Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

PHẢI CHĂNG  “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỈ LÀ MỘT NHÓM LỢI ÍCH” ?
Long Vĩ
Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội phát tán nhiều bài viết của các nhân vật tự xưng là đấu tranh cho dân chủ với quan điểm cho rằng, nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam là do chế độ độc đảng sinh ra. “Họ” rêu rao rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam là một nhóm lợi ích, không hơn, không kém”. Đây là một trong những luận điệu phản động mới được các thế lực thù địch, phản động tuyên truyền, bôi xấu nhằm xuyên tạc quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng cố tình “lờ tịt” một sự thật hiển nhiên là tham nhũng đang là vấn nạn chung của toàn cầu và nền chính trị các quốc gia trên thế giới cũng như lịch sử chế độ chính trị Việt Nam thời hiện đại đã chứng tỏ chế độ một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ nạn tham nhũng.
Một hình thức của "diễn biến hòa bình"
Trong các bài viết của mình, “họ” rêu rao và tuyên truyền, tham nhũng thuộc về bản chất của chế độ, không thể cải tạo, cần phải hủy bỏ chế độ sinh ra nó - chế độ độc đảng và với nền chính trị hiện thời, Việt Nam không thể chống được tham nhũng. Họ cho rằng, muốn chống tham nhũng thì cần phải chấp nhận đa đảng đối lập (?). Hùa vào với luận điệu trên, không ít hãng thông tấn quốc tế cùng những kẻ cơ hội chính trị “té nước theo mưa”, “mượn gió bẻ măng”, hô hào, tập trung tuyên truyền, khai thác, thổi phồng, xuyên tạc trắng trợn tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng đã và đang đạt được nhiều kết quả ở Việt Nam.
Trước hết, có thể thấy, việc các nhà “dân chủ” đưa ra quan điểm tham nhũng thuộc về bản chất của chế độ là một sự cố ý xuyên tạc tình hình Việt Nam để gây hoang mang, dao động trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước và chống phá chế độ ta. Đây chính là thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và những kẻ cơ hội chính trị thực hiện “diễn biến hòa bình” với hi vọng có thể thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam.
Với lối suy diễn chủ quan, võ đoán, họ cố tình chỉ lựa chọn và dựa vào hiện tượng mà lập lờ bản chất, để không thấy được hoặc không muốn thấy bản chất của tham nhũng là sự tha hóa quyền lực để thực hiện lợi ích cá nhân hoặc của một nhóm người làm phương hại đến lợi ích cá nhân khác, của tập thể và xã hội. Mặt khác, tham nhũng luôn gắn với cá nhân có quyền lực và tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ có Nhà nước vì nó luôn gắn với Nhà nước và quyền lực. Họ cũng cố “nhắm mắt” trước một thực tế hiển nhiên là ở quốc gia nào cũng vậy, trong mỗi thời điểm đều do một đảng cầm quyền. Khi đảng nào cầm quyền thì người đứng đầu và các chức vụ quan trọng của chính quyền Nhà nước đều do người của đảng đó đảm nhiệm.
Tất nhiên, ở những nước có nền dân chủ lâu đời, có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, chặt chẽ và xã hội được tổ chức ở trình độ cao thì nạn tham nhũng được hạn chế tốt hơn. Vậy nhưng, nếu nói tham nhũng do độc đảng sinh ra thì chỉ là ngụy biện, bởi theo xếp loại của Tổ chức minh bạch quốc tế, nhiều quốc gia đa đảng ở châu Á, châu Phi vẫn bị xếp vào số các nước có nhiều tham nhũng.
Thực tế này cho thấy, dù là chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì nạn tham nhũng, suy thoái vẫn luôn xảy ra. Hiện nay, trên thế giới có chưa tới 10 nước có 1 đảng cầm quyền, còn lại là các nước có nhiều đảng. Theo công bố của Tổ chức minh bạch quốc tế về thực trạng tham nhũng ở các quốc gia thời điểm đầu năm 2018, trong số 168 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đứng thứ 112 trong danh sách mức độ tham nhũng. Như vậy, 56 nước có mức độ tham nhũng nhiều hơn Việt Nam chủ yếu là các quốc gia đa đảng.
"Lập lờ đánh lận con đen"
Nếu ai đã từng tiếp xúc với những thông tin nhảm nhí, xuyên tạc thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay trên các trang mạng xã hội do các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị ngụy tạo nên, sẽ không khó để nhận ra những âm mưu thâm hiểm đi kèm. Trong các bài viết theo kiểu "lập lờ đánh lận con đen", cho rằng nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam là do độc đảng sinh ra, các đối tượng lợi dụng triệt để thông tin một vài vụ án tham nhũng có liên quan đến cán bộ, đảng viên đã bị đưa ra ánh sáng pháp luật nhằm suy diễn, xuyên tạc, bóp méo quan điểm rồi cho rằng tham nhũng là bản chất, là hệ quả của cơ chế lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.
Thông qua những bài viết cực đoan, suy diễn không đúng bản chất về vấn đề tham nhũng ở nước ta, các thế lực thù địch, phản động  rắp tâm dựng lên một bức tranh xã hội toàn màu tối, thông qua đó, phủ nhận những nỗ lực, sự quyết liệt trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang tiến hành.
Chúng ta hoàn toàn không phủ nhận hiện nay, ở những nước có nền dân chủ lâu đời, có hệ thống luật pháp chặt chẽ và xã hội được tổ chức ở trình độ cao thì nạn tham nhũng được hạn chế tốt hơn. Và chúng ta cũng không né tránh một sự thật là ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, tình trạng tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, phức tạp.
Tuy nhiên, nói như các nhà “yêu nước thực sự”, “dân chủ” là chỉ khi nào ở Việt Nam có chế độ đa đảng thì nạn tham nhũng mới có thể được dẹp bỏ thì quả là “phi lý”. Thực chất, đây là nấc thang mới của luận điệu tuyên truyền lừa bịp, xuyên tạc nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên cơ sở gieo rắc hoài nghi trong cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với quyết tâm chống tham nhũng, qua đó, làm xói mòn, mất lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, từng bước tạo ra “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng, trong các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân.
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, tham nhũng đang là giặc nội xâm, nếu không được giải quyết triệt để thì tương lai đất nước, tương lai chế độ bị đe dọa. Do vậy, cùng việc hoàn thiện, củng cố hệ thống pháp luật, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm cao trong công tác phòng chống tham nhũng, đấu tranh không khoan nhượng, không chùn bước và quyết liệt, xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ sai phạm theo pháp luật, trước mắt tập trung xử lý dứt điểm các vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội và nhân dân đồng tình ủng hộ. Cùng với những giải pháp và tinh thần vào cuộc quyết liệt của Trung ương, các địa phương đang huy động cả hệ thống chính trị, cơ quan báo chí, đặc biệt là nhân dân tham gia phòng chống tham nhũng.
Chính vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Như đã nói ở trên, tham nhũng là vấn đề không của riêng quốc gia nào và ở Việt Nam hiện nay, tình trạng tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng với những thủ đoạn tinh vi, trong khi công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu. Song, không phải vì vậy mà chúng ta cho phép các thế lực thù địch, phản động và bọn cơ hội chính trị lợi dụng những tồn tại, hạn chế trong phòng chống tham nhũng để xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong các tầng lớp nhân dân.
Hơn lúc nào hết, việc nhận thức rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch cần phải được coi là vấn đề cấp bách. Những nỗ lực cùng kết quả thực chất trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng cần thường xuyên được cập nhật, lan tỏa trong đời sống xã hội. Đây chính là bằng chứng xác thực nhất bác bỏ những luận điệu tuyên truyền phiến diện, lừa bịp của các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị đang cố tình lợi dụng vấn đề này ở Việt Nam để thực hiện mưu đồ đen tối của chúng.


Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Giáo phận Vinh: Linh mục Đặng Hữu Nam giở trò hèn mọn với Linh mục Nguyễn Nam Việt
Phú Yên, một giáo xứ làng biển vốn yên bình như cái tên gọi của nó từ bao đời nay. Là một giáo xứ lâu đời, được thành lập từ năm 1920, người dân giáo cứ Phú Yên nổi tiếng với cuộc sống thuận hoà gắn với biển cả; nơi đây ít khi có những chuyện bất đồng, mâu thuẫn giữa những người không đồng đạo. Bởi họ là những con người chân chấn, gắn chặt cùng nhau trong những ngày bươn chải ngoài biển cả. Có lẽ vì thế mà ngay từ lúc thành lập người ta đã gọi nó bằng cái tên đầy kỳ vọng: PHÚ YÊN, nghĩa là giàu có, sung túc, yên bình….Thế rồi một ngày, cũng chính từ những tiềm năng sẵn có về con người và của cải, nơi đây trở thành “bờ xôi ruộng mật” để các vị LM ước ao về mục vụ. Nhưng trái ngược với nhiều mục tử nhân lành trước đó, Đặng Hữu Nam, một kẻ thiếu tài cán không hiểu sao được ưu ái về mục vụ nơi đây. Mới đầu ai cũng nghĩ rằng, còn rất nhiều cha được giáo hổi đào tạo khổ luyện có tài nhưng cha Nam còn trẻ lại được chọn hẳn sẽ rất xứng đáng? Thế nhưng đâu như mong đợi, từ ngày Nam về giáo xứ chẳng còn PHÚ YÊN như vốn có.
