Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

Tiếp tục làm sâu sắc nội hàm của quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Philippines

 Chiều 30-1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. nhân dịp Tổng thống Philippines thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Tại hội kiến, hai nhà lãnh đạo đánh giá cao những bước phát triển hiệu quả và thực chất trên tất cả lĩnh vực trong quan hệ hai nước thời gian qua. 

Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. nhấn mạnh, việc hai nước thường xuyên duy trì trao đổi đoàn cấp cao là minh chứng rõ ràng về tầm quan trọng của quan hệ hai nước; khẳng định sẽ tiếp tục tích cực triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines. Cuộc hội kiến cũng là cơ hội để trao đổi, tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam-Philippines vì hòa bình, phát triển và thịnh vượng của hai nước cũng như của khu vực, là một trong những nền tảng của quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước. 

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. Ảnh: PHẠM THẮNG
 
<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại hội kiến. Ảnh: PHẠM THẮNG 

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. tại hội kiến. Ảnh: PHẠM THẮNG

Nhất trí với nhận định của Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. về quan hệ hai nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh hai nước cần tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững. Hai nước cần tiếp tục làm sâu sắc nội hàm của quan hệ Đối tác chiến lược, tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, hướng đến khung khổ hợp tác mới trong tương lai. 

Về hợp tác kinh tế, thương mại, hai nhà lãnh đạo đánh giá đây là điểm sáng trong quan hệ hai nước, tiềm năng hợp tác giữa hai nước vẫn còn rất lớn; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu đang khó khăn như hiện nay. 

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Quang cảnh hội kiến. Ảnh: PHẠM THẮNG

Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai nước phấn đấu sớm đạt kim ngạch thương mại 10 tỷ USD trên cơ sở cân bằng lợi ích; đề nghị Philippines hạn chế các rào cản thương mại, tiếp tục tạo thuận lợi cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên tiếp cận được thị trường của nhau.

Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. cảm ơn Việt Nam luôn đáp ứng nhu cầu về gạo, giúp Philippines bảo đảm an ninh lương thực cũng như bảo đảm sự bền vững của chuỗi cung ứng trong khu vực.

Hai bên cùng cho rằng, hợp tác quốc phòng - an ninh, hợp tác biển được triển khai tích cực. Hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác như văn hóa, du lịch, giáo dục - đào tạo, giao lưu nhân dân… đạt nhiều kết quả tích cực. 

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác mới về chuyển đổi năng lượng công bằng, chuyển đổi số an toàn, năng lượng xanh; tăng cường hiệu quả các cơ chế hợp tác biển và đại dương; chia sẻ kinh nghiệm ứng phó biến đổi khí hậu.

Hai bên khẳng định tầm quan trọng của hợp tác nghị viện; bày tỏ vui mừng về hợp tác Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Philippines ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt kể từ khi Thượng viện và Hạ viện Philippines thông qua các nghị quyết nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Nghị viện Philippines - Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Quốc hội Việt Nam với Hạ viện và Thượng viện Philippines, hai bên thúc đẩy hợp tác nghị viện hai nước trở thành hình mẫu hợp tác nghị viện trong khu vực cũng như trên thế giới. Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác Quốc hội hai nước; tăng cường trao đổi đoàn, hợp tác giữa lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn của Quốc hội; trao đổi kinh nghiệm hoạt động nghị viện...

Hai nhà lãnh đạo cùng nhấn mạnh hai nước hợp tác và ủng hộ lẫn nhau trong các khuôn khổ đa phương, tăng cường đoàn kết, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN và có tiếng nói chung về an ninh khu vực, vấn đề Biển Đông, bảo đảm an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không, không đe dọa hay sử dụng vũ lực, mọi tranh chấp phải giải quyết hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

CHIẾN THẮNG

Báo QĐND

Tuyên bố báo chí chung Việt Nam-Philippines

Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. và phu nhân Louise Araneta Marcos đã có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 29 đến 30-1, theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân.

Trân trọng giới thiệu toàn văn: "Tuyên bố báo chí chung Việt Nam-Philippines nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.":

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Ngài Ferdinand Romualdez Marcos Jr., Tổng thống nước Cộng hòa Philippines đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 29 đến 30-1-2024.

