Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

ĐẤU TRANH VỚI CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI PHÁ HOẠI CHIẾN THẮNG CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NĂM 1979


ĐẤU TRANH VỚI CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI PHÁ HOẠI CHIẾN      THẮNG CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NĂM 1979
   Đại Nguyễn
Nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 - 17/2/2019), trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh, cựu chiến binh, nhà nghiên cứu về cuộc chiến biên giới phía Bắc hào hùng của dân tộc,... nhằm tái hiện lịch sử truyền thống chiến đấu anh dũng quả cảm của quân và dân ta. Hầu hết các bài viết đều tập trung nêu bật giá trị to lớn của cuộc chiến đấu anh dũng bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc và khẳng định sâu sắc sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với các gia đình thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng đối với cuộc chiến. Tuy nhiên, cũng nhân dịp này các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, chống đối đã lợi dụng để xuyên tạc, vu khống, vu cáo, đưa tra nhiều lập luận sai trái, nhằm nói xấu Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Cụ thể chúng cho rằng: Đảng, Nhà nước ta đang cố tình né tránh, che lấp lịch sử, cố tình lãng quên lịch sử, sao nhãng cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Bên cạnh đó, còn có nhiều quan điểm sai trái cho rằng, Đảng, Nhà nước ta không quan tâm đến chính sách hậu phương đối với những thương binh, thân nhân, gia đình liệt sĩ, cựu binh trực tiếp, tham gia cuộc chiến đấu biên giới phía Bắc năm 1979.
Liên quan đến vấn đề này, có các bài viết sai trái như: trên trang facebook của Việt Tân (tổ chức phản động lưu vong do Hoàng Cơ Minh, nguyên là một tướng lĩnh Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa lập ra) rất nhiều bài liên quan đến cuộc chiến đã được đăng tải. Trong đó có bài viết: Vì sao không được biết đến, nhắc đến cuộc chiến biên giới? Nội dung bài viết có những đoạn mang đặc mùi phản động như: “Trận chiến đó thật ra không kết thúc sau 1 tháng như lời tuyên bố của Bắc Kinh mà còn âm ỉ kéo dài đến mãi tận 1988…sau 10 năm chống Trung Quốc. Chúng cho rằng, sau 10 năm chống Trung Quốc, Việt Nam muốn kết thúc đã phải cầu cạnh, nhất bái chịu tội phản nghịch để kết thúc chiến tranh; thậm chí nhiều bài viết còn lập luận  Việt Nam sẽ trở thành một huyện của Trung Quốc vào năm 2020. Trong hoàn cảnh cầu cạnh cứu sống đó Việt Nam đã sẵn sàng thỏa mãn mọi điều kiện phía Trung Quốc đưa ra”. Thậm chí, ở một số bài viết, các đối tượng còn xuyên tạc trắng trợn rằng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã câu kết với Trung Quốc để quân đội Trung Quốc đi vào tấn công quân và dân các tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Rõ ràng đây là những luận điệu xuyên tạc, sai trái trắng trợn, vu khống, bóp méo sự thật, hoàn toàn trái với quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cuộc chiến tranh, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hiện nay.
Thực tế, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ lãng quên lịch sử, lãnh quên cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 đầy đau thương mất mát. Luôn xem đó là một sự thật lịch sử không thể nào quyên, bởi những to lớn mà phía Trung Quốc đã gây ra. Tuy nhiên, với chủ trương gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, bán anh em xa mua láng giềng gần, năm 2014, trong hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và Chính phủ, khi một số đại biểu đề cập tới cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào đã chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979”. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, ngày 9 tháng 11 năm 2011 quy định chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 23/2012/NĐ-CP, ngày 3 tháng 4 năm 2012 quy định về chế độ hưu trí, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc…
Để tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, nhiều địa phương ở các tỉnh biên giới phía Bắc phối hợp với các ban, ngành Trung ương, đoàn thể địa phương đã xây dựng đài tưởng niệm, tu tạo nghĩa trang liệt sĩ, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; lấy tên một số liệt sĩ để đặt tên đường phố, trường học ở địa phương, nhằm tưởng nhớ công ơn to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã xả thân hi sinh vì Tổ quốc.
Suy cho cùng, việc đăng tải các bài nói, bài viết với những nội dung sai trái, xuyên tạc như trên tất cả đều chỉ nhằm mục đích tấn công, hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo ra sự khủng hoảng niềm tin trong quần chúng nhân dân, gây mâu thuẫn và phá vỡ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Như vậy, thực tế Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân ta chưa bao giờ và không bao giờ có tư tưởng né tránh, lãng quyên cuộc chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 của dân tộc; cũng như việc quan tâm chăm lo đến công tác chính sách đối với những người có công trong cuộc chiến tranh này. Do vậy, chúng ta cần cảnh giác với âm mưu thâm độc, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, lợi dụng cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc để phát tán những bài nói, bài viết, những nội dung xấu, trái với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước./.