Bởi thay vì rao giảng lời chúa, Nam biến giáo đường thiêng liêng thành bục “chống chính quyền”, rao giảng những điều xuyên tạc, bịa đặt, kích động thù hằn dân tộc… Nơi thờ phụng chúa thành nơi chứa chấp, lẫn trốn của tội phạm và bọn phản động, khủng bố… Giáo dân từ chỗ cần cù, chân chất đến chỗ bỏ bê sản xuất đi tuần hành, biểu tình, khiếu kiện, kiếm cớ gây rối… thậm chí có người vốn lương thiện, hoà đồng thân thiện với xóm làng nay bổng trở mặt vì nhiều lần bị Nam lôi kéo đi đánh đập bất cứ ai để bảo vệ cho Nam… Ngày Nam đi, không những biện thủ nhiều trăm triệu cùng với 1 tỷ 3 thâm hụt ngân quỹ của giáo xứ mà còn để lại tai tiếng cho một Phú Yên không Yên.
Cứ tưởng Nam đi rồi bình yên sẽ quay trở lại trên miền giáo xứ, nhưng, đời nào hắn để cho PHÚ YÊN được YÊN?
Quả thực, ngay sau khi Tòa giám mục Giáo phận Vinh thuyên chuyển linh mục Đặng Hữu Nam về quản xứ Mỹ Khánh (Yên Thành) nhiều giáo dân của giáo xứ Phú Yên đã thở phào nhẹ nhõm vì những ngày đen tối, áp lực, khổ cực đã qua đi và một giáo xứ Phú Yên xưa bình yên sẽ trở về. Nhưng niềm vui chưa tày gang; Sau khi về quản xứ Mỹ Khánh (nơi được mệnh danh là chó ăn đá, gà ăn sỏi) thì Đặng Hữu Nam lại ấm ức, bực bội một cách điên cuồng vì đã tuột mất một miếng mồi béo bở (số liệu tiền bạc khi bàn giao đã chứng minh điều này). Vì theo Đặng Hữu Nam việc bị thuyên chuyển là do giáo dân giáo xứ Phú Yên đâm đơn kiện mình với Tòa giám mục. Để trả thù Đặng Hữu Nam đã nhờ đến cái gọi là Ban cứu trợ nạn nhân bị ô nhiễm biển miền trung để trấn an con chiên “tay sai” và đánh bóng tên tuổi của mình. Khi được các linh mục “giúp đỡ” bằng việc hiệp thông, cầu nguyện vào ngày 12/3/2018. Đặng Hữu Nam bắt đầu sai “tay sai” của mình như: Khánh, Phước, Ngân, Mệnh, Thung, Hoan béo, Minh, Sâm, Nhiệm… thực hiện cái gọi là “mưu hèn, kế bẩn”.
Đầu tiên Đặng Hữu Nam suy nghĩ việc mình bị chuyển khỏi giáo xứ Phú Yên là do ông Nguyễn Ngọc Hoàn (hay còn gọi là Thầy Hoàn) làm đơn vào Tòa giám mục vì theo Đặng Hữu Nam cho rằng ông Hoàn có con trai là linh mục Nguyễn Nam Việt, hiện là Trưởng ban truyền thông Giáo phận, người thường xuyên gần gũi Giám mục nên đã có điều kiện để làm đơn kiện mình. Nghĩ là làm, nhiều ngày sau đó các đối tượng đã lợi dụng lúc trời tối và gia đình đi vắng đã tiến hành ném đá vào nhà, đập vỡ bóng điện, phá bờ rào nhỏ keo vào ổ khóa và mới đây nhất vào tối ngày 18/3/2018, linh mục Đặng Hữu Nam đã chỉ đạo cho giáo dân viết tờ rơi có nội dung “Gia đình Thầy Hoàn, có cha Việt kiện cha Nam. Bán thuốc dởm trả lại không lấy” rồi rải ở chợ và dán ở công nhà ông Hoàn. Chưa dừng lại ở đó nhà anh Sự là con rễ ông Hoàn cũng bị các đối tượng ném đá vào nhà làm vỡ ngói để dằn mặt. Vì theo các đối tượng những ai liên quan đến nhà ông Hoàn là phải “trừng trị hết”.
Khi Đặng Hữu Nam chuyển đi nhiều giáo dân đã vui mừng, sung sướng như gia đình ông Nguyễn Quang Vinh (có vợ là Huế) đã thốt lên “cha Nam về nỏ làm được chi cả, làm mất đoàn kết lương giáo thôi” chỉ chờ có vậy Đặng Hữu Nam đã chỉ đạo “tay sai” của mình lợi dụng đêm tối đã hai lần đổ cứt vào nhà ông Vinh.
Chưa dừng lại đó Đặng Hữu Nam còn chỉ đạo “tay sai” tuyên truyền là: “Cha Nam là cục vàng mà không biết giữ, cha Long chỉ là một ông già sắp hết hạn sử dụng thì làm được trò trống chi” để hạ uy tín linh mục Trần Quốc Long quản xứ.
Như vậy có thể thấy sự hèn hạ, bẩn thỉu của Đặng Hữu Nam đã hiện rõ, chỉ vì vài đồng tiền mà nỡ đẩy con chiên của mình vào cảnh “nồi da, xáo thịt”. Thử hỏi Đặng Hữu Nam có còn là “mục tử nhân lành” nữa hay không.
Hồ Văn

 http://ngheanthoibao.com/giao-phan-vinh-linh-muc-dang-huu-nam-gio-tro-hen-mon-voi-linh-muc-nguyen-nam-viet/

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN –
NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ

Xét về bản chất, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển là tư tưởng phát triển duy vật biện chứng. Nó là sự kết tinh những giá trị triết lý phát triển của truyền thống dân tộc, truyền thống phương Đông và phương Tây, nhất là nguyên lý phát triển của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin. Nó được làm giàu, bồi đắp, nuôi dưỡng bởi kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh cách mạng của dân tộc và của Hồ Chí Minh. Do vậy, tư tưởng phát triển của Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa tính khoa học, tính cách mạng và tính thực tiễn, được diễn đạt giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo.
Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao. Trong hiện thực khách quan, tùy thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất, sự phát triển sẽ được thực hiện hết sức khác nhau trong tự nhiên, xã hội và trong tư duy của con người. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển, chúng ta chỉ xét trên khía cạnh xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển sẽ rõ ràng nhất trên khía cạnh này vì Người không những là một nhà tư tưởng mà còn là một nhà quản lý xã hội từng giữ cương vị cao nhất của Nhà nước Việt Nam. Quan điểm về phát triển trên lĩnh vực xã hội của Người không chỉ là hệ thống quan điểm toàn diện được xây dựng trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn mang bản chất giai cấp, bảo vệ cho lợi ích của toàn dân tộc và đặc biệt là góp phần quan trọng soi sáng và chỉ đạo công tác thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Như vậy, nếu xét theo quan điểm biện chứng duy vật, phát triển trong lĩnh vực xã hội thì phát triển biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội để tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người. Mà những nội dung này trong quan điểm của Người đã được thể hiện từ rất sớm, ngay từ khi còn là một thanh niên trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển được thể hiện qua quan điểm của Người về con đường phát triển của dân tộc Việt Nam và quan điểm phát triển dân tộc theo định hướng phát triển bền vững.
1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển thể hiện thông qua quan điểm của Người về con đường phát triển dân tộc Việt Nam
Hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh là một hành trình sống, lao động, học tập và tranh đấu để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, đưa dân tộc Việt Nam đi lên CNXH.
Mục tiêu hàng đầu trong sự nghiệp đấu tranh của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc. Đây được coi là mục tiêu phát triển và cũng là nền tảng cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng chính là thời kỳ đấu tranh giải phóng để phát triển.
Sau khi đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”của V.I.Lênin, Người đã có sự lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”(1). Và kể từ đó, con đường này là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn đối với cách mạng Việt Nam. Dù có diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng đó vẫn là sự kiên trì mục tiêu sau khi giành độc lập sẽ xây dựng và phát triển đất nước theo CNXH. “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”(2). Lựa chọn được con đường đúng đắn nhưng để hiện thực hóa nó sẽ vô cùng khó khăn, gian khổ, hy sinh và mất mát. Chính vì vậy, ngay khi bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước thì đó cũng chính là bước vào thời kỳ đổi mới để phát triển.
