Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM – GIÁ TRỊ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN
                                                      Trần Trí Nam
Quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người, được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Quyền con người và đấu tranh cho các quyền cơ bản của con người cũng chính là một trong những nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như Đảng, Nhà nước Việt Nam chú trọng. Tuy nhiên, do động cơ và quan điểm chính trị bảo thủ, áp đặt mà các thế lực thù địch, cũng như một số cơ quan, tổ chức ở các nước phương Tây cho đến nay vẫn thường xuyên vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.
Thời gian qua, nhóm nghị sĩ cực đoan ở Hạ viện Mỹ thường tổ chức điều trần về “nhân quyền” ở Việt Nam và soạn thảo “Dự luật nhân quyền ở Việt Nam”. Vụ Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Bộ Ngoại giao Mỹ hàng năm đều công bố “Phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới”; “Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới”. Và Văn phòng Đại diện Liên minh Châu Âu ở Việt Nam thường công bố và kiến nghị về việc Việt Nam xét xử các vụ án liên quan đến quốc phòng an ninh mà họ cho là vi phạm nhân quyền. Không chỉ vậy, phương Tây còn tài trợ và khuyến khích các tổ chức phi chính phủ can thiệp vào việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam như: FH, FIDH…
Có thể khẳng định rằng, cho dù họ có xuyên tạc, vu khống vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đến đâu, thì cũng không thể phủ nhận được giá trị của việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Giá trị của việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam không chỉ được xác định trong quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam, mà còn được chính thực tiễn bảo đảm quyền con người ở Việt Nam khẳng định. Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã xác định các mục tiêu bảo đảm cho quyền con người trong xã hội mới: “A. Về phương diện xã hội thì: a) Dân chúng được tự do tổ chức. b) Nam nữ bình quyền, v.v..  c) Phổ thông giáo dục theo công nông hoá”[1].
Quyền con người còn được thể hiện trong Chương trình Việt Minh, trong đó nổi bật là các quyền về chính trị: “1. Phổ thông đầu phiếu: Hễ ai là người Việt Nam, vô luận nam nữ từ 18 tuổi trở lên đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ bọn Việt gian phản quốc. 2. Ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại trong nước, tự do xuất dương. Bỏ chế độ bắt phu và các chế độ áp bức do đế quốc đặt ra... 5. Toàn xá phạm nhân. 6. Nam nữ bình quyền. 7. Tuyên bố dân tộc tự quyết.”[2] Khi cách mạng thắng lợi, Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách của cách mạng là thành lập Chính phủ lâm thời và ban hành Hiến pháp để bảo đảm quyền tự do, dân chủ nhằm thực thi quyền con người của nhân dân Việt Nam, thực hiện nam nữ bình quyền, không phân biệt giai cấp, tôn giáo…
Trong lịch sử cận đại và hiện đại, nhân dân Việt Nam đã phải trải qua những năm tháng là dân của một nước thuộc địa, bị tước đoạt mọi quyền tự do cơ bản nhất và sau đó, đã phải chịu muôn vàn hy sinh để giành lại nền độc lập của mình. Trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng do Người sáng lập, nhân dân ta lại tiếp tục phải đổ xương máu để bảo vệ nền độc lập cũng như việc thụ hưởng các quyền con người mà độc lập, tự do đã mang lại. Do đó, nhân dân Việt Nam luôn thiết tha coi trọng những giá trị của các quyền và tự do của con người; trong đó, có quyền thiêng liêng, cơ bản nhất là quyền được tự quyết định vận mệnh của mình. Và chính thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 năm 1945 với Hồ Chí Minh là kiến trúc sư đã mở ra trang sử mới cho nước nhà. Thắng lợi vĩ đại đó còn chấm dứt gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam và lần đầu tiên nhân dân Việt Nam ở vị trí người chủ thực sự trong xã hội.
Hiện nay, khi nói đến quyền con người, chúng ta có thể nói đến quyền theo các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, dân sự, chính trị và theo các nhóm quyền dân tộc, quyền các nhóm người (như trẻ em, phụ nữ, người tàn tật) và quyền cá nhân. Đây cũng là những nội dung được đề cao trong Tuyên bố và Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Nhân quyền tổ chức tại Viên (thủ đô nước Áo), năm 1993. Xuất phát từ quan điểm đó, việc đối thoại, hợp tác quốc tế về quyền con người phải dựa trên các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) và luật pháp quốc tế, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, quyền tự quyết của các dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người. Trên tinh thần đó và kế thừa di sản Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương, chính sách nhất quán về quyền con người, luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước; khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội; thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thắng lợi.
Kể từ khi có bản Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) cho tới nay, Việt Nam đã có 4 lần sửa đổi Hiến pháp; trong đó, quyền con người ngày càng được quy định toàn diện, đầy đủ hơn. Bản Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ nội dung quyền, các biện pháp bảo đảm cho các quyền con người ở Việt Nam; trong đó, có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, bình đẳng; có quyền bình đẳng giữa các dân tộc và bình đẳng nam nữ, quyền bầu cử, ứng cử, khiếu nại, tố cáo, lập hội, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do kinh doanh, sở hữu hợp pháp của cá nhân, tự do đi lại ở trong nước và ra nước ngoài, lao động, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ...
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng nhiều bộ luật để đảm bảo toàn diện việc thực hiện các quyền con người. Đây là thành quả được các nước đánh giá cao tại phiên bảo vệ Báo cáo quốc gia theo cơ chế Kiểm điểm định kỳ phổ cập của Hội đồng Nhân quyền hàng năm. Cụ thể là chỉ riêng từ năm 1986 đến nay, Nhà nước Việt Nam đã ban hành, sửa đổi khoảng 13.000 văn bản luật và dưới luật, trong đó có các luật quan trọng, như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và ủy ban Nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Đặc xá, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo...
Điểm cần nhấn mạnh là trong quá trình xây dựng, các dự thảo văn bản luật và dưới luật đều được giới thiệu công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tham khảo ý kiến rộng rãi của nhân dân. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã gia nhập hầu hết các điều ước nhân quyền quốc tế chủ chốt, trong đó có “Công ước về Quyền dân sự, chính trị”“Công ước về Quyền Kinh tế, xã hội, văn hoá”; “Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc”, “Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ”. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước Châu Á đầu tiên tham gia “Công ước Quyền trẻ em”; phê chuẩn 17 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, và đã ký “Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật”, tham gia “Công ước Chống tra tấn”.
Những cam kết của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế đã được phản ánh trong các văn bản pháp luật trong nước. Quyền con người ở Việt Nam còn được bảo đảm bởi các cơ quan trong hệ thống hành pháp, tư pháp, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp. Đồng thời, nhân dân Việt Nam cũng có thể tham gia đóng góp ý kiến thông qua các cơ chế dân cử cấp địa phương, các quy trình khiếu nại, tố cáo, thanh tra, khiếu kiện..., theo tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Chính từ chính sách nhất quán, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về đảm bảo quyền con người và sự tham gia của toàn dân, cuộc sống và quyền của người dân đã được đảm bảo ngày càng đầy đủ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, dân sự. Đáng chú ý, người dân có điều kiện tham gia nhiều hơn vào việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội thông qua các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp do chính họ lập ra để đại diện cho lợi ích của mình. Hiện có nhiều đoàn thể lớn gồm hàng triệu thành viên, như: Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Ở phạm vi toàn quốc có 380 hội, hàng nghìn hội ở cấp địa phương với hàng chục nghìn chi nhánh cơ sở. Số tổ chức công đoàn ở cấp quốc gia là 18, cùng hoạt động với 6.020 tổ chức công đoàn địa phương.
Thông tin đại chúng ở Việt Nam phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, của nhân dân; là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân và trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt là số người tiếp cận Intemet chiếm gần 24% dân số, cao hơn mức trung bình ở châu Á là 18%. Có 95% số xã đặc biệt khó khăn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có trạm truyền thanh; nhiều xã có trạm truyền thanh, phát thanh bằng tiếng dân tộc. Ngoài hệ thống thông tin, báo chí trong nước, người dân Việt Nam còn được tiếp cận với báo chí, truyền hình của các hãng quốc tế.
Những thành tựu về đảm bảo quyền con người ở Việt Nam ngày càng khẳng định giá trị nhân văn, nhân đạo trong quan điểm, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này được Hội đồng Nhân quyền LHQ đánh giá cao, nhất là việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, được thể hiện trên các lĩnh vực: xoá đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống của phụ nữ, trẻ em, của đồng bào các dân tộc thiểu số, đảm bảo đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân, cũng như y tế, giáo dục, văn hoá, việc làm... Đồng thời quốc tế cũng ghi nhận và ủng hộ những nỗ lực, cam kết của Việt Nam nhằm tiếp tục đảm bảo tốt hơn nữa việc hưởng thụ các quyền của người dân.
Những thành tựu trong công cuộc bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa bản chất ưu việt, tiến bộ của chế độ XHCN với truyền thống nhân đạo, nhân văn của dân tộc Việt Nam, giữa quan điểm, chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam luôn đặt con người là trọng tâm trong sự phát triển đất nước, với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong việc thúc đẩy thực hiện quyền con người. Điều đó phản ánh giá trị không thể phủ nhận của việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hơn 72 năm qua, và dĩ nhiên mọi luận điệu quy chụp, áp đặt, vu cáo của các thế lực thù địch về vấn đề này hoàn toàn đi ngược lại với thực tiễn bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Do đó, mọi quan điểm sai lệnh về điều này, dù xuất phát từ động cơ chính trị thế nào cũng đều bị thực tiễn bảo đảm quyền con người ở Việt Nam phủ nhận./.



