Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

Tuần qua, Bộ đội Biên phòng phát hiện, ngăn chặn hơn 750 người nhập cảnh trái phép

Tối 25-4, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cho biết, trong ngày (tính đến 18 giờ), lực lượng BĐBP trên các tuyến biên giới đã phát hiện, ngăn chặn và tiếp nhận, xử lý 89 người nhập cảnh trái phép.

Tổng hợp số liệu trong tuần (từ ngày 18 đến ngày 25-4, lực lượng BĐBP đã phát hiện, ngăn chặn và tiếp nhận xử lý tổng số 753 người nhập cảnh trái phép, có những ngày lên tới 134 người. Một số địa bàn phát hiện, ngăn chặn nhiều người nhập cảnh trái phép là: Cao Bằng (có ngày phát hiện, ngăn chặn 92 người nhập cảnh trái phép), An Giang (có ngày phát hiện, ngăn chặn 25 người nhập cảnh trái phép), tiếp đó là các tỉnh Kiên Giang, Lai Châu, Tây Ninh, Long An...

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở Campuchia, số người nhập cảnh trái phép ở biên giới Tây Nam có xu hướng tăng, Bộ tư lệnh BĐBP đã cử hai đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc BĐBP các tỉnh trên địa bàn này tăng cường lực lượng và công tác tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép để phòng, chống dịch Covid-19 xâm nhập vào nước ta. Tuần qua, trong số những người nhập cảnh trái phép mà BĐBP trên tuyến biên giới Tây Nam bắt giữ và đưa đi cách ly y tế theo quy định đã phát hiện một số người dương tính với virus SARS-CoV-2.

(Nguồn: https://www.qdnd.vn/phap-luat/an-ninh-trat-tu/tuan-qua-bo-doi-bien-phong-phat-hien-ngan-chan-hon-750-nguoi-nhap-canh-trai-phep-657823).

Các thế lực thù địch đội lốt thành lập “Công đoàn độc lập” để thực hiện mưu đồ đen tôi

Với việc thành lập không chính danh, không thực hiện theo quy định pháp luật, cái gọi là “Công đoàn độc lập Việt Nam” là một tổ chức bất hợp pháp. Thực chất, đó là cái cớ mà các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối muốn lập ra nhằm chống phá Đảng, Nhà nước.

Hiện quy định về lập hội được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật, như: Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20-5-1957; Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005; Luật Tổ chức Chính phủ; Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định rõ: “Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoat động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội  của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”. 

Cũng theo quy định của Nghị định thì các hội lập ở phạm vi một tỉnh, thành phố phải được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đó phê chuẩn; nếu hội hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì phải do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê chuẩn. 

Trên thực tế, một số đối tượng tổ chức khởi xướng và tự xưng “Công đoàn độc lập Việt Nam” lại không đăng ký, không tiến hành các thủ tục xin phép thành lập và cũng không có kế hoạch, xu hướng xin phép thành lập, điều đó thể hiện sự coi thường pháp luật, hoạt động trái với quy định pháp luật. 

Về động cơ, mục đích, những người khởi xướng cho hội nhóm này đã tuyên bố trên các diễn đàn, mạng xã hội, cho thấy động cơ, ý đồ tiêu cực và họ biết những tổ chức, hội nhóm như vậy sẽ bị chính người lao động lên án nên không dám công khai, minh bạch, không tuân thủ các quy định luật pháp mà chọn theo hình thức âm thầm, tự phát. Mặt khác, trong vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, lâu nay chúng ta có hệ thống Công đoàn các cấp, mà cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động. 

Trong đại dịch COVID-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều hoạt động ở các mức độ khác nhau đồng hành, giúp đỡ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh. Từ đó, đời sống và kinh tế của người lao động phần nào vẫn được cải thiện. Thực tế cho thấy, bản thân các hội, nhóm nghề nghiệp thành lập hợp pháp ở nước ta rất nhiều, những hội, nhóm này ở các mức độ khác nhau đã đóng góp nhất định cho sự phát triển xã hội. Bản chất vấn đề nằm ở chỗ là động cơ, mục đích và cách thức hoạt động, những người trong các hội, nhóm đó có năng lực để biểu đạt, thực hiện trên tinh thần xây dựng, vì sự tiến bộ và đời sống cán bộ, công nhân viên hay không.