Giải phóng mở đường cho phát triển. Muốn phát triển thì phải đổi mới. Phát triển của Việt Nam trong đổi mới sẽ được giải quyết từng bước rất lâu dài trong tính quy định lịch sử của tình hình mới, hoàn cảnh mới với nhận thức mới, tư duy mới (mở cửa, hội nhập, toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, thông tin...). Nếu như trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng để phát triển chính là giải phóng khỏi ách áp bức, nô dịch của đế quốc thực dân để giành độc lập, thì trong thời kỳ xây dựng CNXH, thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước, giải phóng là giải phóng mọi tiềm năng của dân tộc và xã hội, bứt phá ra khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu, tư duy trì trệ, chậm phát triển, kém phát triển.
Để thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn với CNXH, cũng chính là thực hiện con đường phát triển dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nhân tố cơ bản như sau:
Lý tưởng và mục tiêu phát triển: Độc lập dân tộc, CNXH.
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là triết lý sống, triết lý hành động, là phương châm ứng xử của Người. Triết lý này được rút ra từ chiều sâu của triết lý truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc cũng như từ thực tiễn hoạt động đấu tranh cách mạng của nhân dân và của bản thân Người.
Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng, độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH thì độc lập dân tộc mới vững chắc. Nói cách khác, chỉ có lựa chọn con đường phát triển CNXH mới là con đường bảo vệ và phát triển vững chắc nhất thành quả của độc lập dân tộc, mới bảo đảm cho nhân dân thực sự được hạnh phúc, đồng bào thực sự được ấm no. Tất nhiên, độc lập dân tộc cũng là điều kiện, tiền đề, cơ sở để đi lên CNXH.
Nền tảng tư tưởng, lý luận cho sự phát triển: Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trên con đường phát triển dân tộc còn nhiều gian lao, thử thách, thăng trầm, nhất định phải có một lý luận cách mạng dẫn đường. Người đã khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(3). Trên thực tế, Hồ Chí Minh đã vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn cách mạng Việt Nam, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở.
Con đường và phương thức phát triển: cách mạng vô sản, quá độ bỏ qua chủ nghĩa tư bản, quá độ lên CNXH. Đây là quan niệm về hình thái quá độ gián tiếp, cụ thể - quá độ từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập dân tộc đi lên CNXH.
Lực lượng thực hiện phát triển:giai cấp công nhân, liên minh giữa công nhân với nông dân, công - nông là gốc cách mạng, cùng với toàn dân được tập hợp dưới ngọn cờ đoàn kết, cứu nước, giải phóng để phát triển.
Lực lượng lãnh đạo để phát triển:Đảng cách mạng, đội tiên phong của giai cấp, của dân tộc. Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ được phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đối tượng đánh đổ để phát triển:Tùy vào từng thời kỳ cách mạng khác nhau thì mục tiêu và đối tượng cách mạng cũng khác nhau, tuy nhiên, đối tượng cách mạng cần phải đánh đổ để thực hiện sự phát triển chính là bè lũ đế quốc thực dân và tay sai bán nước phản bội lại quyền lợi của dân tộc.
Động lực cho sự phát triển:động lực đầu tiên quan trọng đối với sự phát triển của đất nước là đoàn kết dân tộc, sau đó là phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân chính, sự lãnh đạo của Đảng... Tuy nhiên, xét cho đến cùng, động lực cho sự phát triển chính là yếu tố con người. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển dân tộc.
Phương pháp và phương thức cách mạng cho sự phát triển, điều kiện cho cách mạng thành công: Phải chủ động, phải “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, phải đặt cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, phải thực hiện đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế, sức mạnh dân tộc gắn liền với sức mạnh thời đại.
Thứ hai là, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển thể hiện qua định hướng phát triển bền vững
Vào những năm giữa thế kỷ XX, tuy trong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh chưa có thuật ngữ “phát triển bền vững” nhưng có thể thấy với trí tuệ, tầm nhìn thời đại, những quan niệm của Người về kinh tế, xã hội, môi trường, xét đến cùng chính là phát triển bền vững. Phát triển bền vững được xem là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Phát triển bền vững phải là sự phát triển đồng bộ trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, môi trường; phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường.
Về kinh tế - xã hội: Nét đặc sắc trong tư tưởng của Người về kinh tế là luôn đặt những vấn đề kinh tế trong mối quan hệ chặt chẽ với những vấn đề chính trị, xã hội. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chính sách “kháng chiến” với “kiến quốc” chính là mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, độc lập dân tộc với CNXH. Người cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được nghỉ... Tóm lại xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt...”(4). Từ đó, Người đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế, tiến hành hợp tác hóa để huy động sức mạnh toàn dân vào xây dựng nền kinh tế mới; cải tạo quan hệ sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất, từng bước công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH. Hạt nhân phát triển xã hội vững mạnh là xây dựng một nền kinh tế do nhân dân lao động làm chủ để phát triển các lĩnh vực khác của toàn xã hội.
Người đặc biệt chú trọng chỉ đạo phát triển kinh tế vùng núi, hải đảo, vừa tạo điều kiện không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống đồng bào, vừa bảo đảm an ninh, quốc phòng cho đất nước. Một xã hội công bằng, hợp lý là một trong bốn đặc trưng lớn mà nền kinh tế XHCN ở Việt Nam hướng tới. Xuyên suốt trong quan điểm về phát triển kinh tế của Người chính là quan điểm kinh tế gắn với xã hội, kinh tế phát triển nhưng xã hội phải ổn định, công bằng giữa miền ngược với miền xuôi, đồng bằng và miền núi, người giàu với người nghèo. Người từng nói “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”, kinh tế phát triển để bảo đảm cho mọi người dân đều được đáp ứng các nhu cầu về y tế, giáo dục, văn hóa tinh thần. Những nội dung về phát triển kinh tế - xã hội theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: phát triển kinh tế lấy con người làm trung tâm cho sự phát triển, “dân làm chủ”, “mọi quyền hành, mọi lực lượng đều ở nơi dân”; phát triển kinh tế để bảo đảm cho mọi người dân đều được hưởng thụ các giá trị phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo: “dân giàu nước mạnh”, từng bước xóa bỏ bất công, xóa bỏ bóc lột…trên cơ sở phát triển sản xuất, dần dần “biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại”(5), nông nghiệp hiện đại, khoa học tiên tiến; gắn phát triển kinh tế với chính sách xã hội, với công bằng xã hội, “các dân tộc miền núi tiến kịp các dân tộc miền xuôi”... cũng chính là những nội dung lớn mà nhân loại tiến bộ đang hướng tới trong chiến lược phát triển bền vững hiện nay.
Về tự nhiên (môi trường): Môi trường tự nhiên trong tư tưởng, tình cảm của Người không phải là cái gì khác xa lạ, cũng không phải chỉ là đối tượng để cải tạo, chinh phục, mà còn là một bộ phận quan trọng của cuộc sống con người, có mối quan hệ khăng khít với cuộc sống con người, đó là: đất, nước, không khí, rừng, tài nguyên thiên nhiên... Vì vậy, gắn bó, trân trọng những gì thuộc về tự nhiên cũng chính là cơ sở để hình thành tư tưởng về bảo vệ tài nguyên, môi trường hướng đến phát triển bền vững.
Người thường nhắc lại câu tục ngữ của ông cha ta và căn dặn: “Ta thường nói: “Rừng vàng biển bạc”. Rừng là vàng nếu mình biết bảo vệ xây dựng thì rừng rất quý”(6). Đánh giá cao vai trò, tác dụng của tài nguyên thiên nhiên, của rừng với đời sống con người, đồng thời Người cũng yêu cầu phải biết khai thác đúng mức, khai thác kết hợp bảo tồn, xây dựng để rừng thực sự là “vàng”, để không “mang vàng đổ xuống sông”.
Mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm phát triển bền vững: Chủ tịch Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhắc đến “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, trong đó “thiên thời, địa lợi” là những cái con người có thể tranh thủ được, nếu cùng lúc mà có được là điều tốt nhất nhưng yếu tố giữ vai trò quyết định vẫn là “nhân hòa”. Trong mối quan hệ giữa con người - tự nhiên - môi trường thì con người vẫn là chủ thể giữ vai trò quyết định. Tự nhiên có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt hoạt động của con người và xã hội, song sự tác động ấy hoàn toàn mang tính chất tự phát. Trong quá trình phát triển, hoạt động của con người chính là các hoạt động kinh tế - xã hội, nếu con người hiểu biết và tác động cùng chiều với quy luật của tự nhiên, khai thác, sử dụng và tái tạo hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Thứ ba, thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển
Ngay từ những ngày đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ toàn cầu. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 29-9-1945, Người đã có Thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ, khẳng định Việt Nam có đủ điều kiện cử đại diện vào Ủy ban tư vấn đối với khu vực Viễn Đông.