[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 3, tr.1.
[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 3, tr.1.

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

HẠ BỆ HÌNH TƯỢNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
CHIÊU TRÒ CỦA NHỮNG KẺ PHẢN BỘI LỊCH SỬ
Long Bùi
          Dẫu biết rằng xã hội hôm nay vẫn còn những thứ đáng lên án, nguyền rủa và những con người muốn phản biện không thiếu gì những chủ đề để họ tha hồ thi triển tài năng, vạch trần những thứ phản tiến bộ. Nhưng cũng thấy rằng, có một số thứ luôn luôn là những địa hạt bất khả xâm phạm, không ai có quyền động chạm với bất kỳ những lí do nào. Bởi nơi đó, không chỉ tồn tại niềm tự tôn, sự ngưỡng vọng, niềm tin bất diệt của triệu triệu người dân đất Việt mà còn liên quan đến những giá trị những người Việt Nam luôn cố gắng bảo vệ và theo đuổi. Cái tôi đang nói đó là việc xuyên tạc, dựng nên những câu chuyện để hạ bệ hình tượng, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
          Thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Trong mỗi người dân Việt hôm nay, dù phần lớn không được tiếp xúc, làm việc và một lần được gặp Người nhưng những gì mà Bác Hồ vĩ đại đem lại cho dân tộc đã nói lên những giá trị cao khiết, những điểm sáng trong nhân cách vẹn toàn của một bậc vĩ nhân suốt cuộc đời phấn đấu vì độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, đem lại no ấm và hạnh phúc cho mỗi người dân đất Việt. Chính Người đã làm đổi đời những con người từng chịu quá nhiều khổ ải, thương đau trong suốt những năm tháng nô lệ dưới ách thống trị của những kẻ thực dân, đế quốc và tạo dựng cho những thế hệ sau hiện thực hóa khát vọng làm chủ cuộc đời. Song không phải người dân Việt nào cũng có cho mình những suy nghĩ đúng đắn và những cách hành xử hợp đạo đời, bởi một số người xuất thân là những tên lính đánh thuê, chịu ơn nặng nghĩa dày với chế độ cũ (thực dân Pháp và đế quốc Mỹ) nên khi có những biến cố lớn lao với sự sụp đổ của chế độ cũ thì họ ôm hận và không ngần ngại phỉ báng tất cả những gì mà không phù hợp với lợi ích cá nhân của họ. Dường như trong tâm thức của những con người như vậy không có gì có thể khiến chúng đổi thay và sức mạnh đồng tiền cùng những giá trị vật chất chúng được thụ hưởng trong quá khứ đã thu hẹp, che khuất tầm nhìn vốn dĩ đã quá hạn hữu của họ. Chúng xem Chủ tịch Hồ Chí Minh là đối tượng chính, quan trọng trong chiến dịch đả phá, hạ bệ những giá trị Việt Nam, thuộc về dân tộc Việt Nam với mong muốn, nếu thành công trên phương diện này thì không có gì mà chúng không thể thực hiện và việc hướng lái dân tộc Việt Nam đi theo quỹ đạo chúng đặt ra chỉ còn là vấn đề thời gian.
          Đáng tiếc hơn, trong thành phần những con người nói trên còn có một bộ phận sinh ra sau chiến tranh, được học tập dưới những ngôi trường là kết quả của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại trong quá khứ và được chính đất nước này tạo điều kiện được học tập tử tế, có công ăn việc làm ổn định. Nhưng chỉ vì những lợi ích nhất thời, những ảo tượng do những kẻ cơ hội vẽ nên mà họ sẵn sàng làm những điều phi đạo đức, đạp lên những giá trị đã được định hình trong dòng chảy của dân tộc Việt. Chúng sẵn sàng viết những bài báo, dựng lên những câu chuyện mà có mơ những người dân Việt yêu nước chân chính cũng không thể nghĩ ra. Chúng đã đem những kiến thức, những nền tảng họ được tạo điều kiện cho ăn học chỉ để ngồi nghĩ ra những câu chuyện mang ý nghĩa bôi đen hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, khai thác những câu chuyện đời tư với những cách hiểu và lí giải khó mà chấp nhận để đánh lừa và gây tâm lý hoang mang cho một bộ phận nhân dân.
          Trong bài viết "Thực hư việc thờ cúng Hồ Chí Minh" của một tác giả có tên là Lý Trung Nam, tôi thực sự không hiểu tác giả này đã nghĩ gì khi viết nên những câu văn và con chữ này. Trong bài viết này thay vì thể hiện những tình cảm và tâm tư của hậu thế về vai trò, tầm ảnh hưởng của Hồ Chí Minh trong những chuyển biến có tính cách mạng và làm cho người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ thấy được sự vĩ đại cũng như sự cần thiết đẩy việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người thì Lý Trung Nam lại đi khai thác một khía cạnh rất khó chấp nhận. Bởi lẽ, từ lâu trong quan niệm của người dân Việt, tâm linh không đơn thuần là những niềm tin không thể lí giải, những niềm tin đã được hòa quyện với những giá trị thuộc về huyễn hoặc mà nó còn là cách thức để những người dân đất Việt thế hệ sau không quên quá khứ, không quên sự đóng góp của những thế hệ khai hoang, lập đất, đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc. Đó cũng là cách nhắc cho hậu thế thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Việc xây dựng những tượng đài, những công trình có liên quan đến Đảng Cộng sản Việt Nam, đến Bác Hồ kính yêu và hầu như tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào cũng có nơi tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh không như việc thực hiện những nghi thức tâm linh thường thấy, mà phản ánh nhu cầu được viếng thăm, tri ân và biết ơn công lao đóng góp trời biển của Người. Những ai đã một lần đến với Quảng trường Ba Đình, một lần được vào Lăng viếng Người chắc sẽ hiểu được vì sao mỗi tỉnh lại cần có một cái quảng trường, một khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh? Sự ra đời của những công trình trên không chỉ tạo điều kiện cho những tấm lòng thành tâm được hướng đến Người mà còn là những địa chỉ đỏ để giáo dục cho thế hệ hôm nay hiểu được những gì đã diễn ra trong quá khứ và thôi thúc họ cần phải làm gì cho hôm nay.
          Cũng xin nói thêm rằng, dù trong quá khứ chính chiến tranh đã vô tình phá hủy và làm hư hại không ít những di tích văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng gắn với từng giai đoạn trong lịch sử dân tộc Việt Nam 4000 năm. Nhưng việc xây dựng, tôn tạo những di tích lịch sử hôm nay trong đó có việc xây dựng tượng đài, khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và những công trình gắn với giai đoạn kháng chiến Chống Pháp, Mỹ không nhằm bù đắp những gì đã hư hại cũng như làm "tân thời" những giá trị xưa cũ, mà đó chính là những người dân đất Việt hôm nay thể hiện sự tri ân, trân trọng những gì đã qua, coi trọng và mong muốn phát huy trong thời đại hôm nay. Song nói như vậy không có nghĩa hiện nay những câu chuyện liên quan vấn đề đang nói đều hoàn toàn tốt. Chuyện những người đã đưa tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào cả các đền, chùa… thông qua các nhà ngoại cảm (tự phong) để tuyên truyền việc Bác Hồ lên đồng và tuyên truyền đạo Hồ Chí Minh đã làm cho hình tượng của Người vô tình gắn với những câu chuyện mê tín, dị đoan, với mưu đồ kinh doanh trên danh tiếng của Người.
          Qua đây, tôi muốn nói rằng, hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được định hình trong lịch sử và trong lòng người dân đất Việt, là biểu tượng hùng hồn cho những trang sử hào hùng của dân tộc. Chính vì vậy, mỗi hành động của thế hệ hôm nay dù đứng trên phương diện phát ngôn hay làm một điều gì đó liên quan, xin hãy nán lại một giây phút để suy nghĩ, để hiểu hơn về những đóng góp, hi sinh của Người cho dân tộc. Hạ bệ, bôi đên hình tượng Người chỉ làm cho họ xấu hơn trong con mắt của những bạn bè quốc tế, trở thành những con người bất nhân, bất nghĩa, vô ơn với lịch sử./.                         



Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

QUYỀN CON NGƯỜI KHÔNG THỂ TÁCH RỜI
CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN TỘC