BẢO VỆ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH – NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY


BẢO VỆ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH –
NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY
Đại Nguyễn

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên mạng xã hội, các thế lực thù địch tìm cách cắt, dán, ghép, đưa ra những lập luận, quan điểm sai trái về Hồ Chí Minh cũng như tư tưởng của Người. Họ coi Hồ Chí Minh chỉ là người theo chủ nghĩa dân tộc chứ không phải là người cộng sản chân chính. Họ cho rằng việc Hồ Chí Minh vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam là một sai lầm không thể tha thứ và là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước hiện nay và sau này. Chúng tự gán ghép, tự dựng chuyện phi thực tế về thân thế, đời tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh hòng bôi nhọ lãnh tụ, làm xấu hình ảnh cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ lợi dụng, khoét sâu những thiếu sót trong phát triển kinh tế, trong đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng ta và Nhà nước ta, nhất là những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và một số ít các vụ việc tiêu cực, tham nhũng xảy ra gần đây để xuyên tạc rằng, Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiễn đất nước hiện nay và xu thế phát triển của thời đại. Với những thủ đoạn đó, chúng hy vọng một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ta dần dần sẽ dao động, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về vai trò lãnh đạo của Đảng, về thành tựu đổi mới của đất nước, về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Từ đó, lôi kéo, kích động nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở các địa phương trong cả nước.
Mục đích của chúng là nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, phủ nhận những giá trị khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng. Họ sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn, trong đó, tập trung vào một số phương thức hoạt động cơ bản, như: Thông qua internet, mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh. Các tổ chức phản động lưu vong, như: “Việt Tân”, “chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”… đã lập hơn 400 trang web, blog, hàng chục tạp chí, báo, nhà xuất bản, hơn 60 đài phát thanh có chương trình tiếng Việt, như VPR, VOA, RFI... lập ra các diễn đàn để tuyên truyền, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận một cách trắng trợn về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như Chủ nghĩa Mác – Lênin.  
Họ tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, diễn đàn nhằm xuyên tạc, phủ nhận về tư tưởng, cuộc đời, thân thế, sựu nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, họ còn tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo ở các nước có đông đảo bà con Việt kiều đang sinh sống, làm việc, như: Australia, Mỹ, Canada... rồi gửi thư ngỏ, tài liệu truyền bá tư tưởng phản động, xuyên tạc Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và các cơ quan chức năng trong nước, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài; thông qua tiếp xúc gặp gỡ các đoàn ra nước ngoài làm việc, tham quan. Qua đó, chúng ra sức rêu rao rằng tư tưởng Hồ Chí Minh đã lỗi thời, lạc hậu, đề nghị Đảng, Nhà nước Việt Nam cần thay đổi bằng hệ tư tưởng mới khoa học, tiến bộ hơn, còn hệ tư tưởng nào thì họ lại không chứng minh được.
Cùng những việc làm trên đây, chúng tìm cách tác động các chính khách cực đoan trong Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây gắn vấn đề viện trợ, hợp tác kinh tế với điều kiện thay đổi cải cách chính trị, pháp luật theo kiểu phương Tây, trong đó có thay đổi Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng hệ tư tưởng dân chủ tư sản; đồng thời tìm cách móc nối, mua chuộc cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất viết bài, tung tin tuyên truyền, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh; kích động tâm lý hoài nghi của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng từ bên trong xã hội.