Ngày 16-7-1947, khi trả lời một nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh khẳng định rất hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các nước khác thật thà cộng tác để điều hòa kinh tế thế giới và giữ gìn hòa bình. Tháng 3-1949, trả lời một nhà báo, Người nói rõ chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế sau khi hòa bình lập lại: Việt Nam sẽ đứng với tất cả các nước bầu bạn. Về ngoại thương, Việt Nam sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn giao dịch với Việt Nam một cách thật thà. Trả lời phỏng vấn của báo Tribune (ngày 20-4-1949), Người khẳng định Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp. Những người Pháp tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như anh em, bầu bạn. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, Hồ Chí Minh khẳng định chúng ta đoàn kết chặt chẽ với nhân dân các nước bạn. Chúng ta sẽ dựa theo 5 nguyên tắc lớn của bản tuyên bố Trung - Ấn và Trung - Diến để gây quan hệ hữu hảo với hai chính phủ nhà vua Miên và Lào, đoàn kết với nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới.
Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam và gây chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, trong buổi tiếp giáo sư luật học La Para, phái viên của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Italia, Hồ Chí Minh nêu quan điểm sẵn sàng trải thảm đỏ và rắc hoa cho Mỹ rút. Nội dung này được Người nhắc lại một lần nữa khi tiếp Xanhtơny, phái viên của Tổng thống Pháp ngày 5-7-1966. Tại buổi tiếp đoàn đại biểu của Tòa án Quốc tế sang Việt Nam điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ (1-1967), Hồ Chí Minh nhấn mạnh sẵn sàng hoan nghênh nhân dân Mỹ không phải khi họ đến như hiện nay với những người lính mang vũ khí - nhưng khi họ đến một lần nữa trong tương lai để giúp đỡ xây dựng đất nước Việt Nam.
2. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
Một là, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường phát triển dân tộc Việt Nam cũng chính là tư tưởng cách mạng không ngừng, là sự thống nhất giữa độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.
Chính nhờ tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển dân tộc Việt Nam và sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, nên chúng ta đã giành được những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đặc biệt là những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đã được Đảng ta quán triệt và triển khai từ Đại hội VII đến nay, thể hiện sự phát triển trong tư duy lý luận, ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH không chỉ thể hiện ở đường lối chính trị mà thấm sâu vào trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, lý luận, tư tưởng, nhằm xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên CNXH. Đó cũng chính là mong ước của Người vì một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hai là, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển góp phần định hướng mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, bên cạnh những thành tựu rực rỡ về khoa học công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế, loài người cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn lao về chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là môi trường. Hàng loạt các vấn đề về môi trường, như: biến đổi khí hậu, thoái hóa đa dạng sinh học, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại, khó phân hủy... đang ngày càng gia tăng đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại của nhân loại, buộc cộng đồng thế giới phải chuyển từ chiến lược phát triển lấy sự tăng trưởng kinh tế là trọng tâm sang chiến lược phát triển bền vững.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sống trong thời đại mà sự phát triển kinh tế - xã hội chưa đặt ra những yêu cầu cấp bách về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, với tầm nhìn chiến lược, Hồ Chí Minh đã có những tư tưởng có giá trị sâu sắc về vấn đề này. Trong cách diễn đạt của Người, tuy không trực tiếp đề cập đến thuật ngữ “phát triển bền vững” như hiện nay nhưng những nội dung, mục tiêu, nguyên tắc, mối quan hệ giữa các nhân tố trong phát triển bền vững đều đã được Người đề cập đến từ rất sớm, thậm chí có những dự báo hết sức chính xác, toàn diện, hệ thống về những nội dung liên quan đến phát triển bền vững. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phát triển kinh tế lấy con người làm trung tâm, phát triển kinh tế là cơ sở bảo đảm công bằng xã hội, tiến bộ về văn hóa. Nhưng phát triển kinh tế không “đánh đổi” bằng mọi giá, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước sau chiến tranh cần khai thác tài nguyên thiên nhiên nhưng khai thác cần có kế hoạch, gắn liền với sử dụng tiết kiệm, hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Nhận thức rõ tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển bền vững, Đảng, Nhà nước đã cụ thể hóa bằng các văn kiện Đảng qua các kỳ Đại hội. Đặc biệt, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết 24 về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu hướng đến phát triển bền vững. Đại hội XII của Đảng khẳng định quyết tâm: “Phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”(7); “Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”(8). Đây chính là minh chứng cho việc Đảng ta tiếp tục kế thừa, vận dụng di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, chung sức cùng nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới thực hiện phát triển bền vững .
__________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 10-2017
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.30.
(2) Sđd, t.1, tr.496.
(3) Sđd, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, tr.289.
(4) Sđd, t.13, tr.438.
(5) Sđd, t.11, tr.92.
(6) Sđd, t.14, tr.165.
(7), (8) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, tr.21, 139.

PGS, TS Phạm Ngọc Anh
Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
ThS Hoàng Diệu Thảo
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội


Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

NGUYỄN ÁI QUỐC 

VÀ LỚP HUẤN LUYỆN Ở VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG

(LLCT) - Tháng 10-1940, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện cho hơn 40 thanh niên các dân tộc Cao Bằng vượt biên giới sang làng Nậm Quang (xã Cát Thôn, huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) - một làng nằm sát biên giới Việt -Trung để tìm đến với cách mạng, với lãnh tụ cách mạng. Đây là bước chuẩn bị lực lượng vô cùng quan trọng, làm nòng cốt cho cuộc trở về Tổ quốccủa Người để xây dựng căn cứ địa cách mạng, trực tiếp chỉ đạo cách mạng trong nước đi tới thành công.
Trong hành trình 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước,Nguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh luôn có mong muốn cháy bỏng sớm“trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”(1).
Để thực hiện được mong muốn đó, Người đã phải trải qua một chặng đường đầy gian nan, nguy hiểm, dưới sự truy lùng gắt gao của thực dân Pháp, nên mặc dù nhiều lần tìm đường trở về Tổ quốc nhưng đều chưa thực hiện được. Đầu năm 1940, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc được phân công trở về hoạt động tại Côn Minh (Trung Quốc), được sự giúp đỡ của những người cách mạng Trung Quốc, Người đã bắt được mối liên lạc với Ban Hải ngoại của Đảng ta. Tình hình thế giới và trong nước thời gian này có những chuyển biến nhanh chóng. Ngày 15-6-1940, phát xít Đức tấn công nước Pháp. Ngày 22-6-1940, Chính phủ Pháp đầu hàng không điều kiện phát xít Đức. Nhận thấy thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập cuộc họp với các đồng chí trong Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng ta, phân tích rõ tình hình và tìm đường về nước lãnh đạo cách mạng.
Trên hành trình về đến gần Tổ quốc, tháng 10-1940, khi được biết cóhơn 40 thanh niên các dân tộc Cao Bằng dobị thực dân Pháp khủng bố đã vượt biên giới sang làng Nậm Quang, xã Cát Thôn, huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc-một làngnằm sátbiên giới Việt -Trungđểtìmđến với cách mạng, với lãnh tụ cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã nói với các đồng chí cùng hoạt động ở Quế Lâm: “Chúng ta sẽ tổ chức một lớp huấn luyện cho các anh em, sau đó đưa anh em trở về củng cố và mở rộng phong trào Cao Bằng và tổ chức liên lạc về nước”(2). Người còn nhận định: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ”(3). Việc mở lớp huấn luyện cho những thanh  niên ưu tú của Cao Bằng tại vùng biên giới Việt -Trung là bước chuẩn bị lực lượng vô cùng quan trọng, làm nòng cốt cho cuộc trở về Tổ quốccủa Người để xây dựng căn cứ địa cách mạng, trực tiếp chỉ đạo cách mạng trong nước đi tới thành công.
Vào hạ tuần tháng 12-1940, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số cán bộ rời Quế Lâm đi xuống Tĩnh Tây. Ngay sau Tết Dương lịch năm 1941, đồng chí Hoàng Văn Thụ từ trong nước sang gặp Người tại làng Tân Khư, Tĩnh Tây. Đồng chí Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ương Đảng báo cáo về tình hình trong nước, những công tác đã thực hiện được và việc chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ támvà đề nghị với Người chọn hướng Cao Bằng để về nước vì đâylà tỉnh biên giới có phong trào cách mạngphát triểnsớm, đội ngũ cán bộ tương đối vững vàng, đa số nhân dân có tinh thần giác ngộ cách mạng cao;liên lạc quốc tế thuận tiện. Đề nghị của đồng chí Hoàng Văn Thụ rất trùng hợp với nhận định trước đó của Người.Người đã tán thành và căn dặn số cán bộ về nước trước tìm địa điểm làm căn cứ, phải chú ý hai điều kiện cơ bản là:có hàng rào quần chúng bảo vệ và có đường rút lui.