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, quyền con người đang là vấn đề được các nước hết sức quan tâm. Lợi dụng vấn đề này, các lực lượng thù địch đẩy mạnh chống phá cách mạng Việt Nam. Thủ đoạn chính của họ vẫn là lợi dụng vấn đề dân chủ và quyền con người, thông qua cái gọi là các Báo cáo thường niên (hay “Phúc trình thường niên”) để xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ Nhà nước Việt Nam. Theo dõi sát tình hình Việt Nam, việc Nhà nước Việt Nam bắt giữ các đối tượng về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (theo Điều 88 Bộ luật Hình sự), chống người thi hành công vụ, gây mất trật tự trị an. Lực lượng tham gia chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay có sự thay đổi theo hướng mở rộng về số lượng, thành phần, đối tượng. Đó là gồm các tổ chức phi chính phủ (“NGOS”) ở nước ngoài được các quốc gia “hà hơi tiếp sức”, hỗ trợ về chính trị, cung cấp tài chính,… như: tổ chức Nhà tự do (FH), Ân xá quốc tế (AI), Phóng viên không biên giới (RSF), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW),... ngoài ra, còn có một số nghị sĩ chống cộng ở Nghị viện châu Âu, Ca-na-đa, Cộng hòa liên bang Đức, Ô-xtrây-li-a, các tổ chức, phần tử phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài và cả những kẻ cơ hội nhiều mầu sắc - chủ nhân nhiều trang mạng phi pháp chống cộng, v.v..
Vậy, những việc làm và lập luận trên của họ có phù hợp với nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người không? Mục đích chính trị của những lập luận đó là gì? Về mặt lịch sử, dựa trên những văn kiện quan trọng sau: “Bộ luật về quyền” (1689) của Anh; “Tuyên ngôn độc lập (1776) và Bộ luật về các quyền (1789) của Mỹ”, “Tuyên ngôn về “nhân quyền” (các quyền con người) và “dân quyền” (của công dân 1789) của Pháp; Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945; Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, năm 1948 và các công ước quốc tế về quyền con người được Liên hợp quốc thông qua. Trong đó, có 2 công ước cơ bản, là: “Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị” và “Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa”, năm 1966. Hai công ước trên cùng với Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được cộng đồng quốc tế xem là “Bộ luật nhân quyền quốc tế”. Điều này có nghĩa, không một ai được xem pháp luật của một quốc gia nào đó làm chuẩn mực để đánh giá, phê phán pháp luật nước khác là “không phù hợp với chuẩn mực nhân quyền quốc tế”, là “vi phạm nhân quyền”(!)
Như vậy, không có chuyện quyền con người tách rời quyền quốc gia dân tộc; quyền của cá nhân (lợi ích) không gắn với trách nhiệm xã hội. Nói cách khác, quyền con người ở đâu, quốc gia nào, chế độ xã hội nào cũng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật quốc gia đó, không được xâm hại đến quyền của xã hội, quyền và lợi ích của người khác.
Mục đích chính trị của những lập luận “quyền con người tách rời chủ quyền quốc gia dân tộc”, “quyền con người không biên giới” là gì? Lập luận mà các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội, thoái hóa về tư tưởng, chính trị đang rao giảng, tuyên truyền nhằm: Ở trong nước, chúng tạo chỗ dựa tinh thần - lý luận, pháp lý,… để cổ vũ cho các cá nhân, tổ chức (kể cả tổ chức ảo trên mạng) tiếp tục những hành động trái pháp luật, phá hoại an ninh quốc gia, gây rối trật tự công cộng, nếu có điều kiện sẽ gây bạo loạn lật đổ chế độ; đồng thời, vu cáo sự lãnh đạo của Đảng ta là “chế độ độc tài, đảng trị”, “phi nhân quyền”. Ở nước ngoài, chúng lợi dụng lập luận nói trên để cổ vũ cộng đồng người Việt, nhất là những kẻ phản bội Tổ quốc, hận thù với cách mạng, phá hoại chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước ta. Qua đó, họ “kêu gọi” Việt Nam thả hết các “tù nhân lương tâm”, “lên án” cơ quan chức năng bắt người vô lối, sai quy định. Với lập luận đó, họ khuyến khích những hành động bất hợp pháp, tạo cớ cho các tổ chức nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam theo kiểu “kẻ tung, người hứng” giữa những lực lượng cực đoan, tổ chức phản động ở nước ngoài với những kẻ tự gọi là “người bất đồng chính kiến” trong nước. Qua đó từng bước làm suy yếu về tư tưởng, chính trị, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, cô lập Việt Nam đến gây mất ổn định chính trị, xã hội, cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1982, Việt Nam đã gia nhập hai công ước quốc tế cơ bản:“Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị”; “Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa”. Đến nay, Việt Nam đã tham gia đầy đủ các công ước quốc tế về quyền con người. Như vậy, với Đảng Cộng sản Việt Nam, quyền con người gắn liền với chế độ xã hội; độc lập dân tộc là tiền đề của quyền con người. Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: đặt lợi ích Quốc gia, Dân tộc ở vị trí “tối cao” trong các mục tiêu của Đảng. Quan điểm này là cơ sở để Việt Nam quan hệ với các quốc gia và tổ chức quốc tế, kể cả Liên hợp quốc. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với trên 180 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 05/05 nước Thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Trong quan hệ, hai bên đều khẳng định nguyên tắc: tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, thể chế chính trị của nhau; tôn trọng chính sách, pháp luật của nhau, trong đó có quyền con người.
Có thể khẳng định: Đảng và Nhà nước Cộng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng với chế độ dân chủ, quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người là trách nhiệm, đồng thời là chủ quyền của Nhà nước Cộng hòa  xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không thể có “Quyền con người tách rời chủ quyền quốc gia dân tộc”, “Quyền con người không có biên giới”, tồn tại bên ngoài chế độ xã hội, nhà nước hiện hữu như các thế lực thù địch, những kẻ có hận thù với cách mạng, những kẻ phản bội, cơ hội,… trong và ngoài nước đang tuyên truyền.   

                                                                                   Vũ Đảng

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ QUÂN ĐỘI