Ngược lại, lấy danh nghĩa thành lập tổ chức, hội nhóm với cái mác “độc lập” để thực hiệm âm mưu, ý đồ chống phá đất nước, gây hại cho nhân dân thì đó là hành vi vừa vi phạm pháp luật, vừa trái với đạo lý người Việt, không thể nhân danh các tổ chức xã hội dân sự để chống lại quê hương, đất nước mình. 

Với việc thành lập không chính danh, không thực hiện theo quy định pháp luật, cái gọi là “Công đoàn độc lập Việt Nam” là một tổ chức bất hợp pháp. Thực chất, đó là cái cớ mà các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối muốn lập ra nhằm chống phá Đảng, Nhà nước. 

Trong thời gian qua, xuất hiện một số tổ chức tự xưng mang mũ “độc lập", “dân chủ”, “nhân quyền”, như: Hội phụ nữ nhân quyền, Hội tù nhân lương tâm, Văn đoàn độc lập, Hội nhà báo độc lập, Hội anh em dân chủ... 

Mục đích chung của các tổ chức này là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng; xuyên tạc, bóp méo chế độ chính trị; tiến hành các hoạt động đối lập với các cơ quan của hệ thống chính trị nước ta. Về thành phần tham gia những hội, nhóm như trên, nhiều đối tượng từng có tiền án, tiền sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, có các hành vi chống phá bị xử lý hình sự, hành chính. 

Với “Công đoàn độc lập”, mặc dù đang trong quá trình vận động thành lập một cách bất hợp pháp nhưng tổ chức này cũng giống các tổ chức kể trên, đó là xuyên tạc, chống phá chế độ, tiến hành các hoạt động đối lập với các cơ quan của hệ thống chính trị, đối lập với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Các thành viên khởi xướng thành lập đã thể hiện rõ quan điểm, ý đồ lập ra nhằm thay thế Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 

Thật khôi hài, một tổ chức thành lập bất hợp pháp, do một nhóm người (trong đó có những đối tượng từng bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật) dựng ra mà lại đòi “đồng hành”, “đại diện” cho công chức, viên chức, người lao động, lại muốn thay thế, đối lập với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - một tổ chức chính trị được thành lập từ năm 1929 với bề dày lịch sử vững chắc, có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, một tổ chức mà vị trí, vai trò được ghi nhận rõ trong Hiến pháp và pháp luật. 

Rõ ràng, những người khởi xướng trào lưu thành lập cái gọi là “Công đoàn độc lập Việt Nam” theo xu hướng tự do, thoát ly đều nhận thức đây là tổ chức bất hợp pháp, không được phép tồn tại nhưng họ vẫn cố tình kêu gọi, vận động người dân tham gia với dụng ý xấu. Đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Mưu đồ thành lập tổ chưc "Công đoàn độc lập"để chống phá cách mạng nước ta

Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp định mậu dịch tự do, trong đó có Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Lao động, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. 

Theo quy định tại Điều 170, Bộ luật Lao động, người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Đây là một quyền không mới do đã được pháp luật về lao động của Việt Nam ghi nhận cho người lao động từ lâu.  Bên cạnh đó, khoản 2 điều này bổ sung quy định cho phép người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức, người lao động tại doanh nghiệp. Quy định về gia nhập, tham gia tổ chức này là rất mới, độc lập với tổ chức công đoàn cơ sở truyền thống. 

Bộ luật Lao động cũng quy định, cả công đoàn và các tổ chức đại diện người lao động khác tại doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. 

Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền lập hội, nếu các hội ấy thực sự vì quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tuân thủ quy định pháp luật. Điều 25, Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, Nhà nước ta ghi nhận quyền tự do lập hội của công dân nhưng việc thực hiện quyền này phải tuân thủ các quy định luật pháp.

Với việc thành lập không chính danh, không thực hiện theo quy định pháp luật, cái gọi là “Công đoàn độc lập Việt Nam” là một tổ chức bất hợp pháp. Thực chất, đó là cái cớ mà các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối muốn lập ra nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Khóa áo “Công đoàn độc lập” để mưu đồ chống phá

Gần đây Với việc thành lập không chính danh, không thực hiện theo quy định pháp luật, cái gọi là “Công đoàn độc lập Việt Nam” là một tổ chức bất hợp pháp. Thực chất, đó là cái cớ mà các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối muốn lập ra nhằm chống phá Đảng, Nhà nước. Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp định mậu dịch tự do, trong đó có Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Lao động, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. 