Việc Nguyễn Ái Quốc quyết định mở lớp huấn luyện cho những thanh niên từ Cao Bằng sang đã được Người kể lại trong bài: Bác ăn tết với chúng tôi với bút danh T.Lan đăng báo Nhân dân, số 2523, ngày 14-2-1961:
“Vào cuối năm 1940, chúng tôi một nhóm thanh niên Cao-Bằng bí mật sang Trung Quốc đi tìm cách mạng, tìm lãnh tụ cách mạng. Trong nhóm có các bạn Quảng Ba, Hoàng Sâm, Bằng Giang, v.v... 
Cũng trong lúc đó, lại nghe tin có một nhóm cách mạng khác đến Quảng Tây. Chúng tôi lại đi tìm, thì gặp các đồng chí Hoàng Văn Hoan, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... Rồi chúng tôi gặp một cụ người gầy, trán cao, mắt sáng, ăn mặc như một bác nông dân Trung Quốc. Chúng tôi cảm thấy ông cụ rất hiền lành và đối với chúng tôi rất bình đẳng...
Ít hôm sau, ba đồng chí Võ,  Phạm,  Hoàng ở lại Tĩnh Tây. Ông cụ thì bí mật cùng chúng tôi về một làng Trung Quốc gần biên giới Cao Bằng, mở lớp huấn luyện. Ông cụ tức là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Cùng đi có ông Thược, thày thuốc và ông Lộc-“anh nuôi”(4).
Kế thừa kinh nghiệm và thành công từlớp huấn luyện chính trị đầu tiên tại Quảng Châu(Trung Quốc)những năm 1927- 1928, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy  sựcần thiết phải mởlớp huấn luyện những thanh niên này nhằm đào tạo họ thành những cán bộ cốt cán, để trở về Cao Bằng, xây dựng thí điểm các đoàn thể cách mạng, lập căn cứ địa cách mạng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ghi trong Hồi ký: “Bác và anh Phùng Chí Kiên về một làng cách Tĩnh Tây năm chục cây số. Bác cho người đến gọi anh Đồng và tôi về để mở lớp huấn luyện… Các anh Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng và tôi được Bác hướng dẫn làm chương trình huấn luyện. Bác phân công mỗi người làm từng mục: tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện, đấu tranh…”(5). Dựa theo tài liệu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, các đồng chí Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã biên soạn tập bài giảng cho lớp học, gồm sáu bài(6):
“Bài 1: Tình hình thế giới, trong đó đề cập tới cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, phong trào cách mạng trên thế giới, về Liên bang Xô viết, về cuộc kháng Nhật cứu nước của nhân dân Trung Quốc.
Bài 2: Tình hình Đông Dương, trong đó giới thiệu về đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế, chính trị, về các giai tầng và các dân tộc Đông Dương, về thái độ của người Pháp và Hoa kiều…
Bài 3: Vấn đề cách mạng Việt Nam, trong đó giới thiệu về phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, về những điều kiện đảm bảo của cách mạng, đồng thời giới thiệu các đảng phái chính trị ở Đông Dương và chủ nghĩa dân chủ mới của Việt Nam.
Bài 4: Về công tác, chủ yếu hướng dẫn học viên cách điều tra, tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện và đưa quần chúng ra đấu tranh.
Bài 5: Vấn đề khởi nghĩa, trong đó có hai nội dung chính là đánh du kích và khởi nghĩa. 
Bài 6: Một người cách mạng phải như thế nào nói về tư cách của người cách mạng”(7).
Ngay từ những ngày đầu tiên của lớp học, Người căn dặn học viên về năm điều nên làm và năm điều nên tránh đối với dân. Năm điều nên làm là: Giúp dân những công việc thiết thực hàng ngày; Tìm hiểu phong tục tập quán, nghiêm túc chấp hành điều lệ; Học tiếng địa phương, dạy hát, dạy chữ, gây tình cảm tốt với dân; Tùy nơi, tùy lúc mà tuyên truyền cách mạng cho thích hợp; Làm cho dân thấy mình là người đúng đắn, chăm công việc, trọng kỷ luật, do đó dân càng tin và giúp ta.
Năm điều nên tránh là: Tránh việc gì làm hại đến dân, làm bẩn,làm hỏng nhà cửa ruộng vườn của dân; Tránh năn nỉ mua hoặc mượn thứ gì cho bằng được; Tránh sai lời hứa; Tránh phạm đến phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân; Tránh lộ bí mật.
Người cũng đặc biệt quan tâm đến việc sinh hoạt của lớp học và có những chỉ dẫn hết sức cụ thể: “Ở nhà người ta, thì phải quét dọn sạch sẽ, ang nước phải đầy, bếp củi phải đủ”. Mỗi ngày, cứ sáng dậy thì Bác cùng chúng tôi quét dọn trong nhà ngoài sân. Xong rồi, mới vào lớp. Buổi chiều thì cùng nhau đi lấy củi. Vài hôm sau, cả làng tấm tắc khen ngợi. Ban huấn luyện chia làm mấy tổ, mỗi tổ ở chung một nhà. Buổi sớm, Bác nói chuyện chung với cả ban. Chiều và tối, các tổ nghiên cứu riêng. Tôi nhớ Bác nói về mấy vấn đề: thời sự, Cách mạng Nga, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa đế quốc, Cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh, cách tuyên truyền, cổ động, tổ chức, và tư cách người cách mạng...
Bác nói như kể chuyện, vui vẻ, dễ hiểu, dễ nhớ. Nói xong một đoạn, Bác lại hỏi, mọi người đã hiểu rõ chưa? Trong tổ chúng tôi giúp đỡ lần nhau, cho nên hiểu và nhớ được hết”(8).
Tuy lớp huấn luyện được tổ chức trong thời gian ngắn, điều kiện vật chất thiếu thốn, bữa ăn chỉ có cháo bẹ với rau rừng, nhưng các học viên học tập rất hăng say. Các học viên đã được nghe lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc truyền đạt những vấn đề cơ bảnvề tình hình thế giới và trong nước;về tổ chức đoàn thể quần chúng, cách điều tra, tuyên truyền, tổ chức huấn luyện và đấu tranh cách mạng, học cách dân vận, giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhân dân nước bạn. Nhờ đó, các học viên đã tiếp thụ được những hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường lối cách mạng trong điều kiện lịch sử mới, nắm được cách thức gây dựng, phát triển phong trào…Bên cạnh đó, các học viên đã tạo được sự thiện cảm, yêu mến của nhân dân địa phương: “Lớp huấn luyện rất sôi nổi, dân chủ và vui vẻ. Bà con Trung Quốc trong làng không hiểu chúng mình dạy cái gì, học cái gì, nhưng đều khen thanh niên Việt Nam đoàn kết, chăm học, siêng làm. Bà con trong làng nhất là những người cho mượn nhà rất mến chúng ta. Vì vò nước bao giờ cũng đầy, đống củi bao giờ cũng cao, nhà cửa bao giờ cũng sạch, trong nhà có việc gì chúng ta cũng ra tay làm giúp. Đặc biệt các em nhi đồng luôn luôn xoắn xít chung quanh anh em ta để học hát, học nhảy múa, không nghịch ngợm, và đánh nhau như trước nữa. Chúng ta đã góp phần làm cho cái làng tịch mịch trong một thung lũng âm u vui hẳn lên... Bác bảo các đồng chí thanh niên: “Đó là một cách dân vận thiết thực đấy”(9).
Lớp huấn luyện kết thúc sau 15 ngày vào khoảng giáp Tết Tân Tỵ năm 1941, doQuốc dân Đảng lùng sục ráo riết tạivùng Nậm Quang.Trước những biển chuyển nhanh chóng của tình hình, Nguyễn Ái Quốc lên kế hoạchcùng đoàn cán bộ về nước. Trước khi trở về Tổ quốc, Người và các học viên đã ở lại đón Tết cùng với nhân dân địa phương: “Sáng 30 Tết, chúng tôi làm mấy mâm cơm nếp và thịt lợn, mời các vị phụ lão và những người tai mắt trong làng đến chén một bữa vui vẻ.
Để khỏi phạm đến phong tục mê tín của dân làng, Bác dặn chúng tôi: “Mồng 1 Tết, các chú phải ở trong nhà, không được đi ra ngoài. Nếu các chủ nhà mời ăn Tết, thì mỗi tổ cử một vào người đi thôi...”.