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
                                                                
Cùng với sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch tiếp tục diễn biến phức tạp, các đối tượng lợi dụng các hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước hay các chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà cụ thể là công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; tình hình biên giới, biển, đảo, đất liền và mối quan hệ Việt Nam với các nước... để tăng cường chống phá.
Một trong những nội dung chống phá là xuyên tạc bản chất, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Mục đích gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong các tầng lớp nhân dân và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Vì vậy, cảnh giác và chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, hành động thâm độc đó là rất cần thiết, quan trọng hiện nay.
Về nội dunghọ tuyên truyền, xuyên tạc chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Điển hình, là chức năng “đội quân lao động sản xuất”, họ dựng lên vấn đề “Quân đội làm kinh tế” và đưa ra những “luận cứ” phiến diện rằng: “Trên thế giới chẳng có quân đội nào làm kinh tế, chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân”, “Quân đội mà làm kinh tế sẽ dẫn đến 08 điều nguy hại”, “lợi ít, hại nhiều, phúc nhỏ, họa lớn”, v.v. Trong khi có thể họ không biết hay cố tình lờ đi sự thật là Quân đội nhân dân Việt Nam có ba chức năng cơ bản: “Đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất”. Quân đội nhân dân Việt Nam  không làm kinh tế, càng không làm kinh tế một cách thuần túy, mà là thực hiện tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đây là chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Việc đó hoàn toàn khác biệt về bản chất của luận điểm “Quân đội làm kinh tế” mà họ nêu ở trên. Từ xuyên tạc và ngụy biện một cách trơ trẽn về “Quân đội làm kinh tế” họ đi đến “phán xét” rằng, “đây là cách làm giàu của một bộ phận lợi ích nhóm trong quân đội, tiếp tay cho tham nhũng dưới cái bóng của quyền lực”; đồng thời, kích động, tuyên truyền, tạo dư luận xấu trong xã hội, gây mất niềm tin của nhân dân vào lực lượng vũ trang; kêu gọi mọi người lên tiếng “đấu tranh” phản đối chủ trương Quân đội làm kinh tế. Rồi “khuyên”: Quân đội “hãy rời bỏ việc làm kinh tế”. Không những thế, họ còn đẩy mạnh xuyên tạc tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng của Quân đội nhân dân Việt Nam; tăng cường tán phát thông tin bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” và lãnh đạo cấp cao của quân đội. 
Họ thực hiện mưu đồ đó bằng phương thức đa dạng, thủ đoạn thâm độc với “mưu ma, chước quỷ”, tạo sự lan truyền theo kiểu “vết dầu loang”, làm lung lạc nhận thức, tư tưởng của bộ đội và nhân dân. Về lực lượng, họ liên kết các phần tử cơ hội, tổ chức phản động trong và ngoài nước, lấy cớ “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” hợp sức tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Quân đội nhân dân Việt NamVề phương tiện, họ tăng cường lợi dụng tính năng của in-tơ-nét, lập các trang mạng mạo danh bằng nhiều thứ tiếng khác nhau có máy chủ đặt ở nước ngoài; liên kết chặt chẽ với các trang Tiếng Việt của: BBC, VOA, RFA,… để chống phá. Về hình thức, họ ngụy tạo nên những tài liệu, “Thư ngỏ”, “Đơn tố cáo”, “Tâm thư”,… lợi dụng các tài khoản fanpage của mạng xã hội facebook, lập thành các kênh thông tin xấu, độc; sử dụng Youtube, tổ chức các Group facebook, lợi dụng triệt để tính năng cộng đồng để xây dựng diễn đàn trao đổi, tán phát thông tin xuyên tạc, phản động, nhất là trước, trong và sau các sự kiện chính trị, vụ việc phức tạp diễn ra. Về thủ đoạn, họ mở chiến dịch với nhiều mũi, nhiều hướng, tung lên mạng xã hội, blog, Youtube, các cơ quan báo chí thiếu thiện chí những tin, bài, video clip,… có nội dung xấu độc, với tần xuất dày đặc. Đồng thời, tìm nguyên cớ tạo “điểm nóng” để kích động nhân dân đấu tranh “bất bạo động” đòi “dân sinh, dân chủ”, tiến tới tổ chức tụ tập đông người gây áp lực với các cấp chính quyền,… kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, tổ chức thiếu thiện chí, phản động,… ở nước ngoài can thiệp. Có thể khẳng định rằng, nội dung mà họ xuyên tạc hết sức sai trái, phản động; phương thức thực hiện rất tinh vi, không từ một thủ đoạn nào, nhằm gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự hoài nghi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam và lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng, v.v. Từ đó, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ, làm cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam xa rời chuẩn mực chính trị, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, tư tưởng, đạo đức, bản chất quân đội cách mạng; mơ hồ về chức năng, nhiệm vụ, nhầm lẫn về đối tác, đối tượng, giữa hợp tác và đấu tranh,… dẫn đến mất cảnh giác, mất phương hướng chính trị, làm tổn hại đến uy tín, vị thế và hình ảnh cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, phá vỡ mối quan hệ đoàn kết quân - dân.
Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, tư tưởng và tổ chức để có những biện pháp đấu tranh thực sự là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp hiện nay. Kết quả của cuộc đấu tranh này sẽ tác động sâu sắc đến quá trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với quân đội, niềm tin vào sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Do vậy để toàn dân và toàn quân nắm được các âm mưu thủ đoạn đó, cùng với các cấp ủy, tổ chức đảng, bản thân mỗi chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; quản lý chặt chẽ những “kênh” thông tin mà kẻ địch thường sử dụng để truyền bá quan điểm, luận điểm xuyên tạc, phản động như: Internet, đĩa hình, sách báo, các diễn đàn chính trị, văn hóa…; dự báo những tình huống phức tạp nảy sinh về tư tưởng chính trị để có biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả; khắc phục tình trạng đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” một cách hình thức, thụ động, mang tính “thời vụ”.


