Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018


BẢO GIANG TRẮNG TRỢN BÔI ĐEN LỊCH SỬ DÂN TỘC
                                                                Trần Trí Nam
Ngày 25/8/2018, bloger Bảo Giang được trang facebook danlambao đăng tải bài viết “Dấu chân Lịch sử” với đa phần nội dung vu cáo và bôi đen lịch sử dân tộc Việt Nam, đả kích và chia rẽ mối quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc. Đây là bài viết với dung lượng khoảng 3 trang A4, song điều đáng nói là bài viết này xuất phát từ dã tâm của kẻ quên đi nguồn cội dân tộc dù rêu rao “Dấu chân Lịch sử” nhưng. Cụ thể đó là:
Thứ nhất, Bảo Giang đã đưa ra các thông tin về lịch sử dân tộc Việt Nam một cách rời rạc, thiếu liên kết và nhất là nhiều sự kiện hoàn toàn sai so với tiến trình lịch sử: từ bỏ qua 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông của vua tôi nhà Trần; khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo;… Đặc biệt, Bảo Giang cho rằng nước ta giành được độc lập từ ảnh hưởng của Đệ nhị thế chiến và Tuyên ngôn độc lập của vua Bảo Đại vào ngày 11-3-1945. Trắng trợn hơn, Bảo Giang còn bịa đặt chuyện Hồ Chí Minh rước Tàu vào nước ta, tắm máu dân tộc do “Cải cách ruộng đất”,… xây dựng Nhà nước Dân chủ Cộng hòa là đưa nhân dân vào vòng nô lệ,… Hỡi ôi! Bảo Giang có phải là người con của đất nước Việt Nam kiên cường? Có lẽ khó có thể dành cho Bảo Giang cái danh xưng nào xứng tầm với dã tâm phủ nhận lịch sử dân tộc, phủ nhận toàn bộ thành quả mà xương máu cha ông đổ xuống để có cuộc sống ngày hôm nay. Không có ngọn cờ cách mạng do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thì có ai biết người An Nam phải chịu thân phận nô lệ, phải nộp thuế máu cho chính quyền thực dân, phong kiến đến khi nào? Và Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, là bản văn lập quốc bất hủ do Hồ Chí Minh viết để tuyên bố với thế giới về quyền được hưởng độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
Thứ hai, con số người Việt Nam bị sát hại do “Cải cách ruộng đất” là con số do Bảo Giang tưởng tượng ra. Và nguyên nhân của sai sót trong lãnh đạo, chỉ đạo “Cải cách ruộng đất” của Đảng, Nhà nước Việt Nam do tình trạng đấu tố, trả thù cá nhân của một bộ phận người dân, cán bộ ở cơ sở. Điều này, trái với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Và ngay khi Đảng, Nhà nước Việt Nam phát hiện đã chỉ đạo quyết liệt rút kinh nghiệm sửa sai. Thực tế đã chứng minh: Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam kịp thời rút kinh nghiệm bằng ba Nghị quyết Trung ương từ 1954 đến 1956. Ba Nghị quyết đó nhanh chóng đi vào thực tiễn, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng. Và thành quả của “Cải cách ruộng đất” là không thể phủ nhận. Vậy nhưng Bảo Giang đã phủ nhận tất cả.
Như vậy, dù Bảo Giang và trang facebook danlambao, blog danlambao có cố tình xuyên tạc lịch sử và vu cáo trắng trợn thành quả cách mạng, chế độ tiến bộ ở Việt Nam, song chắc chắn độc giả trong nước, cũng như độc giả trên toàn thế giới với lương tri và trách nhiệm của con người chân chính sẽ chẳng ai tin, vì nó thật nực cười và hoàn toàn đi ngược lại với thực tiễn của lịch sử./.





“TÔI ĐÃ TÌM RA ĐIỀU GIẢN DỊ” – SỰ RÊU RAO TRẮNG TRỢN TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM CỦA NGUYỄN NGỌC GIÀ
                                                                Trần Trí Nam
Chiều ngày 27/8/2018, trang facebook danlambao đăng tải bài viết “Tôi đã tìm ra điều giản dị” của bloger Nguyễn Ngọc Già viết tặng các bloger Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, LS. Lê Công Định, NS. Việt Khang. Thoạt nghe tiêu đề bài viết không ít người lầm tưởng bloger này đã nhận ra những giá trị cao quý của “hạnh phúc” mà ông ta lập luận. Song cái điều mà ông ta tìm ra và cho nó là giản dị bằng cách bác bỏ giá trị câu trả lời của Mác với con gái về “Hạnh phúc là gì?”. Và từ đó, ông ta suy diễn về tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Về bản chất, Nguyễn ngọc Già đã lợi dụng diễn đàn trên facebook và trang blog của danlambao để nói xấu chế độ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang xây dựng. Đây là sự rêu rao, vu cáo trắng trợn thành quả của các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền mà Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã đấu tranh, bảo vệ và phát triển gần 90 năm qua.
Rõ ràng Nguyễn Ngọc Già đã lợi dụng diễn đàn trên blog của danlambao để phủ nhận một sự thật được Mác đúc kết: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Thử hỏi, nếu không có Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng do Người sáng lập vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lênin vào Việt Nam, đồng thời lãnh đạo nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành được độc lập dân tộc, bảo vệ nền độc lập dân tộc trước đế quốc, thực dân Pháp và Mỹ, thì liệu chúng ta có thoát ra khỏi thân phận người nô lệ? Điều này, chắc Nguyễn Ngọc Già và các bạn hữu của ông ta không thể phủ nhận được.
Có thể khẳng định rằng, dù Nguyễn Ngọc Già và trang facebook danlambao, blog danlambao có cố tình tìm mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn để phủ nhận giá trị của hạnh phúc, phủ nhận và vu cáo chế độ tiến bộ ở Việt Nam, song chắc chắn độc giả trong nước, cũng như độc giả trên toàn thế giới với lương tri và trách nhiệm của con người chân chính sẽ chẳng ai tin, vì nó thật nực cười và hoàn toàn đi ngược lại với thực tiễn của lịch sử./.

BẢO GIANG TRẮNG TRỢN BÔI ĐEN LỊCH SỬ DÂN TỘC
                                                                Trần Trí Nam
Ngày 25/8/2018, bloger Bảo Giang được trang facebook danlambao đăng tải bài viết “Dấu chân Lịch sử” với đa phần nội dung vu cáo và bôi đen lịch sử dân tộc Việt Nam, đả kích và chia rẽ mối quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc. Đây là bài viết với dung lượng khoảng 3 trang A4, song điều đáng nói là bài viết này xuất phát từ dã tâm của kẻ quên đi nguồn cội dân tộc dù rêu rao “Dấu chân Lịch sử” nhưng. Cụ thể đó là:
Thứ nhất, Bảo Giang đã đưa ra các thông tin về lịch sử dân tộc Việt Nam một cách rời rạc, thiếu liên kết và nhất là nhiều sự kiện hoàn toàn sai so với tiến trình lịch sử: từ bỏ qua 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông của vua tôi nhà Trần; khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo;… Đặc biệt, Bảo Giang cho rằng nước ta giành được độc lập từ ảnh hưởng của Đệ nhị thế chiến và Tuyên ngôn độc lập của vua Bảo Đại vào ngày 11-3-1945. Trắng trợn hơn, Bảo Giang còn bịa đặt chuyện Hồ Chí Minh rước Tàu vào nước ta, tắm máu dân tộc do “Cải cách ruộng đất”,… xây dựng Nhà nước Dân chủ Cộng hòa là đưa nhân dân vào vòng nô lệ,… Hỡi ôi! Bảo Giang có phải là người con của đất nước Việt Nam kiên cường? Có lẽ khó có thể dành cho Bảo Giang cái danh xưng nào xứng tầm với dã tâm phủ nhận lịch sử dân tộc, phủ nhận toàn bộ thành quả mà xương máu cha ông đổ xuống để có cuộc sống ngày hôm nay. Không có ngọn cờ cách mạng do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thì có ai biết người An Nam phải chịu than phận nô lệ, phải nộp thuế máu cho chính quyền thực dân, phong kiến đến khi nào? Và Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, là bản văn lập quốc bất hủ do Hồ Chí Minh viết để tuyên bố với thế giới về quyền được hưởng độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
Thứ hai, con số người Việt Nam bị sát hại do “Cải cách ruộng đất” là con số do Bảo Giang tưởng tượng ra. Và nguyên nhân của sai sót trong lãnh đạo, chỉ đạo “Cải cách ruộng đất” của Đảng, Nhà nước Việt Nam do tình trạng đấu tố, trả thù cá nhân của một bộ phận người dân, cán bộ ở cơ sở. Điều này, trái với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Và ngay khi Đảng, Nhà nước Việt Nam phát hiện đã chỉ đạo quyết liệt rút kinh nghiệm sửa sai. Thực tế đã chứng minh: Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam kịp thời rút kinh nghiệm bằng ba Nghị quyết Trung ương từ 1954 đến 1956. Ba Nghị quyết đó nhanh chóng đi vào thực tiễn, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng. Và thành quả của “Cải cách ruộng đất” là không thể phủ nhận. Vậy nhưng Bảo Giang đã phủ nhận tất cả.
Như vậy, dù Bảo Giang và trang facebook danlambao, blog danlambao có cố tình xuyên tạc lịch sử và vu cáo trắng trợn thành quả cách mạng, chế độ tiến bộ ở Việt Nam, song chắc chắn độc giả trong nước, cũng như độc giả trên toàn thế giới với lương tri và trách nhiệm của con người chân chính sẽ chẳng ai tin, vì nó thật nực cười và hoàn toàn đi ngược lại với thực tiễn của lịch sử./.



Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018


NÂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM
TRONG PHÒNG CHỐNG TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HÓA
Hồng Ngọc
Ban Chấp hành Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống với 27 biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Việc đưa ra hệ thống những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là để làm “tấm gương chung” giúp mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình; làm cơ sở để đóng góp ý kiến cho người khác và làm căn cứ để xử lý đối với những tập thể, cá nhân vi phạm. Hệ thống những biểu hiện này cũng là căn cứ để góp phần xây dựng tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ, đảng viên về phẩm chất chính trị, phẩm chất về đạo đức, lối sống phù hợp với yêu cầu cao của sự nghiệp cách mạng đang đòi hỏi. Đây là vấn đề khó, mà lâu nay chưa cụ thể hóa được nên còn lúng túng khi xem xét, đánh giá cán bộ. Bởi, Nghị quyết lần này có một số giải pháp mới, mạnh mẽ, quyết liệt như đổi mới và bắt buộc học tập lý luận chính trị; cam kết rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cơ chế kiểm soát quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, đề cao pháp luật của Nhà nước, công khai kết quả xử lý vi phạm; sự thống nhất về chính sách và kỷ luật giữa Đảng và Nhà nước; hợp đồng có thời hạn với viên chức; tăng thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu để xử lý cán bộ thuộc quyền; tăng cường sự giám sát của nhân dân trong xây dựng Đảng.
Biểu hiện trước hết của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là sự hoang mang, dao động về tư tưởng chính trị, sự hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta. Tiếp đến là chủ động hơn trong tiếp nhận những thông tin trái chiều, thu thập tin tức nội bộ, công khai luận điệu chống đối, phản động và những tiêu cực trong đời sống xã hội; đồng thời, câu kết, tiếp tay cho các phần tử thù địch từ bên ngoài để chống phá cách mạng Việt Nam. Ở mức cao hơn, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bộc lộ rõ tư tưởng phản động, chống đối, thách thức với pháp luật và hệ thống chính trị; xây dựng và phát tán những “thư ngỏ”, “tâm thư”, “kiến nghị”; tập hợp, thành lập những “hội”, “đoàn” độc lập, tổ chức chính trị đối lập với Đảng và hệ thống chính trị trong xã hội Việt Nam.
Như chúng ta đã biết “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thường xuất hiện khi cách mạng có những “bước ngoặt”, tình hình thế giới, trong nước diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn, thách thức; tình trạng mất dân chủ, tệ quan liêu, nạn tham nhũng, lãng phí, sự phân hóa giàu nghèo… dẫn tới sự bất mãn, bất bình trong xã hội; sự kích động, chia rẽ, lôi kéo, mua chuộc, “hà hơi tiếp sức” của các thế lực thù địch, phản động v.v. Song, trước hết và chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân những cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng chính trị không vững vàng; thiếu tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống, có biểu hiện chạy chức, chạy quyền, tranh giành, kèn cựa địa vị, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân, vi phạm pháp luật, kỷ luật của quân đội v.v.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, Đảng ta đã cảnh báo về sự hiện hữu của những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đang diễn biến hết sức phức tạp và nguy hiểm, nguy cơ lớn đối với sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ. Bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, mà nguyên nhân chủ yếu là do “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ vẫn còn dư âm. Đảng ta đã sớm cảnh báo và có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, kiên quyết đấu tranh, phòng, chống với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng đối với thứ “giặc nội xâm”. Để đấu tranh, phòng, chống hiệu quả cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhât, cần làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng mức độ nguy hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và đề cao trách nhiệm trong đấu tranh. Như chúng ta đều biết hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn còn mơ hồ, chưa nhận thức đúng về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và mức độ nguy hiểm của nó đối với sự tồn vong của Đảng, chế độ. Bởi vậy, việc giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là giải pháp hết sức quan trọng. Trước mắt, cần làm cho mọi người nhận thức được những biểu hiện của nó được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra; tình hình suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành; thấy được việc phòng, chống sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là cuộc đấu tranh hết sức cam go, phức tạp diễn ra ngay trong nội bộ, giữa ta với ta, v.v. Việc giáo dục nâng cao nhận thức phải đi đôi với khắc phục những biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác, xem nhẹ, không thể hiện rõ lập trường, quan điểm trước những hành vi tiêu cực, hoặc thờ ơ, không dám đấu tranh với sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Hai là, phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Việc ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) cho thấy quyết tâm rất lớn của Đảng trong ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đặc biệt, Nghị quyết lần này đã thẳng thắn chỉ rõ những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm cơ sở để đấu tranh, khắc phục một cách triệt để. Nghị quyết xác định 4 nhóm giải pháp mang tính cơ bản, toàn diện, khoa học và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Từ đó, các cấp ủy, tổ chức đảng cần nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; gắn thực hiện nghị quyết Trung ương 4 với Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Quy định về những điều đảng viên không được làm, tạo sức mạnh tổng hợp để ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trên cơ sở nhận thức đúng, nắm vững nội dung và hệ thống các nhóm nhiệm vụ giải pháp, cấp ủy các cấp nghiên cứu xây dựng kế hoạch, chương trình hành động phù hợp, đánh giá đúng thực tế, nhận diện và chỉ ra những biểu hiện cụ thể ở từng cán bộ, đảng viên, bảo đảm rõ từng nội dung, hình thức, bước đi, biết lựa chọn vấn đề trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải, làm qua loa đại khái.
Ba là, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, đề cao vai trò tiền phong, gương mẫu của người đứng đầu. Tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng ta. Thông qua việc làm này, cơ thể Đảng, từng đảng viên như được gột sạch những vết nhơ; cán bộ, đảng viên nhận rõ ưu, khuyết điểm của mình để phấn đấu và rèn luyện tiến bộ hơn; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sẽ được nhận diện và khắc phục đúng lúc có quan điểm đúng đắn. Do đó, cần đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong hoạt động và sinh hoạt Đảng với tinh thần xây dựng, trung thực, chỉ rõ những biểu hiện của sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xây dựng quy định tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh. Cùng với đó, cần đề cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu trong rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đổi mới tác phong, phong cách làm việc, sâu sát cụ thể tỉ mỉ ở cơ sở. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường “sức đề kháng” nhằm vô hiệu hóa mọi âm mưu, hoạt động chống phá, phá hoại tư tưởng, thâm nhập, chuyển hóa, lũng đoạn nội bộ, tha hóa cán bộ Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch. Vận dụng linh hoạt các biện pháp xử lý đối với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; “xây” đi liền với “chống”, nói đi đôi với làm, tạo môi trường thuận lợi phòng, chống có hiểu quả những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Bốn là, phát huy vai trò và nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trước mắt, cần tăng cường quản lý giáo dục, duy trì các hoạt động thông tin tuyên truyền, việc sử dụng mạng in-tơ-nét và các trang mạng xã hội; chủ động định hướng, cung cấp thông tin kịp thời với cấp trên. Từ đó chú trọng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những thành quả trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân rộng điển hình tiên tiến, nêu gương “người tốt, việc tốt”, tập thể tốt; đồng thời, có những bài viết sắc sảo, ý thức chính trị cao nhằm phê phán, lên án những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội và những biểu hiện của sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong chính nội bộ.
Với các biện pháp như đã nêu ở trên, cần nhận diện đúng, để đấu tranh, khắc phục kịp thời những biểu hiện của sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là biện pháp hết sức quan trọng để khắc phục những hiểm họa khôn lường mà do nó gây ra đối với Đảng, chế độ và đất nước ta. Làm tốt các vấn đề đã trình bày ở trên, sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chế độ và làm thất bại mọi mưu đồ lợi dụng vấn đề “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch và bọn phản động./.