Trong chuyến thăm, Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. đã dự Lễ đón chính thức và hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Tổng thống Philippines cũng đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Tại buổi hội đàm, hai nhà lãnh đạo đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ và thực chất của mối quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước. Trên cơ sở nhiều điểm tương đồng về quan điểm và lợi ích giữa hai nước, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường và phát triển quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc và toàn diện trong bối cảnh hai bên đang tiến tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong năm 2025 và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2026.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. Ảnh: VIỆT TRUNG 

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước thông qua việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân. Hai bên cam kết đẩy mạnh các cơ chế hợp tác song phương hiện có và triển khai hiệu quả các văn kiện được ký kết giữa hai nước nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Hai nhà lãnh đạo ủng hộ việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế và khuyến khích triển khai các sáng kiến hợp tác chung giữa hai nước. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường kim ngạch thương mại và đầu tư hai chiều, bao gồm thông qua việc tranh thủ hiệu quả Hiệp định ASEAN về Thương mại hàng hóa (ATIGA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng tích hợp giữa các doanh nghiệp của hai nền kinh tế. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy dòng chảy thương mại thông suốt nhằm đạt mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD trong thời gian sớm nhất, cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư trong những lĩnh vực hai nước cùng quan tâm. Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các lĩnh vực hợp tác tiềm năng như nông nghiệp, đặc biệt là thương mại gạo và việc tiếp cận thị trường các sản phẩm nông sản, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, quản lý vận tải, đổi mới sáng tạo, du lịch, kết nối, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, bên cạnh các lĩnh vực khác.

Hai bên ghi nhận đà hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, đóng góp tích cực vào việc tăng cường hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đồng ý: Tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao, các hoạt động chia sẻ thông tin, trao đổi giáo dục và đào tạo, và các cơ chế đối thoại quốc phòng; Tăng cường phối hợp trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng cũng như hợp tác về quân y, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HADR), an ninh hàng hải và hàng không, chống chủ nghĩa khủng bố, an ninh mạng, các hoạt động gìn giữ hòa bình, bên cạnh các lĩnh vực khác. Và tăng cường hợp tác thực thi pháp luật chống tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm hợp tác về đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến cá độ, tín dụng đen, cư trú, lao động bất hợp pháp… cũng như các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, đồng thời kêu gọi các quan chức liên quan của hai nước phát huy chuyên môn và kinh nghiệm của nhau.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí củng cố các cơ chế hợp tác biển hiện có, nhất là Ủy ban hỗn hợp về các vấn đề Biển và Đại dương cấp Thứ trưởng Ngoại giao, đường dây nóng giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước, bên cạnh các cơ chế khác, và thông qua các biện pháp khác nhằm bảo đảm an ninh và an toàn cho ngư dân của nhau cũng như giải quyết hòa bình các sự cố trên biển.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác về giáo dục, văn hóa, du lịch, chăm sóc sức khỏe, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương, cũng như phát huy vai trò của các tổ chức hữu nghị hai nước nhằm tăng cường gắn kết và hiểu biết lẫn nhau, đẩy mạnh kết nối và làm phong phú sự đa dạng về văn hóa, góp phần tăng cường toàn diện quan hệ giữa hai nước.

Hai nhà lãnh đạo cũng dành thời gian trao đổi trên nhiều vấn đề quốc tế, khu vực và tiểu vùng cùng quan tâm, bao gồm tình hình tại Myanmar và Biển Đông. Hai bên tái khẳng định cam kết duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực, bao gồm thúc đẩy các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN thông qua việc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, hỗ trợ hợp tác tiểu vùng, bao gồm các cơ chế hợp tác Mê-công và BIMP-EAGA. Theo đó, hai nhà lãnh đạo hoan nghênh sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Philippines trong ASEAN và nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp và tham vấn lẫn nhau để ứng phó hiệu quả và kịp thời trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, qua đó góp phần tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình và cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh sự phối hợp và tham vấn chặt chẽ cũng như ủng hộ lẫn nhau, bao gồm việc ứng cử của hai nước, tại các tổ chức quốc tế và các khuôn khổ đa phương, nhất là Liên hợp quốc (UN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Hai bên kêu gọi việc kiềm chế các hành động gây phức tạp hoặc làm leo thang các tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực, và tránh các hành động đơn phương có thể thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc năm 2002 về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và thúc đẩy việc sớm hoàn tất đàm phán Bộ Quy tắc về Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. Theo đó, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đã chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực, bao gồm Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo, Bản ghi nhớ về phòng ngừa và quản lý sự cố tại Biển Đông, Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan, Chương trình hợp tác về văn hóa giai đoạn 2024 - 2029 và Bản ghi nhớ về hợp tác biển.

Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. cảm ơn sự tiếp đón chu đáo mà các lãnh đạo và người dân Việt Nam đã dành cho đoàn Philippines trong chuyến thăm lần này. Nhân dịp này, Tổng thống Philippines cũng mời các lãnh đạo Việt Nam sang thăm Philippines vào thời gian thuận tiện.

TTXVN

Nguồn: Báo QĐND

Tổng thống Philippines kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

 Tối 30-1, Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. và phu nhân Louise Araneta Marcos rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 29 đến 30-1, theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân.

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. kể từ khi nhậm chức.

Ra tiễn đoàn ở sân bay quốc tế Nội Bài có: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt; Đại sứ Việt Nam tại Philippines Lại Thái Bình; Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền; cùng đại diện lãnh đạo một số vụ, cục chức năng của Bộ Ngoại giao.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và phu nhân đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đặt vòng hoa và tưởng niệm tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Quang cảnh hội đàm giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.

Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. đã dự Lễ đón chính thức và hội đàm, chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực, tiệc chiêu đãi cùng với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; hội kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Tại các buổi hội đàm, hội kiến, lãnh đạo hai nước đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ và thực chất của mối quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước; nhất trí tăng cường và phát triển quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc và toàn diện trong bối cảnh hai bên đang tiến tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong năm 2025 và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2026.

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước thông qua việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, và giao lưu nhân dân. Hai bên cam kết đẩy mạnh các cơ chế hợp tác song phương hiện có và triển khai hiệu quả các văn kiện được ký kết giữa hai nước nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Các nhà lãnh đạo ủng hộ việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế và khuyến khích triển khai các sáng kiến hợp tác chung giữa hai nước.

Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.

Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố báo chí chung Việt Nam - Philippines.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Tổng thống Philippines tham quan Hoàng thành Thăng Long; Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. gặp gỡ doanh nghiệp hai nước.

Phu nhân của hai nguyên thủ hai nước đã tham quan chợ hoa Tết phố cổ Hà Nội.

Chuyến thăm của Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. khẳng định quan hệ Đối tác chiến lược vững chắc giữa Việt Nam và Philippines, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, tạo xung lực thúc đẩy hợp tác hai nước, đóng góp tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN.

TTXVN

Nguồn: Báo QĐND

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUÔN TÔN TRỌNG VÀ BẢO QUYỀN CON NGƯỜI TRÊN LĨNH VỰC TÔN GIÁO

          Thời gian qua, một số tổ chức và cá nhân luôn tìm cách sử dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền. Luận điệu mà họ đưa ra là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân; đòi tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu chính quyền không kiểm soát, kiểm duyệt các tôn giáo, cho phép tôn giáo được tự do hoạt động.

Họ nêu ra các vấn đề rằng, “nhiều văn bản pháp luật Việt Nam về tôn giáo, dân tộc không tương đồng với Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Thậm chí, họ còn trắng trợn phê phán, xuyên tạc “Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam là tạo ra cơ sở pháp lý để đàn áp, bóp nghẹt tôn giáo”; “là bước thụt lùi về tự do tôn giáo”.

Đồng thời họ còn cho rằng, Việt Nam đề ra chính sách pháp luật nhưng không thực hiện. Trong các Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế hàng năm do Cục Dân chủ, nhân quyền và lao động, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đều nêu nội dung: “Hiến pháp Việt Nam quy định quyền tự do tôn giáo, tuy nhiên Chính phủ vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ chức của nhiều tôn giáo”. Trong các báo cáo này còn nêu ra “các biện pháp hạn chế tự do tôn giáo”, “các trường hợp lạm dụng tự do tôn giáo…, một số tín đồ tôn giáo tiếp tục bị đàn áp hoặc sách nhiễu…”.