Theo quy định tại Điều 170, Bộ luật Lao động, người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Đây là một quyền không mới do đã được pháp luật về lao động của Việt Nam ghi nhận cho người lao động từ lâu. 

Bên cạnh đó, khoản 2 điều này bổ sung quy định cho phép người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức, người lao động tại doanh nghiệp. Quy định về gia nhập, tham gia tổ chức này là rất mới, độc lập với tổ chức công đoàn cơ sở truyền thống. 

Bộ luật Lao động cũng quy định, cả công đoàn và các tổ chức đại diện người lao động khác tại doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. 

Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền lập hội, nếu các hội ấy thực sự vì quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tuân thủ quy định pháp luật. Điều 25, Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, Nhà nước ta ghi nhận quyền tự do lập hội của công dân nhưng việc thực hiện quyền này phải tuân thủ các quy định luật pháp. 

Hiện quy định về lập hội được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật, như: Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20-5-1957; Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005; Luật Tổ chức Chính phủ; Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định rõ: “Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoat động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội  của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.

Báo chí Indonesia và Campuchia nêu bật quan hệ song phương chặt chẽ với Việt Nam

Báo Kompasiana của Indonesia vừa có bài viết nhấn mạnh ý nghĩa chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Indonesia và tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN vào ngày 24-4 tại thủ đô Jakarta.

Tờ báo này nhận định chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Indonesia sẽ là "một cột mốc trong lịch sử 66 năm hữu nghị giữa hai nước". Việt Nam cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Indonesia và sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Jakarta trong các vấn đề khu vực và quốc tế. 

Theo báo trên, Việt Nam và Indonesia là bạn bè lâu đời và là đối tác chiến lược. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1955 và hiện có quan hệ thương mại và hợp tác tốt đẹp trong nhiều lĩnh vực. Năm 2020, thương mại hai chiều đạt 8,07 tỷ USD, giảm so với mức ấn tượng 9 tỷ USD vào năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trước đó, hai nước đã đặt mục tiêu đầy tham vọng đạt 10 tỷ USD kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2020. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã thảo luận về các cách thức và phương tiện để đạt được mục tiêu thương mại này vào năm 2021. 

* Trang tin Fresh News của Campuchia đưa tin chiều 24-4, tại cuộc gặp trực tiếp đầu tiên ngay sau Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta (Indonesia), Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cùng bày tỏ hài lòng về sự phát triển quan hệ giữa hai nước dựa trên nguyên tắc tin cậy lẫn nhau. 

Tại cuộc gặp, lãnh đạo Việt Nam và Campuchia đã trao đổi về công tác hợp tác song phương và đa phương, trao đổi về các vấn đề khu vực và các mối quan tâm chung. Hai thủ tướng chia sẻ hài lòng về sự phát triển ngày càng tiến bộ trong quan hệ Campuchia - Việt Nam dựa trên các nguyên tắc tin cậy lẫn nhau, láng giềng tốt đẹp, thống nhất, ổn định và hòa bình. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế vì lợi ích chung của hai nước, cũng như thúc đẩy hòa bình ổn định và phát triển bền vững ở khu vực và trong tương lai. 

Thủ tướng Campuchia Hun Sen cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn đối với Campuchia trong thời gian khó khăn hiện nay. Theo Thủ tướng Hun Sen, đến cuối năm 2020, Campuchia có dưới 500 trường hợp nhiễm Covid-19 và không có trường hợp tử vong nhưng hiện tại Campuchia có số bệnh nhân tử vong đáng lo ngại. Campuchia sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề này trong thời gian tới. 

Tại các cuộc gặp với Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen cảm ơn lãnh đạo Indonesia và Việt Nam đã ủng hộ Campuchia tổ chức Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 13 năm 2022 và giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2022. 

(Nguồn. https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/bao-chi-indonesia-va-campuchia-neu-bat-quan-he-song-phuong-chat-che-voi-viet-nam-657782

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

Các đối tượng thù địch lợi dụng một số vụ án nhắm chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

Thời gian gần đây, trên một số diễn đàn, trang mạng xã hội của một số tổ chức phản động trong và ngoài nước đã lợi dụng một số vụ án, suy diễn, cắt ghép thông tin làm sai lệch bản chất vụ án, vu khống các cơ quan chức năng, quy kết để gây ra sự nghi ngờ, hoang mang trong dư luận quần chúng, nhất là thời điểm chuẩn bị diễn ra bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. 