KHÔNG THỂ CÓ MỘT NỀN DÂN CHỦ "HÒA TAN" Ở VIỆT NAM
Nhân loại đang sống trong những năm cuối thập niên thứ hai, thế kỷ 21, trong thời đại toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Khác với quá trình toàn cầu hóa trước đây, toàn cầu hóa ngày nay dựa trên cuộc cách mạng khoa học hiện đại, đặc biệt là có vai trò của công nghệ thông tin.
Nếu như trước đây người ta chỉ có thể nhận được thông tin từ hệ thống tuyến tính thì ngày nay, với sự phát triển của internet, mạng xã hội, con người có thể tiếp cận với các nguồn thông tin đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Qua các công cụ lưu trữ, tìm kiếm dữ liệu, như: Google, Yahoo, mạng xã hội lớn như facebook, YouTube… con người có thể tiếp cận thông tin hoàn toàn chủ động, có lựa chọn… Điều này làm cho thế giới ngày càng “thu nhỏ” và trở thành “thế giới phẳng” (theo Thomas L.Friedman). Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các chế độ xã hội, nhà nước dân tộc vẫn không mất đi mà còn được khẳng định, duy trì sự tồn tại của mình một cách vững chắc hơn.
Trong thời đại ngày nay, các giá trị dân chủ và quyền con người (QCN) được chia sẻ giữa các quốc gia, dân tộc thông qua cơ chế gia nhập, ký kết các công ước của Liên hợp quốc. Thế nhưng một số kẻ kỳ thị với chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo vẫn cố tình lợi dụng internet, mạng xã hội để xuyên tạc, bôi nhọ chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam.
Gần đây, nhất là từ khi Quốc hội Việt Nam xem xét, thảo luận dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và thảo luận, thông qua Luật An ninh mạng... trước đó là những vụ án xét xử một số kẻ lợi dụng tự do báo chí, internet… vi phạm pháp luật, các thế lực thù địch trong và ngoài nước ráo riết tuyên truyền rằng Việt Nam vi phạm dân chủ và QCN. “Chứng cứ” mà họ đưa ra thường là “pháp luật Việt Nam lạc hậu”, nhiều điều luật của Việt Nam vi phạm chuẩn mực QCN. Chẳng hạn, Điều 258 (Bộ Luật Hình sự 2015 về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”(1). Có kẻ còn nói: “Pháp luật Việt Nam vi phạm chuẩn mực pháp luật quốc tế về quyền con người”, “lạc hậu” so với pháp luật các nước...
Vậy chế độ dân chủ và QCN là gì? Trên thế giới có mô hình “chuẩn” về dân chủ và QCN không? Và vì sao có thể khẳng định không thể có một nền dân chủ “hòa tan” ở Việt Nam?
Chế độ dân chủ là gì?
Chế độ dân chủ là một giá trị xã hội được hình thành từ khi xuất hiện giai cấp và nhà nước. Chế độ dân chủ sở dĩ được xem là một giá trị xã hội vì ở đó nhà nước ra đời với sự thừa nhận của một bộ phận dân cư dưới một hình thức nào đó. Mở đầu của chế độ dân chủ là chế độ nô lệ. Trong chế độ nô lệ chỉ có người dân tự do và giới chủ nô mới có quyền tham gia vào việc định ra bộ máy cầm quyền, còn người nô lệ chỉ như các “công cụ lao động biết nói”.
Trải qua nhiều hình thái kinh tế, xã hội, chế độ dân chủ đã có những bước phát triển nhất định, quyền của người dân được mở rộng dần. Các cuộc cách mạng dân chủ tư sản tuyên bố quyền bình đẳng đối với tất cả mọi người. Nền dân chủ ở các quốc gia tư bản chủ nghĩa (TBCN) là một bước tiến lớn của lịch sử nhân loại. Hiến pháp của các nhà nước TBCN tuyên bố tôn trọng, bảo đảm các quyền về tinh thần và vật chất của tất cả mọi người, nói cách khác là bảo vệ các QCN. Hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích lại trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1945 là dấu mốc quan trọng thể hiện chế độ dân chủ và QCN trong xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Tuy nhiên, xem xét trong nội bộ mỗi quốc gia, chế độ dân chủ và QCN ở các nước TBCN vẫn hạn hẹp do tình trạng bất bình đẳng về chế độ sở hữu, về sự phân hóa giàu-nghèo và về sự kỳ thị chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo... Thực tế cho thấy, hiện nay, các cuộc bầu cử ở nhiều nước phát triển, số cử tri đi bầu cử thường thấp. Cuộc bầu cử gần đây nhất của Hoa Kỳ (2016) chỉ “ở mức dưới 70%. Số cử tri tham gia bầu vào những năm 1980 còn thấp hơn, dao động từ 48% đến 57%”(2).
Mặt khác, sự phân biệt chủng tộc đang tác động đến nhiều mặt của cuộc sống. Hoa Kỳ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn nhiều quốc gia nhưng vẫn còn không ít người nghèo (theo tiêu chuẩn quốc gia). Điều đáng nói là sự phân hóa giàu-nghèo lại gắn với tình trạng phân biệt chủng tộc. Theo một thống kê (vào năm 2014), “tỷ lệ người nghèo của dân da đen là 26%, so với dân gốc người Tây Ban Nha (Hispanics) là 24%, dân Á châu 12% và dân da trắng là 10%”(3).
Xem xét trên phạm vi thế giới thì chủ nghĩa tư bản (CNTB), bao gồm cả sản phẩm của chế độ đó là chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc đã đi ngược lại các giá trị dân chủ và QCN. Các quốc gia thuộc địa (của CNTB) là những chế độ áp bức, bóc lột, độc tài hà khắc. Bởi vì đó là sự câu kết giữa các quan cai trị thực dân với quan lại phong kiến. Sự thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam hơn 80 năm (từ năm 1858 đến 1945) là một ví dụ.
Dân tộc Việt Nam không bao giờ quên được nạn đói khủng khiếp xảy ra vào năm 1945. Chính sách vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp lúc bấy giờ cùng với thiên tai, mất mùa ở nhiều tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm cảnh trên. “Nạn đói đã diễn ra ở 32 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, từ Quảng Trị trở ra. Nghiêm trọng nhất là ở các tỉnh đồng bằng, nơi dân số tập trung đông, có nhiều ruộng, như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa. Nhiều làng xã chết 50% đến 80% dân số, nhiều gia đình, dòng họ chết không còn ai…”(4). 
Ở Việt Nam, đi theo con đường của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo, tổ chức nhân dân thực hiện cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Lần đầu tiên chế độ dân chủ với các quyền công dân và QCN không những được tuyên bố mà còn được bảo đảm về mặt pháp luật, cũng như trong cuộc sống. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 và bản Hiến pháp 1946 đã ghi nhận điều này.
Trên thế giới không có mô hình “chuẩn” về dân chủ và QCN
Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại nhiều mô hình về chế độ dân chủ với những tên gọi khác nhau, như: Cộng hòa dân chủ nhân dân; chế độ cộng hòa; chế độ cộng hòa nhân dân. Ngoài một số ít quốc gia vẫn theo chế độ quân chủ, các nhà nước có chế độ nghị viện; cộng hòa đại nghị... đều là những chế độ dân chủ TBCN. Trong những nước dân chủ này lại có nhiều mô hình dân chủ khác nhau; chẳng hạn: Chế độ dân chủ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; chế độ dân chủ một đảng cầm quyền…
Tương tự như chế độ dân chủ, QCN ở các quốc gia cũng không giống nhau, cho dù những quy định pháp luật ở đó đều mang những giá trị phổ biến. Trong tính hiện thực của nó, QCN là các quy định của pháp luật (quốc gia) nhằm tôn trọng, bảo vệ những nhu cầu, lợi ích về vật chất và tinh thần của tất cả mọi người không phân biệt già-trẻ, gái-trai, dân tộc, quốc tịch, vị thế chính trị, tài sản và những vị thế khác…
Trong mỗi chế độ xã hội nói chung, chế độ dân chủ nói riêng, đều có những quy định về quyền công dân và QCN khác nhau. Điều này bắt nguồn từ sự khác biệt về truyền thống lịch sử, bản chất chính trị và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
Ví dụ, ở nhiều quốc gia phương Tây, quyền tự do ngôn luận không loại trừ việc xúc phạm niềm tin tôn giáo. Chẳng hạn, vụ xả súng ngày 7-1-2015 tại tòa soạn Tạp chí Charlie Hebdo ở Paris (Pháp) khiến 12 người thiệt mạng. Thủ phạm là những người theo đạo Hồi. Họ phẫn nộ vì tạp chí này đăng tải bức biếm họa xúc phạm thánh A-la. Hoặc ở Hoa Kỳ thì người dân có quyền sở hữu và sử dụng súng. Gần đây, người dân ở quốc gia này còn có cả “quyền” được sử dụng máy in 3D tự sản xuất súng (tại gia đình)(5).
Như vậy có thể nói, trên thế giới hoàn toàn không có mô hình dân chủ, QCN “chuẩn” nào cả. Các chế độ dân chủ đều do các cơ quan lập pháp quốc gia quyết định. Thường thì những đảng chính trị chiếm đa số trong các cơ quan quyền lực chi phối các tiêu chí, cơ chế, chính sách, pháp luật của chế độ dân chủ và QCN ở đó. Ở Hoa Kỳ thì hai đảng-đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền. Ở Trung Quốc tuy có nhiều đảng chính trị nhưng các đảng đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bởi vậy, việc người ta lấy một mô hình chế độ dân chủ nào đó, chẳng hạn như mô hình dân chủ Hoa Kỳ với chế độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” và thể chế “tam quyền phân lập” làm “chuẩn” để phủ nhận chế độ dân chủ XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cầm quyền là một cách nhìn hạn hẹp, nếu không nói là vì động cơ chính trị, muốn xóa bỏ chế độ hiện hữu và thành quả cách mạng hơn 70 năm của dân tộc Việt Nam.
Nền dân chủ XHCN của Việt Nam bắt nguồn từ lịch sử, bản chất chính trị và từ những quy định về pháp lý. Thực tiễn cách mạng Việt Nam minh chứng: Chế độ dân chủ XHCN ở Việt Nam ra đời sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945-cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Chế độ xã hội và nền dân chủ XHCN ở Việt Nam đã phải chống chọi với các thế lực xâm lược hùng hậu trong các cuộc kháng chiến anh dũng bảo vệ Tổ quốc kéo dài hơn 30 năm (1945-1975) với không biết bao nhiêu hy sinh xương máu của đồng bào và chiến sĩ. Đó là thành quả đấu tranh của cả dân tộc, là nguyện vọng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với thực tiễn nêu trên, khẳng định không thể có một nền dân chủ “hòa tan” ở Việt Nam.
----------------------------------------------
(1)- Điều 258, Luật Hình sự 2015 “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
(2)- “Tại sao tỷ lệ cử tri đi bầu cử tại Mỹ lại thấp?”, BBC News ngày 31-10-2016.
(3) -“Tại sao chưa thể chấm dứt tình trạng nghèo khổ tại Hoa Kỳ?”-VOA ngày 21-9-2016
(4)- "Nạn đói lịch sử năm Ất Dậu", VnExpress, ngày 12-1-2015.
(5)- Mỹ: “Nhiều bang kiện chính quyền liên bang cho phép sản xuất súng in 3D”, VietnamPlus ngày 31-7-2018.
BẮC HÀ
Nguồn: http://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/khong-the-co-mot-nen-dan-chu-hoa-tan-o-viet-nam-546093