Các đối tượng còn tuyên truyền, chỉ trích, vu cáo “chính quyền Việt Nam cấm đoán nhiều tổ chức, hệ phái tôn giáo hoạt động” và “kiểm soát chặt chẽ” hoạt động của các tổ chức tôn giáo đã được Chính phủ công nhận, “cấm mục sư Tin lành đi lại truyền đạo, cấm con em những người theo đạo đến trường”, yêu cầu chính quyền “chấm dứt sự phủ quyết đối với việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo” (thực tế, Vatican đã thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam về việc bổ nhiệm giám mục ở Việt Nam phải được Nhà nước Việt Nam chấp thuận).

Trong vấn đề đào tạo chức sắc tôn giáo, các đối tượng vu cáo “chính quyền hạn chế một cách “độc đoán” về số lượng sinh viên được phép đào tạo thành linh mục”.

Một số tổ chức, cá nhân trên các danh nghĩa khác nhau đã gặp gỡ, tiếp xúc số chức sắc, tín đồ có tư tưởng cực đoan, quá khích trong các tôn giáo như: Thích Không Tánh (Phật giáo), Nguyễn Văn Lý (Công giáo), Nguyễn Hồng Quang (Tin lành), Hứa Phi (Cao Đài),... để hậu thuẫn, kích động, hỗ trợ cho số này tiến hành hoạt động vi phạm pháp luật.

Khi những đối tượng này có hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý (bắt, giam giữ, truy tố, tù giam), họ thường có phản ứng quyết liệt để bênh vực, bảo vệ họ như: Phản đối, lên án ta đàn áp tôn giáo, yêu cầu ta phải trả tự do cho những người mà họ gọi là “tù nhân tôn giáo”, “tù nhân lương tâm”.

Quản lý Nhà nước về tôn giáo là yêu cầu khách quan

Thực tế cho thấy, không thể có quyền tự do tôn giáo tuyệt đối. Xét về bản chất, tôn giáo là một tổ chức tập hợp những người tin theo một đối tượng tôn thờ, được sắp xếp theo cơ cấu nhất định. Mọi tổ chức tồn tại, hoạt động trong xã hội đều phải chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước, tuân thủ quy định của pháp luật. Do vậy, các tôn giáo phải chịu sự quản lý của Nhà nước, phải chấp hành quy định của pháp luật. Việc ban hành các văn bản pháp luật để tiến hành quản lý nhà nước đối với các tôn giáo là nhu cầu tất yếu, khách quan của mọi quốc gia trên thế giới

Tôn trọng tôn giáo, tín ngưỡng và bảo đảm trên thực tế

Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân được đảm bảo. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo, trong đó đều khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”; “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”; “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”...

Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, Nghị định số 162/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng tôn giáo... Trong các văn bản pháp luật này đều khẳng định Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”.

Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, các tôn giáo ở Việt Nam ngày càng đa dạng, được Đảng, Nhà nước bảo đảm hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Cùng với sự mở cửa, phát triển của đất nước, tôn giáo ở Việt Nam có sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ, đa dạng hơn. Lợi dụng tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền là hoạt động xuyên suốt của những tổ chức, cá nhân và quốc gia thiếu thiện chí với Việt Nam. Trong khi thực tiễn là Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân; nỗ lực bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật./.

Hệ thống chính trị một đảng cầm quyền ở Việt Nam - sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử

 Lịch sử chính trị thế giới đã cho chúng ta nhiều bài học để thấy rằng sự chia rẽ, phân rã, thiếu tập trung về quyền lực chính trị sẽ dẫn đến sự bất hòa, đó chính là mầm mống cho những nỗi thống khổ, bất hạnh của người dân. Thực tiễn cũng cho thấy, chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập hoàn toàn không phù hợp với bối cảnh lịch sử-xã hội ở Việt Nam.

Những nghịch lý và hệ lụy của chế độ đa đảng

Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là một khuynh hướng tổ chức đời sống chính trị-xã hội xuất hiện từ đầu thế kỷ 18 với xu hướng tuyệt đối hóa sự đa dạng, đối kháng của các đảng chính trị. Chế độ đa đảng là hệ thống mà ở đó có nhiều đảng chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau.