Điển hình, vào ngày 9/3, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Ninh Bình ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Quốc Khánh, quê quán tại Lưu Phương, Kim Sơn, Ninh Bình; ngày 29/3, Công an TP Hà Nội thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Lê Trọng Hùng, trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cả 2 đối tượng đều bị bắt theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015, về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 

Ngay sau khi các đối tượng bị bắt, khởi tố, lập tức trên các trang truyền thông như “Việt Tân”, “Nhật ký yêu nước”, “Dân làm báo”, RFA, VOA… cùng facebook, blog của một số phần tử chống đối, cơ hội chính trị đã xuyên tạc, vu khống cơ quan chức năng trong hoạt động khởi tố hình sự đối với các vụ án nói trên. Các đối tượng cho rằng, việc cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam các bị can trên là “chỉ dấu cho thấy đang có đợt trấn áp trước bầu cử” nhằm bóp nghẹt, bịt miệng các “tiếng nói trái chiều”.

Từ đó, họ cổ suý, kêu gọi những người “hoạt động vì dân chủ” lên tiếng đả kích, chống phá trên mạng internet. Đây là âm mưu thủ đoạn hết sức thâm độc của các thế lực thù địch, chúng ta cần phải lật rõ bộ mặt đen tối của chúng. 

Thứ Ba, 6 tháng 4, 2021

Chính phủ Campuchia cảm ơn Việt Nam hỗ trợ ứng phó dịch Covid-19

Chính phủ Hoàng gia Campuchia vừa gửi thư cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã hỏi thăm và hỗ trợ tài chính, góp phần vào nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19 tại đất nước Chùa Tháp.

Trang Fresh News, ngày 3-4 đăng toàn văn thư của Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen gửi Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân phúc, bày tỏ cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã hỏi thăm và hỗ trợ tài chính trị giá 200.000 USD, góp phần vào hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Campuchia. 

Trong thư gửi Thủ tướng Việt Nam, ngày 2-4-2021, Thủ tướng  Samdech Techo Hun Sen đánh giá cao sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đúng vào lúc Chính phủ và nhân dân Campuchia đang nỗ lực ứng phó làn sóng tấn công thứ ba của đại dịch Covid-19, coi đây là sự thể hiện tinh thần của tình nghĩa láng giềng tốt đẹp. 

Người đứng đầu Chính phủ Hoàng gia Campuchia cũng đánh giá cao Việt Nam trong việc phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả; khẳng định lại quyết tâm của Campuchia hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để vượt qua khủng hoảng mang tính toàn cầu này. 

Nhân dịp này, Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen tái khẳng định tiếp tục quan tâm bảo vệ người nước ngoài và người gốc Việt Nam sống tại Vương quốc Campuchia trước sự lây lan của dịch Covid-19 như đối với công dân Khmer; trân trọng cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã luôn quan tâm đến cộng đồng người Campuchia tại Việt Nam trong giai đoạn khó khăn hiện nay. 

Trước đó, ngày 31-3-2021, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư thăm hỏi tới Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia, chia sẻ với Chính phủ và nhân dân Campuchia về những nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19. 

Trong thư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ của Campuchia, nhất là tại các vùng biên giới phức tạp; trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen và các cơ quan của Campuchia đối với cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Campuchia. 

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, hôm qua, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng đã trao tượng trưng cho Đại sứ Vương quốc Campuchia tại Việt Nam Chay Navuth khoản hỗ trợ 200.000 USD của Chính phủ và nhân dân Việt Nam giúp Chính phủ và nhân dân Campuchia ứng phó dịch Covid-19. 

Tại Campuchia, dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trong cộng đồng, với nhiều ca nhiễm mới. Tính đến 2-4, Bộ Y tế nước này phát hiện 2.546 ca dương tính virus SAR-CoV-2, trong đó, có 1.256 người bệnh đã bình phục, 16 người tử vong, 1.270 người đang được điều trị. 

Nguồn: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/chinh-phu-campuchia-cam-on-viet-nam-ho-tro-ung-pho-dich-covid-19-640786/ 

Lãnh đạo các nước chúc mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính

Nhân dịp Quốc hội bầu các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, ngày 6-4, lãnh đạo các nước tiếp tục gửi điện, thư chúc mừng. 