Cần khẳng định rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, bao gồm một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một tư tưởng, hệ tư tưởng được đánh giá là cách mạng, khoa học khi và chỉ khi xuất phát và phản ánh đúng thực tiễn, soi đường cho hoạt động thực tiễn, thúc đẩy thực tiễn phát triển, điều này luôn đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh. Với thế giới quan, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và với một trí tuệ sắc sảo, khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa của dân tộc và của nhân loại để hình thành nên hệ thống tư tưởng của mình. Tư tưởng đó là sự thống nhất, quan hệ biện chứng với Chủ nghĩa Mác-Lênin, không chỉ giải quyết vấn đề lý luận, mà cao hơn là tư duy hành động, giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Cùng với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn đuốc soi đường đưa cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó chứng minh rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào phong trào cách mạng Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển của thời đại, để kiến tạo nên một thời đại mới cho dân tộc Việt Nam - thời đại Hồ Chí Minh, là một mốc son sáng ngời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó là một chân lý không ai có thể phủ nhận được. Hồ Chí Minh, Người là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết quốc tế, đấu tranh không biết mỏi mệt cho hòa bình và tiến bộ của nhân loại; là hiện thân của chủ nghĩa nhân văn cao cả, đã cống hiến cả cuộc đời mình để đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Với những cống hiến vĩ đại cho dân tộc và cho nhân loại, với tấm gương đạo đức sáng ngời, Người đã được cả dân tộc Việt Nam, cộng đồng quốc tế và nhân dân tiến bộ trên thế giới tôn vinh, ngưỡng mộ. Chính vì lẽ đó, những luận điệu xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, bóp méo, xuyên tạc thân thế, cuộc đời,  sự nghiệp của Người chỉ là những luận điệu phi lịch sử, phản khoa học cũ rích, vô giá trị mà thôi, do đó chúng ta cần phải đấu tranh, loại bỏ ra khỏi tư duy nhận thức và hành động.  
Trong thời gian tới, các thế lực thù địch vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, hòng phủ nhận hệ tư tưởng lý luận của Đảng ta và toàn xã hội, thúc đẩy “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động này, cần tập trung vào một số biện pháp sau đây:
Một là, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng, của cơ quan chính trị, đội ngũ chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cùng với mọi cán bộ, chiến sĩ trong các cơ quan đơn vị.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối nội và đối ngoại nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong và ngoài nước về bản chất cách mạng và những giá trị, sáng tạo của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, khẳng định vị thế, giá trị, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạch định đường lối xây dựng và phát triển đất nước; làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh có sức sống mãnh liệt, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần, tư tưởng của xã hội ta.
Bốn là, tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về báo chí, truyền thông, internet và thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiên những tổ chức, cá nhân vi phạm trên lĩnh vực này.
Năm là, tiếp tục khẳng định và thực hiện thắng lợi sự nghiệp của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho các tầng lớp nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; không ngừng nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế nhằm khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta./.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