                                                                                  Nht Đoàn
NHẬN DIỆN SỰ THẬT
QUAN ĐIỂM “QUÂN ĐỘI CHỈ LÀ CỦA DÂN TỘC”                                                                            
Cách đây 73 năm, tháng 12 năm 1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc.
Lịch sử 73 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền với lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Một đội quân được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện, ở đó cán bộ, chiến sĩ đã nối tiếp nhau bao thế hệ cầm súng chiến đấu, cùng toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược hung bạo, giành lại độc lập thống nhất và bảo vệ vững chắc bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc. Quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự đùm bọc của nhân dân ngày càng lớn mạnh và trưởng thành đã làm cho các thế lực thù địch phải run sợ.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng các thế lực thù địch luôn tìm cách chia rẽ mối quan hệ máu thịt, gắn bó keo sơn giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam với lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, với Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng nhằm mục đích phi chính trị hóa quân đội. Để đạt được mục tiêu đó, chúng điên cuồng, ráo riết hoạt động trên các tất cả lĩnh vực, trong đó chú trọng tuyên truyền phá “hoại tư tưởng” nhằm làm mất lòng tin, giảm sức đề kháng”, làm suy yếu sức chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam sức mạnh đoàn kết quân -  dân trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quân đội chỉ là của dân tộc”, một luận điểm phi lý do chúng dựng lên để loại bỏ tính giai cấp của quân đội cách mạng, tách Quân đội nhân dân Việt Nam khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bằng những luận điểm mị dân, chúng luôn tìm cách để mọi người ngộ nhận quan điểm này có vẻ như được dựa trên “cơ sở” thực tiễn, Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội có một truyền thống anh hùng, gắn với vận mệnh của dân tộc, của đất nước, đã anh dũng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do của Tổ quốc; rằng Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội có quan hệ máu thịt với nhân dân, là quân đội của dân, do dân và vì dân, vì thế, việc đặt vấn đề “quân đội chỉ là của dân tộc”, “của đất nước”, “của nhân dân” “phù hợp”, chứ không cần thiết phải đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng phái nào, một lực lượng chính trị nào! Một số người thiếu hiểu biết về chính trị và lịch sử, nhẹ dạ, cả tin lầm tưởng rằng các quan điểm đó là hợp lý, khách quan và đúng với thực tiễn xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam! Với thủ đoạn tinh vi đó, các thế lực thù địch đã lợi dụng vào tình cảm, lòng tự hào của nhân dân Việt Nam về quân đội anh hùng, hòng khơi gợi, kích động, làm cho người dân nghĩ rằng “quân đội là chỉ của dân tộc”.
Với âm mưu “phi chính trị hóa quân đội”, chúng tung ra luận điểm: “Quân đội chỉ là của dân tộc”, thực chất chúng muốn lái chính trị của quân đội nhân dân Việt Nam sang chính trị của quân đội tư sản, nhưng lại sử dụng một giọng điệu tưởng như khoa học, khách quan, không chính trị, không giai cấp... Chúng âm mưu loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, tiến tới làm biến chất Quân đội nhân dân Việt Nam, trở thành quân đội mang bản chất giai cấp tư sản. Đó là âm mưu đích thực của các thế lực thù địch trong mục tiêu chống phá Quân đội nhân dân Việt Nam, được che đậy một cách tinh vi, dễ làm cho một bộ phận nhân dân thiếu hiểu biết rơi vào chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, khó nhận biết thực chất âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng. Chúng hy vọng rằng, thông qua chiến lược “Diễn biến hoà bình” để chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam Quân đội nhân dân Việt Nam, thực hiện thủ đoạn “phi chính trị hoá quân đội, tuyên truyền cho cái gọi là “quân đội chỉ là của dân tộc”, sẽ làm mất đi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, làm cho Quân đội nhân dân Việt Nam mất phương hướng như điều chúng đã từng làm ở Liên Xô và các nước Đông Âu: “không biết bảo vệ ai”, không biết “chống lại ai”.
Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy sự thật quan điểm “quân đội chỉ của dân tộc” mà một số kẻ rêu rao thực chất là một quan điểm thù địch, thể hiện âm mưu thâm độc, nguy hiểm của các thế lực, phần tử phá hoại, phản động. Chúng ta cần phải luôn cảnh giác, nhận diện, bác bỏ, đấu tranh phản bác với các quan điểm của địch. Đồng thời, quán triệt nhất quán nguyên tắc Quân đội nhân dân Việt Nam phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đấu tranh với các quan điểm thù địch là cả một quá trình lâu dài, liên tục, khó khăn, đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự yêu thương đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.