* Quốc vương Vương quốc Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni đã gửi thư chúc mừng tới Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. 

Trong thư, Quốc vương Cam-pu-chia bày tỏ tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam sẽ giành được nhiều thành tựu to lớn, với sự phát triển và tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực, giữ vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Quốc vương cũng bày tỏ mong muốn mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia ngày càng gần gũi, góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. 

* Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước CHDCND Triều Tiên Kim Châng Ưn gửi điện chúc mừng Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. 

* Tổng thống nước Cộng hòa An-giê-ri dân chủ và nhân dân Áp-đen-ma-dít Tép-bun gửi thư chúc mừng tới Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. 

* Quốc vương Cô-oét, Hoàng thân Na-oáp An Át-mát An Gia-bơ An Xa-ba gửi điện chúc mừng tới Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. 

Ðiện, thư chúc mừng Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính: 

* Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mi-khai-in Mi-su-xtin đã gửi điện chúc mừng tới Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính. 

Trong điện, Thủ tướng Mi-su-xtin nhấn mạnh, Nga và Việt Nam gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hữu nghị và Ðối tác chiến lược toàn diện, hai nước đang triển khai các lĩnh vực hợp tác lớn về kinh tế, thương mại và đầu tư, năng lượng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, khoa học và văn hóa. Thủ tướng Liên bang Nga bày tỏ tin tưởng rằng, chính phủ hai nước sẽ tích cực phối hợp thúc đẩy việc củng cố hợp tác Nga - Việt Nam, với những sáng kiến và hướng đi mới, đáp ứng lợi ích của cả hai nước. 

* Thủ tướng nước Cộng hòa An-giê-ri dân chủ và nhân dân Áp-đen-la-dít Giê-rát gửi thư chúc mừng tới Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính. 

* Nhà sáng lập, Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Giáo sư Clau-xơ Xơ-oáp gửi thư chúc mừng tới Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Nguồn: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/lanh-dao-cac-nuoc-chuc-mung-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-thu-tuong-pham-minh-chinh-641112/

Lại trò chọc gậy bánh xe, xuyên tạc công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước

Thời gian vừa qua Quốc hội khóa XIV tiến hành kỳ họp thứ 11, kiện toàn các chức danh chủ chốt của Nhà nước. Lợi dụng vấn đề này, một số đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã “cắt gọt, bình luận thông tin một cách sai lệch, xuyên tạc tình hình nhằm kích động sự hoài nghi trong dư luận, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Các đối tượng bất chấp thực tế rằng công tác nhân sự được Đảng, Nhà nước ta thực hiện hết sức thận trọng, có sự cân nhắc kỹ lưỡng, các đối tượng xấu vẫn liên tục bôi lem. Đặc biệt, những ngày gần đây, khi Quốc hội khóa XIV tiến hành kiện toàn các chức danh chủ chốt (Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và một số chức danh lãnh đạo bộ máy Nhà nước), một lần nữa các đối tượng lại gia tăng công kích, tung ra các nhận định, đánh giá, ý kiến sai trái, xuyên tạc, vu khống. 

Các trang Facebook như Việt Tân, Chân trời mới media; một số tờ báo nước ngoài có nội dung tiếng Việt như RFA (Đài Á châu tự do), VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ), BBC…cùng nhiều trang mạng truyền thông do các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị điều hành liên tục đưa ra những bài viết, bình luận tiêu cực, không đúng thực tế, với cách đánh giá sai lệch, gây hoang mang, tạo ra sự hiểu lầm trong dư luận. 

Một số đối tượng lại cố tình đưa ra thông tin theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen” bằng cách suy diễn “Quốc hội khóa cũ bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới”, “Quốc hội khóa XIV làm thay Quốc hội XV”, “bầu cử ở Việt Nam diễn ra theo kiểu chưa sinh ra cha đã sinh ra con”…  Ở một diễn biến khác, các đối tượng cơ hội chính trị tiếp tục tấn công công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước ta bằng những luận điệu vô căn cứ, vu khống rằng bầu cử Quốc hội chỉ là một “vở kịch” được Đảng dựng ra để lừa dối người dân; việc đi bầu cử không có nghĩa lý gì vì tất cả các vị trí đã được “xếp ghế” từ trước; bầu cử Quốc hội là thời điểm “chia chác”, “đấu đá” quyền lực giữa các phe nhóm, quy chụp Việt Nam là quốc gia “độc tài” và không có dân chủ trong công tác nhân sự… Từ đây, các đối tượng gây hoang mang dư luận, kích động người dân không đi bầu cử. 