Mồng 1 Tết, suốt cả buổi sáng cả làng chỉ lo cúng quảy. Trước hết họ cúng tổ tiên, rồi họ cúng cả ràn trâu, chuồng lợn, cái cối giã gạo, cái cuốc làm vườn, cái liềm, cái rạ... mọi nông cụ làm ăn đều được cúng. Sau đó thôn trưởng vào mời chúng tôi ăn Tết”(10).
Sáng mùng một Tết, Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí trong đoàn đi chúc tết nhân dân hai làng Nậm Quang và Nậm Tấy, Tĩnh Tây. Người mặc bộ quần áo Nùng màu chàm, đầu vấn khăn, tay chống gậy. Theo phong tục người Nùng ở đây, Người tặng mỗi nhà một tờ giấy hồng điều trên có ghi bốn chữ Hán “Cung chúc Tân niên” (Chúc mừng năm mới). Các cháu nhỏ được Người tặng tiền phong bao, mỗi gói một xu đồng.
Sáng mồng hai Tết, tức ngày 28-1-1941, trời chưa sáng, sương mù còn dày đặc, đoàn rời Nậm Quang lên đường về nước. Khi đặt chân đến cột mốc 108 trên biên giới Việt - Trung, địa phận thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng, Người đứng lặng hồi lâu, xúc động. Giây phút đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng, nơi địa đầu Tổ quốc sau này được Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại: “Chiều hôm đó, đồng chí Quảng Ba dẫn Bác và cả nhóm thanh niên về PắcBó. Xa rời Tổ quốc đã hơn 30 năm. Đã mất bao nhiêu thời giờ và sức lực tìm liên lạc mà không được. Bao nhiêu thương nhớ, đợi chờ. Hôm nay mới bước chân về nơi non sông gấm vóc của mình. Khi bước qua cái bia giới tuyến, lòng Bác vô cùng cảm động. Từ hôm đó, cái hang PắcBó trở nên “đại bản doanh” của chúng ta”(11).
Mảnh đất Pác Bó (Cao Bằng), nơi có địa thế hiểm trở, núi non hùng vĩ, nhân dân sớm được giác ngộ, kiên cường tranh đấu, trung thành với Đảng, với cách mạng, đã được Người được chọn làm nơi đặt cơ quan chỉ đạo phong trào cách mạng. Pác Bó trở thành đầu nguồn cách mạng, cũng từ đây, chúng ta đã xây dựng được khu giải phóng rộng lớn gồm 6 tỉnh (Cao - Bắc-Lạng-Thái-Tuyên-Hà).
Có thể nói, nếu như các học viên của lớp huấn luyện chính trị do Người đào tạo tại Quảng Châu, Trung Quốc là những hạt giống đỏ cho cách mạng Việt Nam, thì các học viên của lớp huấn luyện ngắn hạn vùng biên này được Người ví là “43 con đại bàng bay cao” và Người tiên đoán “sẽ có điềm lành tốt đẹp”;“Từ đó, phong trào phát triển rất nhanh, chẳng bao lâu đã xây dựng được nhiều nơi căn cứ vững chắc của cách mạng. Cách một năm sau, tổ chức Việt Minh đã khắp tỉnh Cao Bằng và lan đến các tỉnh lân cận”(12).
77 năm đã trôi qua, nhưng sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện cho những thanh niên ưu tú của Cao Bằng tại vùng biên giới Việt -Trung vẫn để lại cho Đảng ta những kinh nghiệm, bài học quý báu; giúp chúng tanhận thức rõ hơn quan điểm của Hồ Chí Minh:“Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, một khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn thì công tác cán bộ luôn là khâu quyết định.“Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Đây là di sản và những bài học quýgiá về công tác cán bộ củaChủ tịch Hồ Chí Minh để lại.
________________
(1) Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1969, tr.49.
(2) Võ Nguyên Giáp: Từ nhân dân mà ra, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1969, tr.33.
(3) Vũ Anh: Những ngày gần Bác, in trong cuốn Bác Hồ về nước, Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng, Cao Bằng, 1986, tr. 19.
(4) Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
(5) Võ Nguyên Giáp: Đầu nguồn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1972, tr.98
(6) Các tài liệu sau in thành sách nhan đề là “Con đường giải phóng”
(7) Tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ký hiệu: H2C7/3.
(8), (10), (12) T.Lan: Bác ăn tết với chúng tôi, Tài liệu bản thảo lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
(9), (11)T. Lan:Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.72, 73.

Nguyễn Văn Dương
Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch


QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ “CÁCH LÃNH ĐẠO" VÀ VẬN DỤNG TRONG LÃNH ĐẠO HIỆN NAY
(LLCT) - Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947) của Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng hệ thống những luận điểm, chỉ dẫn sâu sắc về thái độ và phương pháp làm việc, nhất là về cách thức lãnh đạo. Dựa vào việc phân tích một khuynh hướng nghiên cứu mới của khoa học lãnh đạo hiện đại - Kiến tạo tri thức như chức năng của lãnh đạo, bài viết làm sáng tỏ hơn và khẳng định giá trị khoa học mang tính thời đại trong những luận điểm về “Cách lãnh đạo”. Qua đó gợi mở hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong nghiên cứu, đào tạo và thực hành lãnh đạo trong bối cảnh thế giới “phẳng” ngày nay.
1. Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo
Ngay từ năm 1947, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn sâu sắc về cách lãnh đạo huy động trí tuệ quần chúng, học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng, chủ động dẫn dắt quá trình kiến tạo tri thức của tập thể, cộng đồng để tạo nên những quyết định lãnh đạo sáng suốt.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Người lãnh đạo không nên kiêu ngạo, mà nên hiểu thấu. Sự hiểu thấu và kinh nghiệm của mình cũng chưa đủ cho sự lãnh đạo đúng đắn. Vì vậy, ngoài kinh nghiệm của mình, người lãnh đạo còn phải dùng kinh nghiệm của đảng viên, của dân chúng, để thêm cho kinh nghiệm của mình... Nghĩa là phải lắng tai nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của “những người không quan trọng”(1).
Người đã lập luận hết sức thuyết phục rằng: “Những người lãnh đạo chỉ trông thấy một mặt của công việc, của sự thay đổi của mọi người: trông từ trên xuống. Vì vậy sự trông thấy có hạn. Trái lại, dân chúng trông thấy công việc, sự thay đổi của mọi người, một mặt khác: họ trông thấy từ dưới lên. Nên sự trông thấy cũng có hạn. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề cho đúng, ắt phải họp kinh nghiệm cả hai bên lại. Muốn như thế, người lãnh đạo ắt phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa mình với các tầng lớp người, với dân chúng”(2).
Là một người có trí tuệ uyên bác, nhưng trong lãnh đạo, Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào trí tuệ của nhân dân, luôn tin rằng họ là người hiểu nhất vấn đề của chính họ, cái mấu chốt là cán bộ lãnh đạo phải làm sao để khơi dậy nguồn lực trí tuệ đó. Người chỉ rõ: “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”(3).
Theo Hồ Chí Minh, muốn huy động được trí tuệ quần chúng nhân dân, phải từ bỏ cách lãnh đạo quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt từ trên xuống rồi bắt quần chúng theo; thay vào đó là cách lãnh đạo “Làm theo cách quần chúng”.Khi đề cập cách thức lãnh đạo Làm theo cách quần chúng, Người chỉ rõ: “Việc gì cũng hỏi ý kiến dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc. Giải thích cho dân chúng hiểu rõ. Được dân chúng đồng ý. Do dân chúng vui lòng ra sức làm”(4).
Để thực hiện cách thức lãnh đạo này một cách có hiệu quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn rất cụ thể:
Thứ nhất,cán bộ cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm lý, trình độ của quần chúng nhân dân, xem đó như một phần tất yếu của bối cảnh lãnh đạo. Người đã chỉ ra thuộc tính tĩnh của dân chúng: có lớp tiền tiến, có lớp lừng chừng, có lớp lạc hậu.Vì lý do đó, như một lẽ tất nhiên, ý kiến của mọi người sẽ rất khác nhau. Người nhấn mạnh ưu thế động của dân chúng, là sự cảm nhận, so sánh theo thời gian, so sánh theo bối cảnh không gian cụ thể. Cùng với đó là năng lực tổng quát của dân chúng trong việc phát hiện ra mâu thuẫn và đề ra cách giải quyết.