                                                                      Mạnh Trần
CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ QUÂN ĐỘI
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
                                                                
Cùng với sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch tiếp tục diễn biến phức tạp, các đối tượng lợi dụng các hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước hay các chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà cụ thể là công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; tình hình biên giới, biển, đảo, đất liền và mối quan hệ Việt Nam với các nước... để tăng cường chống phá.
Một trong những nội dung chống phá là xuyên tạc bản chất, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Mục đích gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong các tầng lớp nhân dân và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Vì vậy, cảnh giác và chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, hành động thâm độc đó là rất cần thiết, quan trọng hiện nay.
Về nội dunghọ tuyên truyền, xuyên tạc chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Điển hình, là chức năng “đội quân lao động sản xuất”, họ dựng lên vấn đề “Quân đội làm kinh tế” và đưa ra những “luận cứ” phiến diện rằng: “Trên thế giới chẳng có quân đội nào làm kinh tế, chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân”, “Quân đội mà làm kinh tế sẽ dẫn đến 08 điều nguy hại”, “lợi ít, hại nhiều, phúc nhỏ, họa lớn”, v.v. Trong khi có thể họ không biết hay cố tình lờ đi sự thật là Quân đội nhân dân Việt Nam có ba chức năng cơ bản: “Đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất”. Quân đội nhân dân Việt Nam  không làm kinh tế, càng không làm kinh tế một cách thuần túy, mà là thực hiện tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đây là chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Việc đó hoàn toàn khác biệt về bản chất của luận điểm “Quân đội làm kinh tế” mà họ nêu ở trên. Từ xuyên tạc và ngụy biện một cách trơ trẽn về “Quân đội làm kinh tế” họ đi đến “phán xét” rằng, “đây là cách làm giàu của một bộ phận lợi ích nhóm trong quân đội, tiếp tay cho tham nhũng dưới cái bóng của quyền lực”; đồng thời, kích động, tuyên truyền, tạo dư luận xấu trong xã hội, gây mất niềm tin của nhân dân vào lực lượng vũ trang; kêu gọi mọi người lên tiếng “đấu tranh” phản đối chủ trương Quân đội làm kinh tế. Rồi “khuyên”: Quân đội “hãy rời bỏ việc làm kinh tế”. Không những thế, họ còn đẩy mạnh xuyên tạc tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng của Quân đội nhân dân Việt Nam; tăng cường tán phát thông tin bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” và lãnh đạo cấp cao của quân đội. 
Họ thực hiện mưu đồ đó bằng phương thức đa dạng, thủ đoạn thâm độc với “mưu ma, chước quỷ”, tạo sự lan truyền theo kiểu “vết dầu loang”, làm lung lạc nhận thức, tư tưởng của bộ đội và nhân dân. Về lực lượng, họ liên kết các phần tử cơ hội, tổ chức phản động trong và ngoài nước, lấy cớ “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” hợp sức tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Quân đội nhân dân Việt NamVề phương tiện, họ tăng cường lợi dụng tính năng của in-tơ-nét, lập các trang mạng mạo danh bằng nhiều thứ tiếng khác nhau có máy chủ đặt ở nước ngoài; liên kết chặt chẽ với các trang Tiếng Việt của: BBC, VOA, RFA,… để chống phá. Về hình thức, họ ngụy tạo nên những tài liệu, “Thư ngỏ”, “Đơn tố cáo”, “Tâm thư”,… lợi dụng các tài khoản fanpage của mạng xã hội facebook, lập thành các kênh thông tin xấu, độc; sử dụng Youtube, tổ chức các Group facebook, lợi dụng triệt để tính năng cộng đồng để xây dựng diễn đàn trao đổi, tán phát thông tin xuyên tạc, phản động, nhất là trước, trong và sau các sự kiện chính trị, vụ việc phức tạp diễn ra. Về thủ đoạn, họ mở chiến dịch với nhiều mũi, nhiều hướng, tung lên mạng xã hội, blog, Youtube, các cơ quan báo chí thiếu thiện chí những tin, bài, video clip,… có nội dung xấu độc, với tần xuất dày đặc. Đồng thời, tìm nguyên cớ tạo “điểm nóng” để kích động nhân dân đấu tranh “bất bạo động” đòi “dân sinh, dân chủ”, tiến tới tổ chức tụ tập đông người gây áp lực với các cấp chính quyền,… kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, tổ chức thiếu thiện chí, phản động,… ở nước ngoài can thiệp. Có thể khẳng định rằng, nội dung mà họ xuyên tạc hết sức sai trái, phản động; phương thức thực hiện rất tinh vi, không từ một thủ đoạn nào, nhằm gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự hoài nghi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam và lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng, v.v. Từ đó, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ, làm cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam xa rời chuẩn mực chính trị, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, tư tưởng, đạo đức, bản chất quân đội cách mạng; mơ hồ về chức năng, nhiệm vụ, nhầm lẫn về đối tác, đối tượng, giữa hợp tác và đấu tranh,… dẫn đến mất cảnh giác, mất phương hướng chính trị, làm tổn hại đến uy tín, vị thế và hình ảnh cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, phá vỡ mối quan hệ đoàn kết quân - dân.
Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, tư tưởng và tổ chức để có những biện pháp đấu tranh thực sự là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp hiện nay. Kết quả của cuộc đấu tranh này sẽ tác động sâu sắc đến quá trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với quân đội, niềm tin vào sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Do vậy để toàn dân và toàn quân nắm được các âm mưu thủ đoạn đó, cùng với các cấp ủy, tổ chức đảng, bản thân mỗi chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; quản lý chặt chẽ những “kênh” thông tin mà kẻ địch thường sử dụng để truyền bá quan điểm, luận điểm xuyên tạc, phản động như: Internet, đĩa hình, sách báo, các diễn đàn chính trị, văn hóa…; dự báo những tình huống phức tạp nảy sinh về tư tưởng chính trị để có biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả; khắc phục tình trạng đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” một cách hình thức, thụ động, mang tính “thời vụ”.