Khoản 7, Điều 70, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội: “Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội... Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp”. Đồng thời, Luật Tổ chức Quốc hội cũng quy định cụ thể nội dung này. Với cơ sở pháp lý như trên, việc miễn nhiệm và bầu mới một số chức danh chủ chốt của Nhà nước trong kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV là hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp. 

Thực tế, các chức danh Nhà nước được miễn nhiệm và bầu mới tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV không phải là bầu cho khóa mới, bầu cho nhiệm kỳ sau, “làm thay” Quốc hội khóa XV như những gì các đối tượng xấu đang tố tình rêu rao, lan truyền để chống phá, công kích công tác bầu cử, kích động “tẩy chay bầu cử”. Việc miễn nhiệm, bầu mới là của Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Việc kiện toàn nhân sự chủ chốt Nhà nước tại thời điểm hiện tại là để bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều cán bộ chủ chốt của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ không vào Bộ Chính trị khóa mới. Vì vậy, việc phân công, sắp xếp, bố trí, kiện toàn lại bộ máy Nhà nước để bảo đảm sự lãnh đạo, bảo đảm sự đồng bộ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước là hết sức cần thiết. 

Sau khi Quốc hội khóa XV được cử tri bầu ra, tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khóa mới sẽ thực hiện công tác nhân sự cho nhiệm kỳ 2021 - 2026. Và một điều hiển nhiên là nếu các đồng chí giữ vị trí được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV không trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (đối với các vị trí yêu cầu phải là đại biểu Quốc hội) hoặc không được Quốc hội khóa XV tín nhiệm bầu, phê chuẩn thì nghiễm nhiên sẽ thôi giữ chức vụ. Khi đó, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện công tác nhân sự theo đúng quy định.  

Cùng với công tác nhân sự tại Quốc hội, càng đến gần ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị càng đẩy mạnh việc tuyên truyền, xuyên tạc chống phá bầu cử. Song song với việc “tự rạch mặt ăn vạ” qua chiêu trò “tự ứng cử” và kích động, kêu gọi người dân “tẩy chay bầu cử”, các đối tượng xấu cũng tập trung đẩy mạnh việc tuyên truyền bôi lem, làm sai lệch bản chất công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước ta. Đây là hành động bỉ ổi không thể chấp nhận được, mọi người dân hãy tỉnh táo, nâng cao cảnh giác trước âm mưu thâm độc này của các thế lực thù địch.

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

Việt Nam đã có 51.216 người được tiêm vaccine phòng Covid-19​

Tính từ 18 giờ ngày 1-4 đến 6 giờ ngày 2-4, Việt Nam không có thêm ca mắc Covid-19. Cả nước vẫn chỉ ghi nhận 2.617 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 1.014 ca nhập cảnh và 1.603 ca mắc do lây nhiễm trong nước. Riêng số ca mắc mới tính từ ngày 27-1 đến nay là 910. 10 tỉnh, thành phố (Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh) đã qua 48 ngày không ghi nhận ca mắc do lây nhiễm trong nước; Hà Nội đã 45 ngày và Hải Phòng 38 ngày không có ca lây nhiễm trong nước. 

Việt Nam hiện còn có 219 ca mắc Covid-19 đang điều trị, 2.359 ca đã được công bố khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế hiện có 18 người có kết quả xét nghiệm âm tính lần một với SARS-CoV-2; 15 người âm tính lần hai; 35 người âm tính lần ba. 

Cả nước hiện có 27.478 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe. Trong đó, 498 người cách ly tập trung tại bệnh viện; 18.870 người cách ly tập trung tại cơ sở khác; 8.110 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Để sống chung an toàn với đại dịch Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K: Khẩu trang; khử khuẩn; khoảng cách; không tập trung đông người; khai báo y tế. 

Tính đến 16 giờ ngày 1-4 đã có thêm 1.473 người được tiêm chủng vaccine Covid-19, nâng số người được tiêm vaccine tại Việt Nam lên 51.216. Đây là những cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...