Thứ hai,khi đã hiểu rõ đặc điểm tâm lý, trí tuệ của quần chúng thì cán bộ nên sử dụng phương pháp gợi mở vấn đề và kích thích tư duy phản biện trong chính những người dân để cùng nhau giải quyết vấn đề. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “khi đem vấn đề ra bàn trước dân chúng, họ đem các ý kiến khác nhau so sánh. So đi sánh lại, sẽ lòi ra một ý kiến mà mọi người đều tán thành, hoặc số đông người tán thành. Ý kiến đó, lại bị họ so sánh tỷ mỷ từng đoạn, họ thêm điểm hay vào, bỏ điểm dở đi. Ý kiến đó trở thành ý kiến đầy đủ, thiết thực. Sau khi bàn bạc, so sánh, thêm thắt, thành một ý kiến đầy đủ, ý kiến đó tức là cái kích thước nó tỏ rõ sự phát triển trình độ của dân chúng trong nơi đó, trong lúc đó. Theo ý kiến đó mà làm, nhất định thành công. Làm không kịp ý kiến đó, là đầu cơ, nhút nhát. Làm quá ý kiến đó là mạo hiểm, hẹp hòi, “tả””(5).
Hồ Chí Minh hết sức phê phán những cán bộ có thái độ coi thường trí tuệ của nhân dân. Người viết: “Có người thường cho dân là dốt, không biết gì, mình là thông thái tài giỏi. Vì vậy, họ không thèm học hỏi dân chúng, không thèm bàn bạc với dân chúng. Đó là một sai lầm nguy hiểm lắm. Ai có sai lầm đó, phải mau sửa đổi. Nếu không sẽ luôn luôn thất bại”(6).
Thứ ba, tin vào trí tuệ của nhân dân, nhưng người lãnh đạo không được “theo đuôi quần chúng” mà phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, phải đóng vai trò chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo trong dẫn dắt quá trình kiến tạo tri thức tập thể để đưa ra các quyết định hợp lý. Vai trò của lãnh đạo trong quá trình ra quyết định thể hiện ở chỗ biết phát huy những kiến thức, phương pháp lý luận khoa học đã được học để so sánh, tổng hợp các ý kiến của nhân dân, làm sâu sắc hơn, lý giải cơ sở khoa học của nó và tiếp tục đưa sản phẩm tư duy, sáng tạo của mình cho nhân dân phản biện. Về luận điểm này, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cố nhiên, không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo. Người cán bộ cũng phải dùng cách so sánh của dân chúng mà tự mình so sánh. Nghĩa là đem các ý kiến khác nhau để so sánh kỹ, phân tích kỹ các nội dung của các tầng lớp xã hội có cái ý kiến đó. Tìm ra mối mâu thuẫn trong những ý kiến khác nhau đó. Xem rõ cái nào đúng, cái nào sai. Chọn lấy ý kiến đúng, đưa ra cho dân chúng bàn bạc, lựa chọn lại, để nâng cao dần dần sự giác ngộ của dân chúng”(7). “Gom góp ý kiến và kinh nghiệm trong sự chỉ đạo từng bộ phận, đem làm ý kiến chung. Rồi lại đem ý kiến chung đó để thí nghiệm trong từng bộ phận. Rồi lại đem kinh nghiệm chung và mới, đúc thành chỉ thị mới. Cứ như thế mãi. Biết làm như vậy mới thật là biết lãnh đạo”(8).
Như vậy, trong chu trình vận động và phát triển tri thức của tập thể, của cộng đồng, Hồ Chí Minh vừa coi trọng vai trò của quần chúng nhân dân, vừa nhấn mạnh đến vai trò, sứ mệnh của người lãnh đạo trong việc tổ chức, dẫn dắt quá trình kiến tạo tri thức - tổ chức đối thoại, tranh luận nhằm tìm ra chân lý và tổ chức thực hành để kiểm nghiệm chân lý trong thực tiễn, rồi lại nâng kinh nghiệm thực tiễn (cũ và mới) thành lý luận mới, chính sách mới.
2. Vận dụng trong lãnh đạo phù hợp thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
Lãnh đạo bao gồm nhiều hoạt động, từ việc xây dựng tầm nhìn, xác định mục tiêu, ra quyết định đúng, đổi mới để tổ chức phát triển, đến việc xây dựng văn hóa tổ chức, tạo động lực và sự cam kết của các thành viên hướng tới tầm nhìn, mục tiêu chung... Trong tất cả các hoạt động đó, việc tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu (đầu vào) để đi đến các quyết định quản lý hoặc quyết định chính sách hợp lý (đầu ra) có vai trò hết sức quan trọng. Các nhà khoa học đã ước tính 70% thời gian của lãnh đạo là dành cho việc tiếp nhận, xử lý các loại hình thông tin, dữ liệu thông qua các kênh khác nhau. Sự khác biệt về “chất” giữa đầu vào - đầu ra thể hiện ở các phương án quyết định mà nhà lãnh đạo cần phải lựa chọn: tính chất tổ hợp, khả năng phản ánh hiện thực khách quan, tính khả thi... Bên cạnh năng lực tổng hợp, phân tích và cảm nhận cá nhân của lãnh đạo thì chất lượng thông tin, dữ liệu đầu vào có tác động quan trọng đến chất lượng phương án quyết định quản lý hoặc quyết định chính sách đầu ra. Chính ở đây, có nhiều câu hỏi quan trọng được đặt ra như: làm thế nào để thu nhận được các thông tin, dữ liệu đầu vào có chất lượng trong hoạt động lãnh đạo quản lý; đánh giá mức độ tin cậy của các nguồn thông tin; giữa các loại thông tin dữ liệu khác nhau thậm chí mâu thuẫn nhau, thì làm thế nào để lựa chọn đúng, xây dựng phương án phù hợp?...
Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin, truyền thông, dữ liệu thì khoảng cách trong tiếp nhận thông tin giữa các nhóm xã hội khác nhau ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó, như nhiều nhà khoa học đã chỉ ra, với một lượng thông tin hằng ngày rất lớn, đa dạng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, thì con người có thể bị chìm ngập trong thông tin mà không đem lại kiến thức và tri thức đáng kể nào. Nhà lãnh đạo, với yêu cầu đưa ra được các quyết định đúng đắn để giải quyết các nhiệm vụ mà thực tiễn cuộc sống, công việc đặt ra, càng cảm nhận thấy tình trạng mất cân đối giữa một bên là thông tin ngày càng nhiều - và một bên là sự không theo kịp của năng lực xử lý thông tin để tạo ra tri thức có ích cho công việc. Trong hoàn cảnh đó, các nhà khoa học đã nhấn mạnh đến quá trình kiến tạo tri thức(knowledge creation) mang tính ứng dụng cao trong khi đối diện với các thách thức lãnh đạo. Nói cách khác, nếu coi việc ra quyết định là sự lựa chọn một trong các phương án hành động thì chất lượng thông tin, dữ liệu đầu vào và tính khả thi của các phương án đưa ra sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả của việc thực thi quyết định.
Herbert Simon đã lập luận về “Lý trí giới hạn - bounded rationality” (1972) dẫn đến các phương pháp ra quyết định dựa vào trí tuệ tập thể thông qua các phương pháp như delphi, hay lấy ý kiến bậc thang(9). Tuy nhiên, hạn chế lớn của cách tiếp cận này là tập trung vào việc lấy ý kiến các chuyên gia, trong giới hạn nhóm nhỏ của tổ chức, công ty hoặc công ty tư vấn.
Năm 2004, James Surowiecki (người Mỹ) đã công bố cuốn sách: “Trí tuệ đám đông - Vì sao đa số thông minh hơn thiểu số”, đưa ra nhiều dẫn chứng lịch sử và thực nghiệm xã hội khẳng định rằng sự đa dạng, độc lập của các ý kiến khác nhau của nhóm đông người là vô cùng cần thiết để đi đến những phán đoán sát với thực tế; một nhóm bình thường đông người có thể đưa ra quyết định hợp lý hơn cả các chuyên gia(10). Công trình nghiên cứu này gợi ý cho chúng ta rằng việc tìm kiếm phương án giải quyết các thách thức lãnh đạo không nên chỉ giới hạn bởi ý kiến của nhóm có trình độ cao mà cần huy động trí tuệ của nhiều người, kể cả người rất bình thường. Thách thức lớn nhất khi cần huy động trí tuệ tập thể - ý kiến quần chúng - là làm sao để họ tham gia vào quá trình cung cấp thông tin và gợi ý phương án hành động một cách chân thật nhất. Các ý kiến đó nên và cần xuất phát từ chính góc nhìn của chủ thể chứ không phải bị áp đặt bởi góc nhìn của nhà lãnh đạo hay một ai khác.