                                                                                  Nht Đoàn

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

ĐẤU TRANH LÀM THẤT BẠI THỦ ĐOẠN THÚC ĐẨY “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG NỘI BỘ QUÂN ĐỘI

          Hiện nay, các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa quân đội”, nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Quân đội nhân dân Việt Nam. Một trong những âm mưu, thủ đoạn của chúng là thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ quân đội. Chúng ta nhận thấy rằng chiến lược “diễn biến hòa bình” và âm mưu thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là âm mưu, thủ đoạn và cũng là mục tiêu mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tiến hành đối với cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, tăng cường đấu tranh phản bác lại các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch; ngăn chặn đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, đây cũng là nhiệm vụ cấp bách trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Hội Nghị Trung ương 4 Khóa XII đặt ra. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ngăn chặn, đẩy lùi tình những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, qua điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch”[1].
          Chúng ta cần nhận thức rõ bản chất và nguyên nhân của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thực chất là một quá trình suy thoái từ bên trong nội bộ; một mặt, do tác động khách quan, như: mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và do âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch thức đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vào từng con người và từng tổ chức; mặt khác là từ nguyên nhân chủ quan do một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong hai nguyên nhân đó, nguyên nhân về chủ quan là chủ yếu.
Biểu hiện của quá trình thúc đẩy “tự diễn biến” có chủ đích của các thế lực thù địch và quá trình “tự chuyển hóa” diễn ra từng bước, làm cho cán bộ, chiến sĩ suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, xa rời bản chất giai cấp công nhân, giảm sút sức mạnh chiến đấu và làm phai mờ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, chệch hướng sang quỹ đạo chính trị của quân đội tư sản- quân đội phản cách mạng, tiến tới vô hiệu hóa lực lượng vũ trang, lực lượng chiến đấu tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

          Quá trình “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thường diễn ra theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” bởi sự tác động tiêu cực do hoạt động tuyên truyền của các thế lực thù địch và diễn biến phức tạp của tình hình trong nước, trên thế giới, đặc biệt là khi tình trạng mất dân chủ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, phân hóa đẳng cấp, giàu- nghèo,…trong nội bộ chưa được kiểm soát và ngăn chặn triệt để, hiệu quả. Đối tượng của nó là mọi tổ chức, cá nhân, nhất là những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền ở các đơn vị chiến lược, trọng yếu và quan trọng; những người bản lĩnh chính trị không vững vàng, những phần tử cơ hội, thiếu rèn luyện, kỷ luật kém, bất mãn.
Bên cạnh sử dụng những phương pháp thông thường (như phát tờ rơi, rải truyền đơn, tổ chức hội thảo, rỉ tai,…), các thế lực thù địch triệt để lợi dụng tiện ích của internet để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chúng tán phát tài liệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam; khoét sâu khó khăn, hạn chế, nhất là ở những vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, để thổi phồng thành “khuyết tật” quy thành “bản chất” của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng ra sức tuyên truyền: “thời bình chỉ có đối tác, không có kẻ thù, không có đối tượng”, “Quân đội chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, không phải là công cụ để bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ,…”; phủ nhận quan điểm, đường lối, nguyên tắc xây dựng Quân đội và cơ chế lãnh đạo của Đảng với Quân đội. Đặc biệt, nhân các sự kiện trọng đại của Đảng, đất nước, như: đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và những vụ việc “nóng” ở Biển Đông, Biên giớiChúng lại tăng cường chống phá, thậm chí mở chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc, kích động dưới mọi hình thức hòng làm cho cán bộ, chiến sĩ mơ hồ, mất cảnh giác, giảm sút lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân. Biểu hiện tác động của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một số ít cán bộ, chiến sĩ ở mức độ thấp là hoang mang, dao động, ở mức nghiêm trọng hơn là nói và làm không theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, điều lệ của Quân đội, quy định của đơn vị.
 Chúng ta biết, mục đích của việc thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là hòng vô hiệu hóa Quân đội, đưa ra quan điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam; phản bác, phủ định chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phủ nhận những thành tựu to lớn mà nhân dân đã giành được trong các thời kỳ cách mạng; gây bè phái, chia rẽ cấp trên, cấp dưới, đồng chí, đồng đội làm mất đoàn kết nội bộ; đồng thời chúng kích động tư tưởng bất mãn, bất bình, chống đối, ca ngợi những “anh hùng” đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”. Đây là thủ đoạn hết sức thâm độc, nguy hiểm của các thế lực thù địch.
 Vì thế, đấu tranh làm thất bại thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, là vấn đề quan trọng, cấp thiết đối với toàn quân, nhất là cấp ủy, chỉ huy các cấp. Để thực hiện có hiệu quả cần triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng những giải pháp cơ bản sau:
        Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, kiên định với hệ tư tưởng của Đảng, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, trách nhiệm, quyết tâm đấu tranh cho cán bộ, chiến sĩ.
Đây là giải pháp cơ bản nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ chiến sĩ trong đơn vị tuyệt đối tin tưởng vào đường lối quan điểm của Đảng, có mục tiêu lý tưởng đúng đắn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân và đơn vị. Góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng với yêu cầy của sự nghiệp đổi mới của đất nước, Bảo vệ Đảng, Nhà Nước, nhân dân và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa .
Chính vì vậy, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong quá trình giáo dục cần chú trọng giáo dục sâu về chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” Quân đội nhân dân Việt Nam của các thế lực thù địch. Cùng với đó, phải cung cấp thông tin chính thống, chính xác, kịp thời để định hướng tư tưởng, nhận thức cho bộ đội; đồng thời, làm cho bộ đội nắm, hiểu rõ bản chất phản động, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và vị trí, tầm quan trọng của cuộc đấu tranh, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Từ đó, nêu cao ý chí, quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, luôn nhạy bén trong nhận diện rõ đối tượng, đối tác, đúng, sai, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá các thế lực thù địch.
 Hai là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ về tư tưởng chính trị và mối quan hệ của bộ đội, trước hết là cán bộ, đảng viên. 
Cấp ủy, chỉ huy các cấp cần thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong đơn vị cũng như sâu sát trong quá trình nắm bắt tình hình mọi mặt của đơn vị. Để công tác này có hiệu quả, các cấp cần thực hiện tốt phương châm “tích cực, chủ động phòng ngừa, lấy bảo vệ mình là chính, quản lý phải tiến hành thường xuyên, liên tục”, thực hiện tốt nội dung, quy trình, các bước của công tác quản lý tư tưởng, quản lý kỷ luật; nắm chắc tình hình, diễn biến tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của quân nhân; phân tích, đánh giá, kịp thời giải quyết hiệu quả những vấn đề nảy sinh, giữ vững ổn định về tư tưởng, sự thống nhất, đồng thuận cao trong đơn vị.
Đồng thời, duy trì có nền nếp chế độ báo cáo, giao ban, phản ánh ở từng cấp; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý tư tưởng với quản lý bộ đội, “xây” đi đôi “chống”, lấy “xây” là chính. Chú trọng việc duy trì nghiêm chế độ học tập, sinh hoạt, công tác, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm kỷ luật, quy định rõ trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy; thực hiện có hiệu quả Quy chế Dân chủ ở cơ sở, Ngày chính trị và văn hóa tinh thần, sinh hoạt tư tưởng, tăng cường trao đổi, tọa đàm, đối thoại để nắm chắc tình hình mọi mặt và trực tiếp giải quyết những vướng mắc, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của bộ đội. Cùng với đó, các cấp cần tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, phòng gian, bảo mật, kiên quyết không để lộ, lọt thông tin ra bên ngoài và chủ động ngăn chặn có hiệu quả những tác động tiêu cực từ bên ngoài vào đơn vị.
             Ba là, xây dựng, phát huy vai trò của lực lượng chuyên trách trong đấu tranh với âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch và trong phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
 Đây là lực lượng trực tiếp đấu tranh, làm thất bại thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch. Vì vậy, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần quán triệt các quy định, hướng dẫn của trên, chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn đơn vị để xây dựng lực lượng chuyên trách theo hướng “tinh, gọn, mạnh”. Nòng cốt của lực lượng này là những cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức toàn diện, chuyên sâu, có năng lực khai thác tư liệu, tài liệu, tổ chức đấu tranh, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Lực lượng này phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chỉ huy và đồng thời các thành viên thuộc lực lượng này phải hoạt động theo quy chế, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; tình hình trong nước; ngoài nước; nhiệm vụ Quân đội; đơn vị; âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của thế lực thù địch,… tích cực tham mưu với trên và có biện pháp trực tiếp, trực diện đấu tranh có hiệu quả.
 Đây là một số giải pháp để góp phần đấu tranh với chiến lược “Diễn biến hòa bình” và đấu tranh làm thất bại thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch. Góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại là lực lượng tuyệt đối trung thành của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
An Nhiên