CHIÊU TRÒ KÊU GỌI "TỔNG BIỂU TÌNH" - ĐỪNG KÉO MÂY ĐEN
VỀ GIỮA TRỜI QUANG!

Trong không khí cả nước hân hoan chào mừng Tết Độc lập-kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, thật lố bịch khi gần đây xuất hiện những lời kêu gọi “tổng biểu tình”, “một cách mạng tháng Tám lần thứ hai”… Từ thấm thía giá trị thiêng liêng của hòa bình, tự do, độc lập, mỗi người dân yêu nước chân chính cần nói không với những lời kêu gọi đó, không thể chấp nhận những lời kêu gọi kéo mây đen về giữa trời quang!
Trò lố cũ rích, thủ đoạn lâu dài
Bắt đầu từ ý tưởng và kêu gọi của một vài đối tượng cực đoan, phản động ở nước ngoài, từ đầu tháng 8-2018 đến nay, trên nhiều trang web, mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin về cái gọi là phát động cuộc “Tổng biểu tình toàn quốc vào dịp 2-9” để lật đổ chế độ cộng sản ở Việt Nam. Chúng hô hào, vu cáo rằng “Luật An ninh mạng, Luật Đặc khu và nhiều đạo luật là “hành dân”, “hại nước”… nên cần phải có một đợt "tổng biểu tình" để lật đổ chế độ “độc tài đảng trị”. Chúng kêu gọi “ngày 2-9, cả nước xuống đường” và hướng dẫn các thủ đoạn như làm kẹt xe, tạo sự tê liệt toàn thành phố, thậm chí chặt cầu, chiếm công sở, đốt xe cộ, Quốc kỳ, dùng gạch đá, bom xăng…Chúng đưa ra những mỹ từ như yêu nước, tự do, nhân quyền, hạnh phúc để kêu gọi người dân làm những việc như: Viết bài nói xấu Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội; chia sẻ hình ảnh, clip sau khi tham gia…
Chúng gọi phong trào biểu tình là “cách mạng mùa Hè ở Việt Nam”, bắt đầu từ sự kiện ngày 10-6-2018. Chúng so sánh với cuộc bạo động mùa hè năm 1989 ở Trung Quốc có nguyên nhân “thất bại” vì chưa lôi kéo được nông dân nên để rút kinh nghiệm, lần này, không chỉ dừng ở kêu gọi suông trên mạng xã hội, chúng còn viết lời kêu gọi biểu tình lên các tờ tiền có mệnh giá thấp từ 1.000 đến 5.000 đồng để tán phát, lan truyền thông tin tới cả những người không dùng mạng xã hội. Vừa qua, cơ quan chức năng ở TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã phát hiện một đối tượng tán phát lời kêu gọi "tổng biểu tình" ngày 2-9-2018 thông qua việc gửi tiền tại ngân hàng. Với thủ đoạn này, chúng tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng và kích động sự tò mò của người dân thiếu hiểu biết thông qua những đồng tiền mệnh giá thấp. Chúng còn kích động người dân mang hung khí đi biểu tình với lý do để tự vệ nhưng thực chất là nhằm tạo ra sự hỗn loạn, dễ dẫn tới những hành vi phá rối và bạo lực nguy hiểm.
Kêu gọi "tổng biểu tình" toàn quốc không phải là chiêu trò gì mới. Chúng đã nhiều lần sử dụng hình thức này để lôi kéo, kích động người dân song đều thất bại, chỉ lôi kéo được một số ít người nhẹ dạ, cả tin hoặc cực đoan tham gia. Tuy nhiên, đã xảy ra những tình huống đáng tiếc ở một số địa phương vào ngày 10-6-2018 vừa qua khi không ít người dân bị chúng kích động, lôi kéo tham gia biểu tình phản đối dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Sau ngày 10-6, dù chúng tiếp tục phát động, kêu gọi nhiều đợt "tổng biểu tình" nhưng người dân đã nêu cao cảnh giác nên âm mưu của chúng bất thành. Lần này, lợi dụng sự kiện cả nước nghỉ lễ-kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, chúng kêu gọi "tổng biểu tình" "với ý đồ tạo ra một sự kiện có màu sắc chính trị, gắn với cái gọi là “một cuộc cách mạng tháng Tám lần thứ hai”.
Những chiêu trò không mới này gắn với một thủ đoạn chống phá lâu dài, nhằm tạo ra những điểm nóng chính trị-xã hội, từng bước kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng để tập dượt những hình thức gây rối, phá hoại hòng tạo cớ gây ra bạo loạn chính trị theo mô hình cách mạng đường phố, “cách mạng hoa nhài”…
Bài học khắc cốt ghi tâm
Lôi kéo, kích động người dân vào dịp 2-9, các thế lực thù địch có ý đồ rất nham hiểm hòng tạo ra điểm nhấn sự kiện, thổi lên thành một cuộc cách mạng về dân chủ, nhân quyền… Chúng cũng nhằm đúng vào dịp kỷ niệm Ngày Quốc khánh, Tết Độc lập để công phá vào những giá trị tinh thần, niềm tự hào lớn lao của đất nước, hòng phủ nhận ý nghĩa thiêng liêng của hòa bình, độc lập, tự do, làm mơ hồ nhận thức của thế hệ trẻ. Còn nhớ cách đây hai năm, kẻ xấu từng kích động cuộc biểu tình lôi kéo nhiều ngư dân tham gia tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Nhưng chúng đã lầm. Dịp 2-9 hằng năm cũng là dịp cả đất nước, cả dân tộc hân hoan, náo nức mừng đón Tết Độc lập. Đó cũng là dịp thường có những ngày nghỉ dài, mỗi người, mỗi nhà có dịp đoàn tụ hoặc đi vui chơi, nghỉ dưỡng. Họ đang được hưởng thụ những giá trị đích thực của hòa bình, tự do, độc lập mà Cách mạng Tháng Tám vĩ đại từ mùa Thu lịch sử 73 năm trước mang lại. Lịch sử đã sang trang, đất nước đã và đang đổi mới từng ngày. Dẫu vẫn còn không ít khó khăn và cả những bất cập, thách thức, hạn chế phải đẩy lùi, khắc phục, nhưng không thể phủ nhận được niềm tự hào, giá trị thực tiễn và tinh thần to lớn của Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9. Trong những ngày mùa Thu lịch sử này, thế hệ trẻ còn có dịp được nghe thế hệ cha anh mình, lớp người từ trong nô lệ đã vùng đứng lên năm xưa kể lại bao bài học phải khắc cốt ghi tâm. Đó là bài học về sự đoàn kết, bài học về chớp thời cơ cách mạng, bài học về niềm tin theo sự lãnh đạo của Đảng... Nhưng trong đó, có một bài học vô giá là bài học về sự đề cao cảnh giác, không một chút lơi lỏng để gìn giữ hòa bình, độc lập.
Vẫn còn đó bài học sau mùa Thu 1945, chính quyền non trẻ đã ở vào thế "ngàn cân treo sợi tóc" và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bao lớp người tiền bối đã tỉnh táo, cảnh giác như thế nào để chèo lái con thuyền đất nước? Trong những ngày gian khó ấy, từng có không ít lời có cánh, những chiếc bánh vẽ được bày ra để lôi kéo, lừa phỉnh, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và những nhà cách mạng tiền bối đã không mất cảnh giác, không đánh mất sự độc lập, tự chủ.
Bài học năm xưa nhắc nhở chúng ta ngày hôm nay phải biết trân trọng thành quả cách mạng của cha ông. Mỗi giây phút hòa bình, độc lập ngày hôm nay đã phải đánh đổi bằng máu xương, nước mắt của biết bao thế hệ, biết bao triệu người Việt Nam yêu nước. Chúng ta không mơ hồ, ảo tưởng để dễ dàng tin theo, nghe theo những lời dối gian, sàm bậy, dù chúng có núp dưới những cái mũ hoa hòe hoa sói lòe loẹt mang danh tiến bộ, thức thời! Bài học nổi tiếng mà V.I.Lênin từng đúc kết: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ” vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta.
Không để kẻ xấu “dắt mũi”
Phía sau những lời kêu gọi biểu tình, chúng ta đã có quá nhiều bài học đau xót với những gì xảy ra vừa qua. Những kẻ lừa bịp người dân thiếu hiểu biết, những kẻ từ phương xa "đục nước béo cò" chẳng mang lại chút ánh sáng nào tốt đẹp mà chỉ kéo thêm mây đen về nơi cuộc sống đang yên bình, tươi sáng. Với những cuộc biểu tình, đập phá ở Bình Dương, Hà Tĩnh năm nào, như Báo Quân đội nhân dân từng nhiều lần đề cập, hệ quả là hàng nghìn người mất việc làm, nhiều người phải ra tòa, phải đi tù vì nhẹ dạ cả tin và vi phạm pháp luật. Nhà nước, các doanh nghiệp phải bỏ tiền bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp, đối tác số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Còn với sự kiện xảy ra ở Bình Thuận gần đây, chúng ta thấy không ít người dân nghèo, trong đó có nhiều thanh thiếu niên tuổi đời còn rất trẻ không chỉ bị lợi dụng mà họ đã mắc bẫy kẻ xấu lôi kéo, đưa những đối tượng hình sự, ma túy, với tâm lý “sống ảo”, thích được “thể hiện" và được mua chuộc bằng số tiền chỉ vài trăm nghìn đồng để làm những điều vi phạm pháp luật, tiếp tay cho âm mưu phá hoại đất nước. Không ít người giờ đây đã phải trả giá bằng những án phạt tù, nhận lấy bóng đêm phủ xuống tương lai cuộc đời họ và thấm thía nhận ra, cái giá cho sự thiếu hiểu biết, ngông cuồng, ảo tưởng là quá đắt. 
Nhà thơ Lưu Quang Vũ từng viết: “Nịnh đời dễ, chửi đời cũng dễ/Chỉ dựng xây đời là khó khăn thôi”. Để đất nước đổi mới và phát triển, chỉ có một cách tốt nhất là mỗi người hãy làm thật tốt công việc và phận sự của mình, tham gia xây dựng, quản lý đất nước và xã hội với tinh thần thượng tôn pháp luật. Không thể có sự phát triển nào từ những hành vi vô thiên vô pháp, "cõng rắn cắn gà nhà".
Lời kêu gọi "tổng biểu tình" cùng với những hành vi tán phát thông tin, kích động lôi kéo người dân chính là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải bị đẩy lùi và xử lý nghiêm minh. Đặc biệt, không gian mạng phải được gìn giữ, bảo vệ không để kẻ xấu lợi dụng, biến đó thành môi trường phá hoại sự yên bình của đất nước. Mỗi người dân, mỗi cư dân mạng cần kịp thời vạch trần, đấu tranh, tẩy chay và báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng những thủ đoạn lôi kéo đó. Đối với các cơ quan pháp luật và chính quyền cơ sở, cần chủ động hơn, kiên quyết hơn để nhanh chóng phát hiện và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm; có phương án phòng ngừa, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, không để kẻ xấu thực hiện âm mưu biểu tình, gây rối và kích động phá hoại.
CÔNG MINH - NGUYÊN MINH
Nguồn: http://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/thanh-tuu-nhan-quyen-viet-nam/chieu-tro-keu-goi-tong-bieu-tinh-dung-keo-may-den-ve-giua-troi-quang-547308