CẦN LÊN ÁN THÁI ĐỘ “VÔ LƯƠNG TÂM” VỚI LỊCH SỬ CỦA NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG

CẦN LÊN ÁN THÁI ĐỘ “VÔ LƯƠNG TÂM” VỚI LỊCH SỬ CỦA
NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG
Một sự kiện lịch sử mà cả đất nước đang vô cùng quan tâm tại thời điểm hiện tại là cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra tháng 2 năm 1979. Dù 40 năm đã qua đi nhưng những ký ức liên quan đến cuộc chiến này vẫn không thể nào xoá nhoà. Trong khi đất nước vừa trải qua chiến tranh chống lại thực dân, đế quốc và chế độ diệt chủng, chúng ta lại tiếp tục phải chống lại sự xâm chiếm biên giới phía bắc Việt Nam.
Quay ngược lại lịch sử, thẳng thắn đánh giá, người bạn phương Bắc – Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý định xâm chiếm Việt Nam. Tuy nhiên, dù chúng ta phải trải qua 1000 năm Bắc thuộc, dù chúng ta không ít lần bị quân đội phương Bắc tấn công nhưng chúng ta vẫn không hề khuất phục. Với cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979, suy cho cùng nguyên nhân cũng không nằm ngoài tham vọng bá chủ của thế lực bành trướng Trung Quốc. Và hiển nhiên, cuộc chiến mà các thế lực bành trướng Trung Quốc xâm lấn biên giới phía Bắc của Việt Nam này là phi nghĩa. Dù đất nước chưa hoàn toàn “hồi phục” sau chiến tranh, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng nhân dân Việt Nam vẫn anh dũng đứng lên đấu tranh với quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn của bờ cõi nước nhà.
Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc của Việt Nam chống lại Trung Quốc năm 1979, rất nhiều kênh thông tin của các thế lực thù địch, chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam đang ráo riết đẩy mạnh rêu rao, tuyên truyền các bài nói, bài viết với nội dung xuyên tạc. Đơn cử như trên trang facebook của Việt Tân (tổ chức phản động lưu vong do Hoàng Cơ Minh, nguyên là một tướng lĩnh Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lập ra) rất nhiều bài liên quan đến cuộc chiến đã được đăng tải. Trong đó có bài viết VÌ SAO DÂN KHÔNG ĐƯỢC BIẾT ĐẾN, NHẮC ĐẾN CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI? Nội dung bài viết có những đoạn mang đặc mùi phản động như: “Trận chiến đó thật ra không kết thúc sau 1 tháng như lời tuyên bố của Bắc Kinh mà còn âm ỉ kéo dài đến mãi tận 1988 … sau 10 năm chống Tàu, đôi lúc kịch liệt, vc (việt cộng) đã quyết định tam bộ nhất bái đến Thành Đô chịu tội phản nghịch và ký Mật ước Thành Đô mà nhiều người đoán là vc sẽ dần biến VN (Việt Nam) thành quận huyện của Tàu vào năm 2020. Trong hoàn cảnh cầu cạnh cứu sống đó đã sẵn sàng thỏa mãn mọi điều kiện phía TQ (Trung Quốc) đưa ra”. Thậm chí, ở một số bài viết, các đối tượng còn xuyên tạc trắng trợn rằng lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã câu kết với Trung Quốc để quân đội Trung Quốc đi vào tấn công quân và dân các tỉnh phía Bắc của Việt Nam.
Khi truyền thông Việt Nam đăng tải ít nội dung liên quan đến cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, các đối tượng rêu rao Việt Nam sợ Trung Quốc, không dám “vuốt mặt” Trung Quốc nên phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Vậy nhưng khi các kênh truyền thông của Việt Nam đưa các thông tin đến cuộc chiến trên, có kẻ lại nhấm nhá “Chắc có biến ở cung đình cộng sản Việt Nam”. Thậm chí, có kẻ giỏi tưởng tượng hơn còn đưa ra ý kiến: Lãnh đạo Việt Nam đang xu nịnh Mỹ nên đi “nói xấu” Trung Quốc. Đó là dã tâm của những kẻ phản động, mất hết lương tri và vô lương tâm đối với lịch sử và lòng yêu nước chân chính của con người và dân tộc Việt Nam, chúng ta cần bài trừ và lên án những kẻ đó.
Người Việt Nam không hề hiếu chiến, chúng ta yêu chuộng hòa bình và sự chính nghĩa, tất cả các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử đều là những cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống lại sự phi nghĩa. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân chống lại các cuộc chiến trên là hoàn toàn phù hợp. Vậy nhưng có một số kẻ lại đang cố tình bẻ ngược lịch sử, rêu rao luận điệu: “Với chúng tôi thì mọi cuộc chiến do ĐCSVN phát động từ chống Pháp, chống Mỹ rồi Campuchia và trung quốc đều có thể tránh được nếu ban lãnh đạo Đảng cộng sản có hiểu biết và viễn kiến. Thực tế là ĐCSVN không hề có bất kỳ viễn kiến gì. Mọi quyết định đều do một hai người có quyền lực trong đảng đưa ra và bắt cả nước phải thi hành”. Những ý kiến rêu rao của những kẻ phản động như vậy rất thâm độc và trắng trợn, vu khống cán bộ, đảng viên, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Suy cho cùng, việc đăng tải các bài viết với những nội dung như trên tất cả đều nhằm tấn công, hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo ra sự “khủng hoảng” niềm tin trong quần chúng nhân dân. Có thể nói, hướng đi của các đối tượng đang khoét sâu chiến lược “Diễn biến hoà bình”. Đích đến của chúng là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