[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG,H, 2016, tr. 201

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

ĐẤU TRANH, PHÒNG NGỪA VỚI CÁC BIỂU HIỆN
ĐÒI THỰC HIỆN ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ, ĐA ĐẢNG ĐỐI LẬP
Khánh Anh
Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ ra những biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong đó có biểu hiện “đòi thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”.
Việc chỉ rõ thực chất, tác hại, sự cần thiết phải đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng” và khẳng định vai trò, sứ mệnh lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những vấn đề cấp thiết nhằm góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đồng thời, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến’, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay.
Thực tiễn cho thấy, trong quá trình thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch rất quan tâm đến việc chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thế lực thù địch thường xuyên tuyên truyền, kích động, kêu gọi tán dương, cổ xúy cho quan điểm “đa nguyên, đa đảng”, “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”.
Mục tiêu của những luận điệu hô hào, cổ xúy đòi "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập" không gì khác là hạ thấp và đi tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam, bằng những lời lẽ hết sức mị dân. Họ cho rằng chỉ có “thực hiện chế độ “đa nguyên, đa đảng” thì “xã hội Việt Nam mới nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo”; chỉ có "đa nguyên, đa đảng" thì xã hội mới có dân chủ thực sự... Thực chất của luận điểm trên là muốn gây ra những khó khăn trong quá trình phát triển của xã hội Việt Nam, nhất là làm cho chính trị - xã hội không ổn định, kinh tế suy giảm, văn hóa xuống cấp, các mâu thuẫn và xung đột xã hội nảy sinh và ngày càng gia tăng, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với những người nhận thức có phần còn hạn chế, từ đó có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, có thể dẫn tới sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam; gây nên sự phân tâm trong xã hội; làm suy giảm và có thể đi đến mất dần niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực hiện chế độ nhất nguyên chính trị, một Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo xã hội Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn của chính nhân dân Việt Nam trong quá trình đấu tranh cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một hiện tượng hoàn toàn hợp quy luật, phản ánh những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã chín muồi trong quá trình vận động của cách mạng Việt Nam.
Thực tiễn cho thấy, ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân tin tưởng giao phó trọng trách trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Điều đó không phải là do mong muốn chủ quan của Đảng, mà chính là sự giao phó của lịch sử, của cách mạng Việt Nam thông qua quá trình sàng lọc, lựa chọn một cách đúng đắn. Bằng sự thể nghiệm xương máu trong cuộc đấu tranh cách mạng với bao khó khăn, gian khổ, hy sinh của nhiều thế hệ người Việt Nam, mà nhân dân ta đã chọn và thừa nhận: Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mới đảm bảo cho xã hội Việt Nam phát triển tiến bộ.
Lịch sử cách mạng Việt Nam trong gần 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy: Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn xứng đáng với sự lựa chọn, giao phó của lịch sử, sự tin cậy của nhân dân. Đảng đã lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Đảng đã đưa dân tộc ta từ một dân tộc không có độc lập đến một dân tộc độc lập có tên trên bản đồ thế giới; đưa nhân dân ta từ kiếp nô lệ đến dân chủ, tự do, hạnh phúc. Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành, phát triển. Chính trị-xã hội của đất nước ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; văn hóa-xã hội có bước phát triển. Bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định đảm bảo cho xã hội Việt Nam được từng bước phát triển bền vững vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vấn đề đặt ra đối với chúng ta hiện nay không phải là lựa chọn một đảng hay đa đảng mà là phải thực hiện tốt hơn nữa vai trò, sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm cho xã hội ngày càng phát triển bền vững theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, cần quan tâm làm tốt một số vấn đề sau đây:
Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, nhất là năng lực đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo trên cơ sở trung thành và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các nước phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên xứng đáng là người lãnh đạo, là “đầy tớ” trung thành của nhân dân. Tích cực đấu tranh ngăn ngừa, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tiếp tục thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hai là, Đảng phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động và phát triển, nhất là tăng cường cải cách hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên”, nhất là phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp, tác phong công tác, xứng đáng là “công bộc” của dân.
Ba là, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành từ Trung ương đến các địa phương cần kịp thời ban hành và thực hiện tốt những chủ trương, chính sách “hợp lòng dân” nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa, những căn cứ cách mạng trước đây và những gia đình, những người có nhiều công lao đóng góp cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với những chế độ, chính sách phù hợp.
Bốn là, chăm lo xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh và bền vững, đi đôi với bảo đảm cho nền kinh tế phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, nhất là thu hẹp dần khoảng cách phân hóa giàu nghèo.
Năm là, quan tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nhất là những vấn đề bức xúc, nổi cộm, những nguyện vọng chính đáng của nhân dân, xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam, cả người Việt Nam ở trong nước và những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc; tạo nên sự đồng thuận xã hội rộng lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân được thụ hưởng mọi thành quả lao động mà chính mình đã sáng tạo ra.

Sáu là, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, nhất là trong bộ máy Đảng và Nhà nước, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; làm trong sạch bộ máy, trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm khắc, dứt điểm các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng gây hậu quả lớn nhằm củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...