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018


VỀ ÔNG BÙI TÍN

Hai hôm nay, tôi đọc trên fb của một số nhà báo, trong đó có những người mà tôi quen biết, biết tin ông Bùi Tín, tức Thành Tín, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân, đào tẩu sang Pháp năm 1990 sau khi đi dự hội báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp tại Paris, đã mất.
Tôi quen biết ông Bùi Tín từ những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ trước, khi còn là Trưởng tiểu ban Nội chính thuộc Ban biên tập tin Trong nước của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), phóng viên đặc biệt đưa tin về hoạt động của Tổng Bí thư Lê Duẩn và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Còn ông Bùi Tín khi ấy là Đại tá ở báo Quân đội Nhân dân sau đó được bổ nhiệm làm Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân. Tôi thường gặp ông trong các sự kiện chính trị quan trọng và trong một số cuộc làm việc, gặp gỡ của Tổng Bí thư Lê Duẩn và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với quân đội và với giới trí thức, văn nghệ sĩ và báo chí. Tôi biết ngày 30 tháng Tư năm 1975, trong tư cách là phóng viên chiến trường, ông đã có mặt tại Dinh Độc Lập và chứng kiến sự đầu hàng của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, kết thúc cuộc chiến tranh lâu dài giành độc lập và thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Một trong những cuộc gặp và trò chuyện với ông, một nhà báo đàn anh, mà tôi còn nhớ rõ là khi cùng tham gia sự kiện về cuộc họp báo quốc tế của Võ Đại Tôn, viên Trung tá Quân đội Sài Gòn, Chỉ huy trưởng Chí nguyện đoàn phục quốc Việt Nam, từ Thái Lan qua Lào, được tướng phỉ Vàng Pao đích thân cho người dẫn đường và bảo vệ thâm nhập vào Việt Nam và bị bắt tại vùng biên giới Việt –Lào vào đầu tháng 11-1981. Khi bị bắt, Võ Đại Tôn tỏ ra thành khẩn khai báo và muốn lập công chuộc tội nên được ông Phạm Hùng, khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Bộ Công an sau này) quyết định tổ chức một cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội để đưa Võ Đại Tôn ra trước cuộc họp báo đó. Trước khi cuộc họp báo chính thức được tổ chức, Bộ Nội vụ đã tổ chức cho Võ Đại Tôn gặp các nhà báo, coi như đây là cuộc họp báo nội bộ để nghe Võ Đại Tôn bày tổ ý kiến, hết lời ca ngợi Bác Hồ và tỏ ra rất ăn năn hối lỗi về hành động xâm nhập về Việt Nam để “phục quốc” của mình. Nhưng thật bất ngờ, khi cuộc họp báo được tổ chức chính thức vào ngày 13-7-1982, trước các nhà báo quốc tế, trong đó có nhiều nhà báo từ Thái Lan, Hồng Kông sang, Võ Đại Tôn quay ngoắt 180 độ so với thái độ ăn năn, hối cải, muốn lập công chuộc tội trước đó, lên tiếng khẳng định việc làm “phục quốc” chống lại nhà nước và nhân dân ta. Sau cuộc họp báo này, báo Nhân Dân đưa tin: “Họp báo về vụ tên gián điệp tay sai của Cục tình báo Mỹ hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam”, cùng với bài của ông Bùi Tín, lấy bút danh Thành Tín, nhan đề: “Tên gián điệp đầu sỏ với mật kế Z.” Bài báo khá dài, đăng 3 kỳ trên báo Nhân Dân với những lời lẽ gay gắt lên án tội phản quốc của Võ Đại Tôn!
Từ ngày ông Bùi Tín chạy sang Pháp tôi không còn gặp ông, tuy tôi cũng có ba lần sang đây. Song tin tức về ông tôi vẫn biết qua báo chí và thông tin trên mạng xã hội, nhưng biết không tường tận. Ông đã qua đời lúc 1 giờ 25 phút sáng ngày 11 tháng Tám, tại bệnh viện André Grégoire, Montreuil, ngoại ô Paris, Pháp, thọ 91 tuổi.
Dưới đây tôi xin đưa lại bài viết của anh Nguyễn Đăng An, một người bạn đồng nghiệp, từng là phóng viên TTXVN tại Paris, nay cũng đã nghỉ hưu, về ông Bùi Tín để biết thêm về ông trong những năm ông sống tại Pháp.
“Tôi biết Bùi Tín từ những ngày Bùi Tín còn đương chức Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân phụ trách tờ Nhân Dân Chủ nhật. Thời đó, Bùi Tín đang nổi danh là một trong những cây viết có hạng của làng báo Việt Nam. Thông qua một người bạn, tôi đến gặp Bùi Tín và được Bùi Tín truyền cho một vài chiêu tác nghiệp. Tôi nhớ mãi bài học mà Bùi Tín hướng dẫn: “Đối với một nhà báo cách mạng, kiến thức thông tuệ và sự nhạy cảm là hai yếu tố đặc biệt quan trọng”.
Bùi Tín đưa dẫn chứng: Ngày giải phóng miền Nam, một nhà báo phương Tây hỏi tôi tại sân bay Tân Sơn Nhất: “Xin ông so sánh tướng Napoléon với tướng Võ Nguyên Giáp”. Tôi trả lời: “Napoléon còn có trận bại Aoxtéclích, còn Tướng Giáp không có trận bại nào, mà chỉ toàn thắng”. Đúng là một bài học có giá trị và rất đáng học tập.
Thế rồi, tháng 9/1990, Bùi Tín đi dự hội báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp rồi đào nhiệm luôn. Mới đầu Bùi Tín tung tin xin ở lại thêm một thời gian để chữa bệnh… Nhưng trên thực tế, Bùi Tín đã bí mật hợp tác với 13 hãng thông tấn, báo chí quốc tế và gần chục tờ báo phản động của người Việt ở hải ngoại để đăng tải những bài viết, tham luận chống lại dân tộc Việt Nam như: Kiến nghị của một công dân, Hoa xuyên tuyết, phỏng vấn đài BBC… Với tôi đó là thông tin bất ngờ ngoài dự kiến. Vì thế tôi đã mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu.