Lịch sử chính trị thế giới cho chúng ta một số bài học để thấy rằng hệ thống đa đảng đối lập nhiều khi không dẫn các quốc gia theo con đường này đến hòa bình, ổn định và phồn vinh, mà ngược lại nó dẫn đến sự bất hòa, phân lập, thậm chí là tê liệt của bộ máy công quyền. Trở lại bối cảnh lịch sử của nước Đức cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Nước Đức thời kỳ này tồn tại nhiều đảng phái chính trị, mỗi đảng đại diện cho những lợi ích xã hội được xác định rõ ràng, tranh giành quyền lực và lợi lộc từ quyền lực, thỏa hiệp và ký kết thỏa hiệp với nhau khi nào có thể. Sự chia rẽ trong đời sống chính trị không chỉ dẫn đến hậu quả đau đớn cho Đức vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mà hiện vẫn còn dẫn tới sự bất ổn chính trị, làm gia tăng nghèo đói và bạo loạn ở nhiều nước trên thế giới.

Nhìn lại cuộc cách mạng “mùa xuân Ả Rập” diễn ra năm 2011 cho thấy điều đó. Phân hóa giàu nghèo, tham nhũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự nổi dậy lật đổ chính quyền tại một loạt quốc gia ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông. Nhưng sau khi lật đổ chính quyền, điều mà người dân trông chờ là một nền chính trị ổn định, ít tham nhũng, quan tâm đến đời sống của đại đa số người dân, những gì mà các thế lực bên ngoài rao giảng đã không được thực thi trên thực tế. Thay vào đó là sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái và thế lực chính trị. Cho đến hiện tại, ở các quốc gia này, không có một đảng chính trị hay một lực lượng chính trị nào đủ mạnh để có thể thống nhất, lãnh đạo đất nước khiến xã hội vẫn chưa đi vào ổn định và phát triển.

Thể chế đa đảng với cách thức tổ chức cho phép các đảng đối lập phản đối chính sách của đảng cầm quyền nhằm thực hiện dân chủ, nhưng nghịch lý của nó là khiến chính phủ trở nên phân rã và chia rẽ. Sự phân cực chính trị làm phân tán nguồn lực và các chính sách đem lại lợi ích cho đa số người dân thường sẽ khó được thực thi. Bởi khi không nắm chính quyền, các đảng chính trị sẽ có nhiệm vụ là tìm mọi cách phê phán chính sách của đảng đối lập; mục đích chính của việc làm này không phải là để có tiếng nói phản biện nhằm làm cho chính sách được thực thi một cách tốt hơn mà là để giành giữ lá phiếu cho đảng mình trong các lần bầu cử tiếp theo.

Nhìn vào đời sống chính trị của các quốc gia tổ chức theo chế độ đa đảng đối lập, chúng ta sẽ thấy các đảng chính trị để tranh giành quyền lực, họ không dựa trên lợi ích của đông đảo người dân nhằm giải quyết các vấn đề mà xuất phát từ lợi ích của đảng phái, thậm chí là lợi ích cá nhân hẹp hòi. 

Sự lựa chọn cho ổn định, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam

Lịch sử chính trị thế giới đã cho chúng ta nhiều bài học để thấy rằng sự chia rẽ, phân rã, thiếu tập trung về quyền lực chính trị sẽ dẫn đến sự bất hòa, đó chính là mầm mống cho những nỗi thống khổ, bất hạnh của người dân.

Tại Việt Nam, vào cuối thập niên 20 của thế kỷ trước, cùng với sự phát triển của các phong trào yêu nước, các tổ chức cộng sản đảng đã ra đời mà tiêu biểu là An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng và Tân Việt Cách mạng Đảng. Sau khi ra đời 3 tổ chức cộng sản đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế cộng sản và đều tự nhận mình là đảng cách mạng chân chính. Tuy nhiên sự xuất hiện và tồn tại 3 tổ chức cộng sản đảng cùng hoạt động cách mạng đã dẫn đến sự chia rẽ nguồn lực, các đảng công kích lẫn nhau để tranh giành ảnh hưởng. Sự chia rẽ, công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thời kỳ này đã gây tổn hại lớn cho sự phát triển của phong trào cách mạng và gây nên tâm trạng nghi ngờ, hoang mang trong quần chúng.

Để chấm dứt sự chia rẽ và công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản, đầu tháng giêng năm 1930, được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đến Hương Cảng để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930 là minh chứng lịch sử cho chúng ta thấy cách thức tổ chức một đảng duy nhất cầm quyền, đây là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử, phù hợp với đặc trưng văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta.