Trong thời gian dài, đã có định kiến về tương quan chênh lệch kiến thức, tri thức giữa người lãnh đạo và người dân bình thường. Theo đó, đa số ý kiến cho rằng người lãnh đạo luôn có nhiều thông tin, kiến thức hơn so với người dân; những cán bộ dưới quyền chỉ là người thừa hành, tiếp nhận thông tin và kiến thức từ lãnh đạo, vận dụng sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo giao. Nói cách khác, dòng chảy thông tin, kiến thức mang tính một chiều từ lãnh đạo đến nhân viên, từ cán bộ đến người dân thường. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, truyền thông, khả năng và cơ hội khai thác thông tin, dữ liệu của người dân đã được cải thiện rất nhiều. Việc nâng cao trình độ học vấn, cơ hội giao lưu văn hóa liên quốc gia đã gia tăng khả năng tổ hợp tri thức của chính những người dân bình thường. Thông qua đó, năng lực của người dân trong nhận biết mâu thuẫn và tìm phương án giải quyết vấn đề cũng có bước phát triển vượt trội. Vậy tri thức tổ hợp của lãnh đạo sẽ phải được gây dựng như thế nào, ở trình độ nào mới thể hiện được năng lực lãnh đạo và dẫn dắt?
Trong khoa học xã hội đã đề cập đến Tri thức bối cảnh hóa- contextualized knowledge như một trong những luận điểm có sức sống nhất trong các lý thuyết quản trị tri thức hiện đại. Theo đó, với tiến trình gia tăng mức độ phức tạp và phức hợp của các hiện tượng và tiến trình trong xã hội được cộng hưởng bằng sự tương tác hàm chứa nhiều điều “bất định” hơn là “tất định” thì sự hiểu biết của con người về bất kỳ một sự kiện hiện tượng nào cũng không thể “bất biến” mà phải gắn với bối cảnh cụ thể, không gian - thời gian của sự kiện, hiện tượng(11). Tri thức bối cảnh hóa (contextualized intelligence/knowledge) trở nên hết sức hữu dụng, đặc biệt đối với việc xử lý các thách thức lãnh đạo thì hiểu biết về bối cảnh cụ thể và có thể đang thay đổi từng ngày, từng giờ càng trở nên quan trọng. Thiếu thông tin, hiểu biết về bối cảnh của thách thức rất dễ đưa ra các quyết định sai lầm.
Các thách thức lãnh đạo và chính sách trong thực tiễn, luôn khác xa so với những kiến thức được học tập trong nhà trường. Trong rất nhiều trường hợp, tri thức khoa học truyền thống, những kiến thức hiện có của bản thân nhà lãnh đạo cũng như của tổ chức không đủ để giúp nhà lãnh đạo giải quyết được các thách thức đó. Trong hoàn cảnh này đòi hỏi nhà lãnh đạo và tổ chức phải kiến tạo tri thức mới, do đó, năng lực hỗ trợ và dẫn dắt quá trình kiến tạo tri thức trở nên hết sức quan trọng đối với nhà lãnh đạo. Trong quá trình kiến tạo tri thức này, mỗi chủ thể liên quan, cho dù là người có trình độ cao, hay những người học vấn thấp, lạc hậu, vẫn có một vị trí nhất định. Vai trò của họ không chỉ giới hạn ở việc trở thành đối tượng hưởng lợi của quá trình kiến tạo tri thức mà họ có khả năng đóng góp nhất định cho tri thức bối cảnh hóa đó.
Lý thuyết “Quản trị dựa vào tri thức” của Ikujiro Nonaka - một trong 20 nhà quản trị nổi tiếng thế giới thế kỷ XXI, nhấn mạnh kiến tạo tri thức (knowledge creation) là nền tảng cốt lõi để lãnh đạo, quản lý tổ chức/cộng đồng ngày càng phát triển thích ứng được với những thay đổi liên tục của thị trường, xã hội. Khi so sánh, đối chiếu chu trình kiến tạo tri thức SECI gồm 4 giai đoạn: xã hội hóa - ngoại hóa - tổng hợp - nội hóado I.Nonaka và các cộng sự phát hiện, khái quát trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn quá trình kiến tạo tri thức trong hàng loạt doanh nghiệp thành công nổi bật ở Nhật Bản(12), chúng ta nhận thấy có sự trùng hợp với những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như đã trình bày ở trên.
Mô hình SECI khẳng định rằng quá trình tạo ra tri thức là quá trình biến hóa liên tục giữa tri thức ẩn (tacit knowledge) và tri thức hiện (explicit knowledge).Tri thức ẩnlà những hiểu biết của cá nhân, nó có tính chủ quan và là tri thức dựa trên trải nghiệm cá nhân, nhiều khi không thể thể hiện bằng lời, con số, hay công thức (nó phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể). Tri thức hiệnlà những tri thức có tính khách quan, logíc có thể thể hiện bằng lời, con số hoặc các công thức (nó không phụ thuộc vào bối cảnh). Tất cả mọi tri thức đều ở dạng tri thức ẩn hoặc bắt nguồn từ tri thức ẩn. “Tri thức mới được tạo ra từ sự tương tác liên tục giữa tri thức ẩn và tri thức hiện”(13). Theo I.Nonaka, tương tác qua lại giữa tri thức ẩn và tri thức hiệnlà sự di chuyển liên tục qua lại giữa cách nhìn chủ quan và khách quan, hướng đến chân lý; trong đó đối thoại và thực hành đóng vai trò quan trọng để khách quan hóa tri thức ẩn của cá nhân và kiểm chứng nó, giúp nó tiệm cận đến chân lý.
Điều này đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minhđãnhấn mạnh: dân chúng so sánh đúng, giải quyết đúng, là vì tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe cũng thấy. Đây chính là nguồn tri thức ẩnvô tận mà bất cứ một nhà lãnh đạo, quản lý nào muốn thành công thì khôngthể bỏ qua, coi nhẹ. Sự kiến tạo tri thức đối với người lãnh đạo, không chỉ giới hạn ởviệc tự mình tìm ra tri thức mới, hoặcdựa vào đội ngũ chuyên gia. Họ cần phải tìm ra các phương thức, công cụ khác nhau, để đối thoại với người dân, kích hoạt quá trình làm nổi lên tri thức ẩn (ngoại hóa tri thức ẩn) và từ đó, chuyển hóa thành tri thức hiện(khách quan, khái quát hóa tri thức ẩn) mang tính hữu dụng để sẵn sàng đối diện và vượt qua các thách thức. Đó chính là vai trò lãnh đạo và dẫn dắt quá trình kiến tạo tri thức, trong phạm vi hẹp ở cơ quan, tổ chức, haytrên bình diện cộng đồng, xã hội rộng lớn.
Đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý khu vực công (đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội,...), việc phát triển năng lực lãnh đạo dẫn dắt quá trình kiến tạo tri thức sẽ đi cùng với việc xây dựng các công cụquản trị tri thức, rèn luyện các kỹ năng thông qua đào tạo, kèm cặp, trải nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên,trước hết cần phải rèn luyện một năng lực quan trọng đầu tiên trong quan hệ với dân chúng, như Hồ Chí Minhđã chỉ ra:“Muốn dân chúng thành thật bày tỏ ý kiến, cán bộ phải thành tâm, phải chịu khó, phải khéo khơi cho họ nói”(14).
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, người dân có thể tìm kiếm, trao đổi thông tin và học hỏi nhanh hơn, nhiều hơn thông qua sử dụng mạng internet; vai trò của trí tuệ nhân tạo, của sức sáng tạo ở con người ngày càng quan trọng thì năng lực dẫn dắt quá trình kiến tạo tri thức trong cơ quan, tổ chức, cộng đồng xã hội, để hóa giải những thách thức trong lãnh đạo, quản lý càng trở thành đòi hỏi cấp thiết đối với người lãnh đạo. Năng lực đó được coi là một trong những năng lực cốt lõi của nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai.
Năng lực lãnh đạo, dẫn dắt quá trình kiến tạo tri thức có thể được đào tạo, bồi dưỡng, do đó, nó cần trở thành hợp phần quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam và trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
_______________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 9-2017
 (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (14) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 285, 286, 295, 294, 296, 295, 297, 291, 295.
(9) Simon, H. (1972): “Theory of boubded rationality” trong sách Guire, C.B.Mc. and Radner, R. (Eds), Decision and organization, North-Holland Publishing Company.
(10), (13) James Surowiecki: Trí tuệ đám đông - Vì sao đa số thông minh hơn thiểu số, Nxb Trí Thức, Hà Nội, 2014.
(11) Helga Nowotny, Peter Scott and Michael
Gibbons: Tư duy lại khoa học - tri thức và công chúng trong kỷ nguyên bất định, Nxb Tri thức, 2009.
(12) Nonaka, I., Toyama, R. và Hirata, T:Quản trị dựa vào tri thức, Nhà xuất bản Trẻ, 2011.

TS Bùi Phương Đình
TS Nguyễn Thị Thanh Tâm
Viện Lãnh đạo học và chính sách công,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...