                                                                                           “504”

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

VIỆT NAM VÀ ĐỨC KHẲNG ĐỊNH TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC TRÊN NHIỀU LĨNH VỰC


VIỆT NAM VÀ ĐỨC KHẲNG ĐỊNH TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC TRÊN NHIỀU LĨNH VỰC
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Đức, đối tác hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu.
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Đức, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Quốc hội Liên bang Đức Hans-Peter Friedrich.
Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Đức, đối tác hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu. Phó Thủ tướng chuyển lời mời thăm Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Chủ tịch Quốc hội Liên bang Đức và cá nhân Ngài Hans Peter Friedrich.
Về hợp tác Quốc hội, Phó Thủ tướng đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa Quốc hội hai nước trong khuôn khổ song phương và đa phương; trao đổi đoàn cấp cao và giữa các Ủy ban chuyên trách, Nhóm nghị sỹ; tăng cường hiểu biết và chia sẻ về lập pháp, giám sát; ra quyết sách đối với các vấn đề quan trọng của quốc gia; và góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Phó Thủ tướng đề nghị Quốc hội Liên bang Đức tiếp tục ủng hộ cung cấp ODA cho Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đức hoan nghênh chuyến thăm của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh góp phần thúc đẩy và tạo đà cho những bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, đánh giá cao tầm quan trọng của mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Đức và bày tỏ mong muốn mối quan hệ này tiếp tục phát triển sâu rộng. Phó Chủ tịch Quốc hội Friedrich cũng bày tỏ hài lòng về quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp trong thời gian qua.
Hai bên nhất trí tầm quan trọng của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), cần thúc đẩy EU sớm ký và phê chuẩn EVFTA vì lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp hai nước; đồng thời chia sẻ vai trò quan trọng của các cơ chế đa phương và tôn trọng luật pháp quốc tế trong việc duy trì hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao Quốc hội Đức và Nhóm Nghị sỹ hữu nghị với ASEAN trong Quốc hội Đức đã luôn theo dõi sát tình hình Biển Đông, đồng thời đề nghị phía Đức tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam và ASEAN là giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, không sử dụng vũ lực, thực hiện đẩy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông (DOC) và sớm tiến tới Bộ Quy tắc COC.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Đức, ngày 20-02, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức, ông Peter Altmaier.
Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về các biện pháp tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư, coi đây là trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược.
Phó Thủ tướng đánh giá cao việc Đức trong nhiều năm liền là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong EU và hoan nghênh các doanh nghiệp lớn của Đức đang đầu tư kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam. Phó Thủ tướng cho rằng đầu tư của Đức vào Việt Nam vẫn còn tiềm năng lớn, so với mức gần 2 tỷ USD hiện nay.
Hai bên nhất trí tăng cường các biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ trao đổi thương mại song phương, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và Liên minh châu Âu sắp ký EVFTA. Phía Đức cũng cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy sớm ký và phê chuẩn EVFTA vì lợi ích cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Nhằm khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức vào Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực thế mạnh của Đức như công nghiệp phụ trợ, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, du lịch, đào tạo nghề song hành, năng lượng tái tạo, hai bên nhất trí cần đẩy mạnh trao đổi đoàn cấp bộ, ngành, nhất là các đoàn doanh nghiệp tham dự các hội chợ, triển lãm hàng hóa, dịch vụ.
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cảm ơn Chính phủ Đức đã cung cấp ODA cho Việt Nam trong những năm qua, khẳng định các dự án ODA của Đức đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam; đề nghị Đức tiếp tục quan tâm hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án dạy nghề, thích ứng với biến đổi khí hậu, xử lý rác thải và các mảng hợp tác phục vụ cách mạng công nghệ 4.0, vốn là thế mạnh của Đức và Việt Nam đang có nhu cầu phát triển.
Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Peter Altmaier đánh giá cao chuyến thăm Đức của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, đánh dấu việc thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược Việt-Đức; đồng thời đánh giá cao tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, vị thế của Việt Nam trong các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế; cam kết cùng Việt Nam thực hiện tốt các dự án ODA đang được triển khai và các dự án mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của hai nước trong giai đoạn hiện nay.