Tháng 1/1997, tôi được Nhà nước cử sang làm phóng viên TTXVN tại Pari. Một trong những mong muốn của tôi là gặp Bùi Tín để trực tiếp nghe ông ta nói về lý do bỏ Tổ quốc ra đi. Đúng là trái đất tuy mênh mông nhưng vẫn còn chật lắm. Chỉ 10 tháng sau, tôi tình cờ gặp Bùi Tín. Hôm đó ngày 26/10, tôi cùng anh Hà Minh Huệ, lúc đó là Phó tổng biên tập TTXVN đi dự hội nghị các chủ bút Á – Âu lần thứ nhất ở Luých Xămbua trở về Paris.
Đến bến tàu đỗ đón khách, tôi không rõ ở ga nào, anh Hà Minh Huệ bỗng đập vào vai tôi hỏi nhỏ: “Này anh An, kia có phải là Bùi Tín không?”. Tôi ngước nhìn theo tay anh Huệ chỉ. Phía đối diện, một người đàn ông trán hói, thấp lùn đang vác một hộp các tông trên vai đi về phía chúng tôi. “Đúng là Bùi Tín rồi”, tôi trả lời anh Huệ và đứng lên: “Chào ông Bùi Tín”.
Vừa chào, tôi vừa giúp Bùi Tín để hộp các tông xuống và hỏi: “Ông có nhận ra chúng tôi không?”. Bùi Tín nhìn chúng tôi ngơ ngác: “Mình thấy quen quen nhưng thú thực không nhận ra ai cả”. Hà Minh Huệ tự giới thiệu mình, rồi giới thiệu tôi.
Bùi Tín à lên một tiếng: “Mình nhớ ra rồi”.
Sau những câu xã giao bình thường, anh Huệ mở đầu một cuộc nói chuyện thẳng thắn: “ở nhà chúng tôi đã đọc những bài viết và nghe những lời trả lời phỏng vấn đài BBC của ông. Chúng tôi thấy ông chửi tuốt, kể cả Chủ tịch Hồ Chí Minh, người mà chúng tôi biết ông cũng vô cùng kính yêu. Ông có thể giải thích vì sao không?”.
Bùi Tín lúng túng trả lời: “Mình cũng kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh chứ”. Vừa nói, Bùi Tín vừa loay hoay lục túi, lôi ra một tờ tạp chí tiếng Anh và khoe: “Tờ tạp chí vừa mới đăng bài mình viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh đây”. Anh Huệ cầm đọc một lúc rồi nhìn thẳng vào Bùi Tín nghiêm giọng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn của nhân dân thế giới nữa. Những ai viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với giọng điệu bôi đen như kiểu bài này của ông đều bị lên án, vì đó là sự vu khống và bịa đặt xấu xa”. Bùi Tín không phản ứng gì.
Sau khi phân tích và chứng minh những tình tiết sai trái nhằm ý đồ xấu trong bài báo, anh Huệ nói: “Đụng đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là đụng đến niềm linh thiêng của cả dân tộc Việt Nam. ông biết rõ điều đó nhưng vẫn làm. Tại sao vậy?”. Lại im lặng. Tôi hỏi: “Bài viết này, tờ tạp chí trả nhuận bút cho ông được bao nhiêu?”. Bùi Tín hồ hởi trả lời: “Họ trả mình những 2.000 USD đấy”. Anh Huệ ơi, tôi thầm nghĩ, câu trả lời của ông ta chính là ở đây rồi.
Nhìn vẻ mặt vui như bắt được vàng của Bùi Tín, tôi thấy đau nhói trong lòng. Tôi biết ông ta đã bán hết những vốn liếng mà ông ta có. Bây giờ không còn gì nữa, ông ta bán nốt cái linh thiêng cuối cùng còn lại. Giận quá, tôi nói liền một mạch: “Hồi nghe tin ông đào nhiệm, tôi không thể lý giải nổi tại sao một nhà báo nổi danh và mang ơn cách mạng như ông lại ra đi. Có người giải thích vì ông mâu thuẫn nội bộ, tham nhũng, bồ bịch với gái cùng cơ quan… Tôi nghĩ những lý do này chưa đủ để ông chọn con đường quay lưng lại với dân tộc”.
Chỉ đến khi trò chuyện với dượng tôi, nhà thơ Phan Xuân Hạt, tôi mới hiểu rõ. Dượng tôi nói: “Ai chứ Bùi Tín thì dượng biết tận chân tơ kẽ tóc. Bùi Tín là người có tham vọng chính trị cực lớn. Với óc nhạy cảm thái quá, Bùi Tín cho là phe XHCN tan rã, Liên bang Xô viết sụp đổ, nước CHND Trung Hoa rối loạn, Bùi Tín tin là Việt Nam cũng sẽ nằm trong quỹ đạo đó. Và Bùi Tín đã nhanh chóng nhảy sang phía đối lập giương cờ để chờ cơ hội quay lại làm người số 1 của Việt Nam”. Tôi thấy dượng tôi phân tích đúng quá. Có lẽ những lời nói của tôi đã điểm đúng huyệt nên Bùi Tín im lặng. Ông ta ngồi yên, mắt đờ đẫn như đang trôi đi trong dòng ký ức buồn.
Lần thứ hai tôi gặp Bùi Tín tại cuộc triển lãm Mùa xuân Việt Nam do Thị trưởng Paris, Jean Tiberi, phối hợp với cộng đồng Pháp ngữ tổ chức tại Forrum des Halles – Trung tâm văn hóa Pari từ 20/3 đến 20/5/2008. Đây là hoạt động mang tính quốc gia giữa hai nhà nước. Sự xuất hiện của Bùi Tín tại cuộc triển lãm này làm tôi và các đại diện của sứ quán Việt Nam hết sức bất bình. Tôi hỏi Thị trưởng Jean Tibveri: “Thưa ngài, hình như phía Pháp có mời ông Bùi Tín đến dự cuộc triển lãm Mùa xuân Việt Nam?”.
Thị trưởng Tiberi trả lời: “Không, phía Pháp không mời. Có thể thông qua quảng cáo, giới báo chí và công chúng biết nên tự do đến tham dự thôi”. Đại diện sứ quán Việt Nam nói ngay: “ông Bùi Tín là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không chấp nhận sự có mặt của ông ta ở tất cả các hoạt động mang tính quốc gia giữa Pháp và Việt Nam”. Ngay lập tức, Thị trưởng Tiberi cho người đến mời Bùi Tín rút khỏi cuộc triển lãm. Nhìn Bùi Tín thất thểu ra về, tôi tiến đến: “Ông nên biết, nhân dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận sự có mặt của ông ở những lễ hội như thế này”.
Lần thứ ba, tình cờ tôi gặp Bùi Tín trên đường phố. Tôi mời Bùi Tín vào quán cà phê. Bùi Tín kể cho tôi nghe câu chuyện ông ta mang ơn nước Pháp vì đã mổ thành công chứng đau dạ dày cho mình. Sau khi chỉ cho tôi xem vết mổ dài như chiếc đũa còn hằn rõ trên bụng, Bùi Tín nói: “Vết mổ mất nhiều nghìn USD đấy. Nếu ở nhà mình lấy đâu ra tiền để chữa”. Tôi nói: “ông nghĩ vậy là không đúng. Để tôi kể cho ông nghe câu chuyện này: ông có biết Mai Văn Hạnh chứ?”. “Biết”, Bùi Tín trả lời – “Đó là người Việt có quốc tịch Pháp bị Việt Nam tuyên bố tử hình nhưng được Pháp cứu”.