So với thể chế đa đảng đối lập, nhiều quan điểm cho rằng các quốc gia có một đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo đất nước đó là “chế độ độc đảng toàn trị”. Hằng năm, các báo cáo về chỉ số tự do dân chủ (Democracy Index) vẫn dựa vào tiêu chí đa đảng đối lập để đánh giá mức độ tự do, dân chủ của một quốc gia. Dựa vào các báo cáo này, họ rao giảng rằng các quốc gia như Việt Nam có một đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo đất nước thì xu hướng chung “đảng đó sẽ độc chiếm quyền lực, tiếm đoạt các chức năng của nhà nước, kiểm soát toàn bộ đời sống của xã hội nói chung, của cá nhân nói riêng”. Họ "khuyến cáo" rằng, "Việt Nam cần phải thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” để thực hiện dân chủ"(!).

Tuy nhiên phải hiểu rằng, dù đề cập đến dân chủ như một giá trị tốt đẹp, dân chủ như một hình thức cai trị, một cách thức ra các quyết định chung hay dân chủ như một chế độ chính trị thì tất cả các ngữ nghĩa này đều không bắt nguồn từ cách thức tổ chức các đảng chính trị như thế nào. Dù là chế độ một đảng nhưng chúng ta đã, đang thực hiện dân chủ theo những cách riêng, phù hợp với đặc trưng văn hóa, tập quán, lối sống và năng lực thực hành dân chủ của người dân Việt Nam.

Lịch sử đấu tranh cách mạng ở Việt Nam đã cho chúng ta thấy Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo đất nước, đó là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử, phù hợp với phong tục, tập quán, năng lực thực hành dân chủ của người Việt. Nếu ai đó nói với chúng ta rằng Việt Nam cần phải học hỏi các quốc gia trên thế giới, phải xóa bỏ chế độ độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam để tổ chức đời sống chính trị theo chế độ đa đảng, nhất là đa đảng đối lập giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới thì chúng ta đừng hoang mang, dao động, mà hãy nhìn vào đời sống chính trị của các quốc gia theo chế độ đa đảng, đặc biệt là hệ thống đa đảng đối lập đã được phân tích cụ thể ở phần trên. Hãy nhìn vào cuộc sống hiện tại của người dân ở các quốc gia đã trải qua "mùa xuân Ả Rập" hay trải qua "cách mạng sắc màu", những người đã tin theo những lời xúi giục đó, họ đang khát khao như thế nào về một cuộc sống yên bình, ổn định, không có xung đột, đói nghèo và tội phạm gia tăng để cân nhắc quan điểm và lựa chọn hành động cho đúng.

Cho đến hiện nay, chế độ đa đảng, đặc biệt là đa đảng đối lập với đại diện theo tỷ lệ vẫn được các quốc gia phương Tây sử dụng như một “tiêu chuẩn của các nền dân chủ tiên tiến”. Lịch sử tổ chức đời sống chính trị trên thế giới lại cho chúng ta thấy rằng, dân chủ không bắt nguồn từ cách thức chúng ta tổ chức các đảng chính trị như thế nào. Nếu bạn đọc ở đâu đó hay nghe ai đó thuyết giảng rằng Việt Nam cần phải xây dựng chế độ đa đảng giống như mô hình của nhiều quốc gia phương Tây, thì bạn hãy nhớ rằng: Hiện nay, trên thế giới đang có hàng chục quốc gia lựa chọn thể chế "đa nguyên, đa đảng" nhưng đang chìm trong đói nghèo, khủng hoảng chính trị triền miên. Chúng ta có lợi thế hơn họ bởi chúng ta có những tấm gương trước mắt để học hỏi và lựa chọn. Sự lựa chọn đúng đắn nhất của chúng ta là: Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đây là sự lựa chọn cho sự ổn định, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân ta và sự phát triển bền vững của đất nước Việt Nam.

Tiến sĩ HOÀNG THỊ QUYÊN (Học viện Chính trị Khu vực IV, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)

Báo QĐND

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines

 Sau lễ đón trọng thể tại Phủ Chủ tịch sáng 30-1, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân cùng Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. và phu nhân. Ảnh: VIỆT TRUNG 

 

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. Ảnh: VIỆT TRUNG   

 

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội đàm. Ảnh: VIỆT TRUNG 


<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. phát biểu tại hội đàm. Ảnh: VIỆT TRUNG 


<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Quang cảnh cuộc hội đàm. Ảnh: VIỆT TRUNG 


HOÀNG VŨ

Nguồn: Báo QĐND

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...