Ông Peter Altmaier cho rằng hai nước có nhiều hình thức hợp tác tốt như Ngôi nhà Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh và cho biết sẽ sớm khai trương trong thời gian tới; đánh giá cao các điều dưỡng viên Việt Nam đã được đưa sang Đức theo dự án đào tạo điều dưỡng viên giữa hai nước; cam kết sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án đào tạo nghề như mô hình đã triển khai giữa hai bên; bày tỏ mong muốn tăng số lao động có tay nghề của Việt Nam sang Đức làm việc trong thời gian tới; tiếp tục bày tỏ quan tâm đến việc thành lập phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (AHK), coi đó là cầu nối hữu hiệu cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
** Trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Đức, chiều 20-02, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao Đức, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas.
Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Heiko Maas đánh giá cao chuyến thăm Đức lần này của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, nhấn mạnh đây là chuyến thăm quan trọng, nhiều ý nghĩa, tạo cơ sở để hai nước đưa quan hệ Đối tác chiến lược tiếp tục phát triển sâu rộng.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức bày tỏ ấn tượng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam thời gian qua cũng như vai trò, vị trí quan trọng của Việt Nam trong ASEAN và tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như những đóng góp ngày càng tích cực của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhất trí hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp, chuyển lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mời Tổng thống Cộng hoà Liên bang Đức thăm Việt Nam; khẳng định luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với Đức, coi Đức là đối tác hàng đầu, đối tác ưu tiên tại khu vực.
Hai bên nhất trí củng cố và gia tăng nội hàm quan hệ đối tác chiến lược trên các lĩnh vực trong thời gian tới; nhất trí xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược.
Phó Thủ tướng cảm ơn sự giúp đỡ của Đức trong các dự án hợp tác phát triển, trong đó tiếp tục thực hiện dự án Tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án về năng lương tái tạo; mong muốn Đức tiếp tục duy trì hỗ trợ ODA cho Việt Nam trong những lĩnh vực Đức có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Hai bên bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển khả quan của quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với kim ngạch hai chiều năm 2018 đạt trên 10 tỷ USD (tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2017) và việc Đức tiếp tục là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU); bày tỏ hài lòng với việc Dự án Ngôi nhà Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh đang tiến triển tốt đẹp, sau khi khánh thành sẽ là nơi hội tụ các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy thương mại - đầu tư song phương.
Phía Đức đánh giá cao tầm quan trọng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), khẳng định sẽ nỗ lực thúc đẩy việc sớm ký và phê chuẩn EVFTA trong thời gian sớm nhất.
Phía Đức vui mừng việc trường Đại học Việt - Đức tại Bình Dương, một dự án hải đăng trong hợp tác song phương, đang hoạt động hiệu quả và ủng hộ việc hai bên sớm thống nhất dự thảo nội dung Hiệp định ba bên về Trường Đại học Việt - Đức; nhất trí hợp tác với Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay; đồng thời sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam về đào tạo, sử dụng điều dưỡng viên Việt Nam tại Đức; mong muốn thúc đẩy giao lưu văn hóa hai nước qua các hoạt động của Viện Goethe tại Việt Nam.
Ngoài ra, hai bên nhất trí sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như tư pháp, quốc phòng, khoa học - kỹ thuật, hàng không…
Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ Liên hợp quốc trong bối cảnh Đức sẽ đảm nhận Chủ tich EU trong 2020, đang đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Việt Nam đang ứng cử vào vị trí này nhiệm kỳ 2020 - 2021, đồng thời đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Hai bên cũng chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm, nhất là ủng hộ tự do hoá thương mại và duy trì các cơ chế đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế vì hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đến thăm, làm việc với các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Đức./.
BTV/TTXVN
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Thoi_su/2019/54211/Viet-Nam-va-Duc-khang-dinh-tang-cuong-hop-tac-tren-nhieu.aspx

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...