Biết Bùi Tín nói chưa đủ về Mai Văn Hạnh – một trong những tên cầm đầu nhóm phản động từ nước ngoài đột nhập vào trong nước nhằm lật đổ nhà nước Việt Nam, tôi bỏ qua để đi vào điểm chính: Có một lần tôi gặp Mai Văn Hạnh tại nhà một Việt kiều ở ngoại ô Paris. Trong cuộc gặp đó, tôi và Mai Văn Hạnh tranh luận với nhau rất quyết liệt về nhân tình thế thái. Bí thế, Mai Văn Hạnh nói: “Tôi theo chân lí được làm vua thua làm giặc. Nếu trong cuộc đấu ấy tôi thắng tôi sẽ làm vua. Nhưng kết cục tôi đã thua thì tôi phải làm giặc”.
Về điểm này, tôi khen Mai Văn Hạnh đã thẳng thắn nói rõ ý đồ “làm vua, làm giặc” của mình. Nhưng tôi còn khen Mai Văn Hạnh thêm một điểm khác nữa. Đó là khi Mai Văn Hạnh trung thực thừa nhận: “Dù sao thì tôi cũng cảm ơn Nhà nước Việt Nam đã cứu sống tôi khi tôi bị đau ruột thừa cấp tính. Bác sĩ Việt Nam giỏi lắm. Họ mổ miễn phí cho tôi nhẹ tênh mà không để lại tì vết nào trên cơ thể”.
Khỏi cần bình luận gì thêm, tôi biết Bùi Tín đã hiểu được nội dung giống và khác nhau trong 2 ca mổ này. Nhân thể tôi nói luôn cho Bùi Tín biết nỗi đau mà Bùi Tín phải gánh chịu khi chọn con đường chống lại nhân dân mình. Tôi hỏi: “ông có biết về 3 nỗi đau mà ông đang phải chịu đựng không?”. Bùi Tín trả lời: “Tôi không biết?”. “ông có muốn nghe không?”. “Có”.
“Nỗi đau thứ nhất, ông bị nhân dân Việt Nam coi như một Trần ích Tắc phản nước hại dân. ở Việt Nam ai cũng căm ghét Bùi Tín. Ai cũng cho rằng Bùi Tín là kẻ vô ơn bạc nghĩa.
Nỗi đau thứ hai, giới trí thức ở hải ngoại cho rằng Bùi Tín được ăn rất nhiều lộc của Việt Nam mà trở cờ như vậy là “thất đức, khó tin”. Trong một lần cùng tiến sĩ Trần Ngọc Vương đến thăm họa sĩ Lê Bá Đảng, Đặng Tiến, nhà phê bình nổi tiếng ở hải ngoại, đã nhận xét: “Bùi Tín thuộc loại ăn cháo đái bát không đáng chơi”. Ngay đến Võ Văn Ái, tờ Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông luận rất phản động cũng viết bài miệt thị coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”.
Nỗi đau thứ ba, nhiều Việt kiều yêu nước không thể tin được hành động chạy trốn của Bùi Tín nên đoán già đoán non rằng Bùi Tín giả danh đào nhiệm để hoạt động gián điệp. Chính vì lẽ đó có người đã cho Bùi Tín vay khá nhiều tiền mà mãi đến nay vẫn không dám đòi”.
Nghe tôi nói, Bùi Tín ngồi bất động trên chiếc ghế bọc vải trắng của nhà hàng tầm bậc trung ở thủ đô Paris hoa lệ. Trong ánh đèn nhập nhòa, mặt Bùi Tín trắng bệch không còn một giọt máu. Đúng là Bùi Tín đang ngấm vị đắng chát của ba nỗi đau cay đắng này. Tôi tiếp tục: “Bùi Tín nên biết rằng, Bùi Tín giống như quả chanh có ít nước đã bị người ta vắt sạch. Nay quả chanh vô giá trị, Bùi Tín đã bị người ta vứt vào sọt rác rồi. Bùi Tín có nhận ra điều ấy không?”. Biết trả lời thế nào được. Đúng là tôi đã hỏi khó Bùi Tín. Tôi sẽ không hỏi gì nữa. Tôi ngồi yên để Bùi Tín nhấp nháp ly cà phê gần như vẫn còn nguyên trên bàn.
Lần thứ tư, trước khi về nước, tôi gọi điện mời Bùi Tín ăn bữa cơm chia tay. Lần này tôi hỏi: “ông Bùi Tín có nhớ nước không?”. Như chạm đúng vào mạch cảm xúc thiêng liêng, đang ăn, Bùi Tín bỗng buông đũa, chống tay lên bàn, rơm rớm nước mắt: “Có, mình nhớ nước lắm. Có đêm mình mơ được về nước. Sướng quá mình vất dép đi chân trần chạy dọc theo bờ Hồ, thỉnh thoảng dừng lại đưa tay với những rặng liễu đang rủ bóng xuống mặt hồ xanh biếc. Có lần mình mơ được chạy mấy vòng quanh Hồ Tây lộng gió. ôi những giấc mơ đó sao mà hạnh phúc…”. Tôi hỏi: “Thế ông Bùi Tín có muốn về nước không?”. Bùi Tín nhìn tôi: “An nói đùa đấy chứ”. Tôi khẳng định: “Tôi nói thật 100%”. Bùi Tín thở dài: “Tôi không tin. Tôi nghĩ là họ sẽ không cho tôi về”. Tôi quả quyết: “Với tư cách là một công dân của nước Việt Nam, tôi xin bảo lãnh cho ông về nước”. Bùi Tín hoang mang: “An nói cụ thể hơn xem nào”. “Tất nhiên là phải có điều kiện”, tôi tiếp tục: “Bùi Tín ra đi như thế nào thì hãy trở về như thế”. “Nghĩa là làm sao?”. Bùi Tín hỏi. Tôi trả lời: “Nghĩa là khi đi Bùi Tín lên đài báo chửi bới dân tộc, thì bây giờ Bùi Tín lại lên đài báo tạ lỗi xin đồng bào tha cho những lỗi lầm nghiêm trọng mà Bùi Tín đã mắc phải trong nhiều năm qua. Với bản chất nhân ái cao cả, tôi tin nhân dân Việt Nam sẽ cho Bùi Tín cơ hội được trở về”. Nghe tôi nói, Bùi Tín ngồi lặng im một lát rồi mới tự thú: “Mình không làm được nữa”.
Bùi Tín sinh năm 1927, tính đến nay đã 85 tuổi. Bùi Tín luôn đau ốm, sống đơn độc không bằng hữu và đã sạch vốn bán chữ kiếm tiền. Với đồng lương thất nghiệp nhà nước Pháp cho, Bùi Tín chỉ đủ trả tiền thuê nhà. Bùi Tín phải chạy vạy kiếm tiền nuôi thân và nuôi cả cô Hà, một thợ cắt tóc Hà Nội được Bùi Tín đưa sang cưu mang che chở. Bùi Tín phải sống như thế nào đây ở những năm tháng cuối đời? Tôi biết Bùi Tín đã hiểu rất rõ cái giá cay đắng mà Bùi Tín phải trả cho tham vọng chính trị thái quá một thời của mình.
Biết là sẽ khó làm nhưng còn cách nào tốt hơn con đường trở về với cội nguồn – nơi có truyền thống chỉ “đánh kẻ chạy đi chứ không bao giờ đánh người quay lại”. Chính vì lẽ đó tôi vẫn muốn Bùi Tín hãy dũng cảm hối cải, lên lại đài báo thú tội trước nhân dân, ít ra cũng là để “lập công chuộc tội”
Nguyễn Đăng An
Nguồn: https://ngheanthoibao.com/ve-ong-bui-tin/


