâm, là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới, phát triển đất nước. Các vấn đề được các nước quan tâm, Việt Nam đã trình bày, phúc đáp, thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Trong chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, quá trình triển khai các khuyến nghị, Việt Nam đã tổ chức tham vấn rộng rãi với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, trong đó có các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức xã hội, các quốc gia thành viên, đối tác phát triển, và người dân. Hằng trăm các ý kiến, phản hồi đã được thu thập và được thể hiện rõ nét trong Báo cáo này. Đến nay có 239/241 khuyến nghị (tương đương 99,2%) đã được hoàn thành hoặc triển khai một phần. Cũng trong chu kỳ này đã có 45 luật và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề quyền con người đã được thông qua hoặc sửa đổi, trong đó có một số luật quan trọng như Bộ luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phòng, chống ma túy và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Đối với một số ý kiến dựa trên những nguồn tin chưa được kiểm chứng, đoàn Việt Nam đã giải đáp, cung cấp thông tin xác thực. Việt Nam nhấn mạnh nguyên tắc đối thoại, hợp tác, tôn trọng khác biệt; đồng thời nêu rõ không có một mô hình chung cho tất cả các nước mà mỗi nước tùy theo đặc thù, điều kiện của mình sẽ có con đường phát triển riêng. Việt Nam tự tin tiếp bước trên con đường đã chọn hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, người dân được thụ hưởng các quyền con người cơ bản. Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ và cam kết của mình trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Chu Thắng

Ba đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ

 Chiều 26-8, tại Kỳ họp bất thường lần thứ tám, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm một số Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo đó, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với 3 đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc và Bùi Thanh Sơn.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 432/432 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành (bằng 100% đại biểu có mặt, chiếm 89,81% tổng số đại biểu Quốc hội) thông qua nghị quyết trên.

Như vậy, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với 3 đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc và Bùi Thanh Sơn.

Ba đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ

 Ba đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn (từ trái qua) được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. 

 

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình sinh ngày 24-5-1958; quê quán: Xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Chuyên môn, nghiệp vụ: An ninh, luật. Học vị: Tiến sĩ. Học hàm: Giáo sư. Lý luận chính trị: Cao cấp.

Đồng chí là Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; đại biểu Quốc hội các khóa: XIII, XIV và XV.

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình trải qua nhiều các vụ: Phó tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Bộ Công an, kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra án tham nhũng, Bí thư Đảng ủy Cục C37, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an; hàm Thiếu tướng (tháng 4-2007); Phó bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Đồng chí là Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

 

 Đồng chí Hồ Đức Phớc sinh ngày 1-11-1963. Quê quán: Xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Học hàm, học vị: Tiến sĩ Kinh tế.

Đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

Đồng chí Hồ Đức Phớc đã trải qua các chức vụ: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đồng chí là Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

 

Đồng chí Bùi Thanh Sơn sinh ngày 16-10-1962. Quê quán: Phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Đồng chí là Cử nhân Ngoại giao; Học vị: Thạc sĩ Quan hệ quốc tế; Lý luận chính trị: Cao cấp.

Đồng chí hiện là: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

Đồng chí Bùi Thanh Sơn đã trải qua các chức vụ: Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao (tháng 7-2016), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.  

THẢO PHƯƠNG

Giao lưu sĩ quan trẻ Việt Nam - Campuchia năm 2024

 Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Vương quốc Campuchia, đoàn sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam do Đại tá Trần Hữu Dũng, Phó trưởng Ban Thanh niên Quân đội dẫn đầu, tham gia Chương trình giao lưu sĩ quan trẻ Việt Nam - Campuchia lần đầu tiên tại Campuchia, từ ngày 25 đến 31-8. Đoàn sĩ quan trẻ QĐND Việt Nam đến từ các cơ quan, đơn vị đại diện trong toàn quân.

Sáng 26-8, đoàn sĩ quan trẻ QĐND Việt Nam tham quan tại Lữ đoàn 70 và Sở chỉ huy Công binh, Quân đội Hoàng gia Campuchia. Buổi giao lưu diễn ra trong không khí thắm tình đoàn kết, hữu nghị. Đoàn sĩ quan trẻ QĐND Việt Nam được nghe giới thiệu về lịch sử truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và nhiệm vụ hiện nay của Lữ đoàn 70 và Bộ chỉ huy công binh, Quân đội Hoàng gia Campuchia. Hai bên đã trao đổi với nhau những kinh nghiệm trong huấn luyện và xây dựng đơn vị, tìm hiểu về tình đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam - Campuchia.

Giao lưu sĩ quan trẻ Việt Nam - Campuchia năm 2024
Giao lưu sĩ quan trẻ Việt Nam - Campuchia năm 2024

Đoàn sĩ quan trẻ hai bên thống nhất nội dung chương trình giao lưu. 

Giao lưu sĩ quan trẻ Việt Nam - Campuchia năm 2024
 Đoàn sĩ quan trẻ hai nước tham gia chương trình giao lưu.
Giao lưu sĩ quan trẻ Việt Nam - Campuchia năm 2024
 Đoàn sĩ quan trẻ QĐND Việt Nam tham quan phòng truyền thống Lữ đoàn 70.