ƯỚC NGUYỆN CUỐI ĐỜI CỦA ÔNG BÙI TÍN

KHÔNG THÀNH

Ông Bùi Tín đã qua đời lúc khoảng 1 giờ sáng ngày 11/8/2018 tại Paris – Pháp, hưởng thọ 91 tuổi.
Từng là đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, phó Tổng biên tập báo Nhân dân. Lẽ ra Bùi Tín đã có thể sống và cống hiến cho xã hội như một người anh hùng, một người có công với đất nước. Thế nhưng Bùi Tín lại chọn con đường quay đầu với dân tộc, liên kết với các thế lực phản động xuyên tạc lịch sử chống phá đất nước. Cuối cùng số phận là phải chết lưu vong không kèn không trống ở xứ người.
Khi còn sống ông cầu nguyện được trở về và nhắm mắt xuôi tay tại quê nhà sau nhiều năm lưu lạc đất khách quê người. Ông mong muốn chế độ cộng sản sớm sụp đổ để ông hiên ngang trở về Việt Nam để không mang tai mang tiếng, ông đã chờ đợi gần 30 năm qua. Thế nhưng giờ này cuộc đời ông đã khép lại, với bao dở dang toan tính của riêng mình. Mong muốn của của ông mãi mãi không thành. Ông trở về hư vô, hư không. Và nhiều người nói rằng cái kết cho những kẻ phản bội là sự lãng quên.
Những kẻ già đầu đang còn hão huyền mộng tưởng thì nhìn vào gương này để mà soi nhé.
Chỉ một ước nguyện được trở về đất mẹ trước khi nhắm mắt mà không thành.
in chia buồn với đại gia đình ông- một kẻ từng quay lưng lại với Dân tộc Việt Nam!
Chúng ta hãy điểm qua về đoạn sau cuộc đời kẻ bạc nhược Bùi Tín.
Bùi Tín sinh năm 1927, Tín có tài làm báo và đã từng giữ chức vụ Đại tá, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân.
Là người có tham vọng lớn và mắc bệnh thèm địa vị, trước biến cố của các nước trong hệ thống XHCN vào cuối thập niên 90, vốn có tiếng là “nhanh nhạy” nên vị đại tá này cho rằng chỉ vài tháng nữa, nước Việt Nam XHCN rồi cũng sẽ bị sụp đổ và nhanh chóng lên kế hoạch “chiêu hồi” với những mong sẽ quay trở lại với vị thế cao hơn.
Tháng 9 năm 1990 Bùi Tín được cử sang Pháp dự hội nghị hàng năm của báo L’Humanites (Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng sản Pháp), do đã cấu kết với các tổ chức chống cộng từ trước, Tín trốn ở lại, rồi xin tỵ nạn chính trị tại Pháp, với lý do là để “đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền”.
Và điều tiếp theo có lẽ không cần phải nói chắc mọi người cũng hiểu. Đã chót tay nhúng chàm, đâm lao thì phải theo lao, Bùi Tín không thể làm theo điều mình nghĩ. Y phải nói, phải viết, phải điên cuồng chống cộng, bởi đó là cái duy nhất mà phía bên kia cần ở Tín. Nếu không phải vậy, người ta nuôi báo cô Tín làm gì. Chỉ tội cho người thân, gia đình Bùi Tín. Thà Tín lâm bệnh mà chết hay đơn giản lao vào cái xe đang chạy trên đường nào đó mà đi thì có lẽ hình ảnh Tín trong vai người chồng, người cha mẫu mực sẽ còn mãi trong ký ức họ, để rồi họ có thể đem ra khoe, kể về những kỷ niệm hạnh phúc ngọt ngào khi gia đình còn đoàn tụ bên nhau với bạn bè và cả thế hệ mai sau của dòng tộc với cả sự tự hào. Nhưng thực tế thật trớ trêu, Bùi Tín không chết theo cách ấy, hắn sống và âm thầm giết từng thành viên trong cái gia đình đã từng hết mực kính trọng yêu thương hắn. Tín giết họ bằng những hành vi đê hèn của mình. Y trả lời phỏng vấn các đài quốc tế, viết bài, viết sách, nói chuyện… thôi thì đủ kiểu miễn là để chứng minh được với các quan thày hải ngoại là y là một tên vong nô số 1. Y lớn tiếng xuyên tạc tình hình trong nước, đả phá cái chế độ mà mới ngày hôm qua đây thôi còn trọng dụng và nuôi dưỡng y. Láo hỗn hơn, hắn còn xuyên tạc và bôi nhọ Hồ Chủ Tịch, người đã hy sinh suốt cuộc đời vì dân, vì nước. Cũng chính Bác là người đã tạo điều kiện để Bùi Tín được phát triển.
Và mới đây thôi khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Bùi Tín cũng lại trả lời phỏng vấn RFI bôi nhọ vị Tướng kính yêu của cả dân tộc chúng ta.
Thật nhục nhã cho một kiếp trâu, ngựa như Bùi Tín. Song nói cho cùng Tín cũng thật đáng thương. 88 tuổi, có lẽ ở tuổi này,giống như bao người khác, Bùi Tín cũng đã nghĩ đến hậu sự của mình. Nếu như những người Việt bình thường khác, ai cũng mong muốn có một mái nhà bình yên, con cháu vui vầy khi về già và nhất là khi ốm đau được người thân chăm sóc, khi ra đi, linh hồn mình được thấy người thân đưa tiễn thương tiếc, khóc than và hơn hết được nằm ở đâu đó gần gũi và được con cháu thỉnh thoảng đến viếng thăm. Tất cả những điều giản dị tưởng như tất yếu với những người bình thường thì với Bùi Tín đó chỉ là những giấc mơ không có thật. Bởi ngay khi còn sống, người thân, gia đình, đồng đội, bè bạn đã chôn chặt ông ta với tấm bia miệng ghi rõ “sống nhục, chết càng nhục”.
Bùi Tín sống như chết trên căn gác xép chật chội cùng một người phụ nữ. Tín bị người Việt hải ngoại nghi kỵ, dò xét. Ngay đến Võ Văn Ái, chủ biên tờ Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông luận rất phản động cũng viết bài miệt thị coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”. Mới đây thôi ngày 23/6/2012, trong cuộc nói chuyện tại San Joses – Mỹ, chính Bùi Tín đã bị cộng đồng người Việt tẩy chay, chửi rủa, đuổi khỏi diễn đàn. Nhìn cảnh Bùi Tín già nua, dúm dó, bị nhóm cờ vàng la hét, chửi bới, bắt phải quỳ xin lỗi vì đã làm bộ đội giải phóng miền Nam mới thấy hết sự nhục nhã của Tín. Còn đâu Đại tá Bùi Tín, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, vua biết mặt, chúa biết tên, còn đâu nữa bóng dáng hiên ngang của một viên sỹ quan cấp cao của quân giải phóng Việt Nam có mặt tại dinh Độc lập vào đúng ngày giải phóng đất nước 30/4/1975???. Bùi Tín luôn đau ốm, sống đơn độc không bằng hữu. Với đồng lương thất nghiệp nhà nước Pháp cho, Bùi Tín chỉ đủ trả tiền thuê nhà. Không biết buôn, biết bán, Tín cố sống bằng nghề chửi lại đất nước đã sinh ra và nuôi nấng hắn, dẫu cái vốn này đến giờ cũng cạn. Tất cả chỉ mong có miếng mà bỏ vào mồm. Tín đâu còn có thể nghĩ khi Tín chết người ta sẽ tổ chức hậu sự cho hắn thế nào bởi đến miếng ăn hàng ngày y còn chẳng lo nổi. Thật tội cho Bùi Tín song nghĩ cho cùng đó là cái kết cục tất yếu của những kẻ phản bội, bán nước cầu vinh.
Than ôi! Chết là chấm hết cuộc đời một con người, nhưng sống phải làm sao để khi nhắm mắt người đời đừng ghẻ lạnh. Bùi Tín nhưng không có tín, Tín mất từ lâu rồi!
Âu là: Trâu chết để da- người chết để tiếng! Tiếng của ông để lại như là lời cảnh tỉnh đến khổ nhục cho nhiều thế hệ người, đặc biệt là những ai đã và đang “dấn thân” phản dân hại nước. Ông đã trở thành người thiên cổ ở xứ người, từ nay cát bụi hư vô sẽ xoá nhoà đi đôi mắt đậm buồn hối hận của ông – một người có tài mà không có đức.
Điền Mạch
Nguồn: https://ngheanthoibao.com/uoc-nguyen-cuoi-doi-cua-ong-bui-tin-khong-thanh/

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...