*Chiều cùng ngày, đoàn sĩ quan trẻ QĐND Việt Nam đã đến chào xã giao Đại tướng Mao Sophan, Phó tổng Tư lệnh Quân đội kiêm Tư lệnh Lục quân Hoàng gia Campuchia.

Giao lưu sĩ quan trẻ Việt Nam - Campuchia năm 2024
 Đại tá Trần Hữu Dũng và Đại tướng Mao Sophan.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt cho đoàn sĩ quan trẻ QĐND Việt Nam, Đại tá Trần Hữu Dũng cảm ơn sự tiếp đón nồng hậu, trọng thị của cán bộ, chiến sĩ quân đội Hoàng gia Campuchia dành cho đoàn; đồng thời, khẳng định chuyến thăm lần này với mục đích tuyên truyền và giáo dục cho sĩ quan trẻ Việt Nam về mối quan hệ truyền thống, gắn bó Việt Nam và Campuchia mà nhiều thế hệ lãnh đạo, quân đội và nhân dân hai nước đã vun đắp. Đây cũng là cơ hội quý báu để thắt chặt tình đoàn kết quân đội hai nước, nhất là thế hệ sĩ quan trẻ. Đại tá Trần Hữu Dũng hy vọng, Quân đội hai nước tiếp tục cùng nhau hợp tác góp phần xây dựng hai nước ngày càng phát triển. 

Giao lưu sĩ quan trẻ Việt Nam - Campuchia năm 2024

Đại tướng Mao Sophan phát biểu tại buổi gặp mặt. 

Về phía Campuchia, Đại tướng Mao Sophan vui mừng được đón đoàn sĩ quan trẻ QĐND Việt Nam đến tham quan tại Campuchia. Đại tướng Mao Sophan nhấn mạnh tình hữu nghị đoàn kết giữa hai nước, đồng thời cảm ơn quân tình nguyện Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.

Đại tướng Mao Sophan hy vọng hoạt động trao đổi, làm việc và tham quan lần này sẽ giúp sĩ quan trẻ hai nước hiểu nhau hơn với phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Trên cương vị là Tư lệnh lục quân Hoàng gia Campuchia, Đại tướng Mao Sophan mong muốn trong thời gian sắp tới, hai bên sẽ tăng cường hơn nữa hoạt động giao lưu, trao đổi giữa sĩ quan trẻ hai nước.

Trước đó, đoàn đã đến tham quan Tượng đài Thắng-Thắng nhằm hiểu thêm về cuộc chiến đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot và chính sách Thắng-Thắng của Campuchia.

Tin, ảnh: THÙY ANH (từ Campuchia)

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao bình luận về hoạt động của trường Fulbright Việt Nam

Việt Nam hoan nghênh các hoạt động của Đại học Fulbright Việt Nam như đã được khẳng định trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2023

Ngày 26-8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận về các hoạt động của trường Fulbright Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết Đại học Fulbright Việt Nam là thành quả của hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Mỹ, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Việt Nam hoan nghênh các hoạt động của Đại học Fulbright Việt Nam như đã được khẳng định trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2023.

"Chúng tôi mong muốn và tin tưởng rằng các hoạt động của Fulbright Việt Nam tiếp tục đóng góp thiết thực vào sự phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác đang ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Mỹ"- Người Phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.

Trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2023 nêu rõ: "Mỹ công bố các kế hoạch cụ thể hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển thời gian tới. Đến nay tại Mỹ đã có gần 30.000 học sinh Việt Nam đang du học và Mỹ khuyến khích các tổ chức giáo dục đón nhận thêm nhiều du học sinh Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo chúc mừng việc khởi động Chương trình Hòa bình tại Việt Nam và kỷ niệm 31 năm chương trình Fulbright Việt Nam. Hai bên hoan nghênh hoạt động của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) và việc FUV ngày càng phát huy được vai trò là một trung tâm của khu vực về đào tạo chính sách công. Hai nhà lãnh đạo cũng ghi nhận tầm quan trọng cấp thiết của việc đầu tư vào nguồn nhân lực, coi đây là nguồn lực thiết yếu đối với sự thịnh vượng, an ninh, ổn định và phát triển trong tương lai.

Việt Nam và Mỹ nhận thức rằng việc đảm bảo thịnh vượng lâu dài chỉ có thể đạt được khi người dân hai nước có nhiều cơ hội học tập các kỹ năng mới, trao đổi ý tưởng, tích lũy kinh nghiệm và hiểu biết quốc tế. Theo đó, Việt Nam và Mỹ khuyến khích mở rộng cánh cửa các trường đại học và các phòng thí nghiệm của hai nước nhằm chia sẻ những kinh nghiệm tốt, các tiến bộ khoa học và cơ hội học tập, trong đó tập trung hỗ trợ ngày càng nhiều sinh viên, giáo viên, học giả và chuyên gia nghiên cứu Việt Nam tham gia các chương trình giáo dục và đào tạo tại Mỹ. Việt Nam cũng hoan nghênh việc ngày càng nhiều sinh viên, học giả và giáo sư của Mỹ theo học, nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học của Việt Nam và khuyến khích các trường đại học Mỹ thiết lập quan hệ đối tác với các trường đại học của Việt Nam, trong có việc mở phân hiệu tại Việt Nam".

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...